Nâng mũi ăn thịt heo được không

Sau phẫu thuật nâng mũi để giúp mũi nhanh lành và sớm ổn định dáng, ngoài việc tuân thủ chăm sóc theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ thì chị em cũng cần lưu ý về chế độ ăn uống. Dưới đây là những thực phẩm nên kiêng sau nâng mũi và cách chăm sóc mũi hiệu quả bạn nên tham khảo.

Để có dáng mũi đẹp như thế này chị em nên kiêng ăn một số thực phẩm sau nâng mũi

Sau làm mũi nên kiêng ăn gì trong bao lâu?

Theo các chuyên gia, nâng mũi là kỹ thuật không quá phức tạp, tuy nhiên cũng can thiệp đến cấu trúc mũi và có những tổn thương nhất định. Do đó, sau phẫu thuật việc chăm sóc, chọn thực đơn ăn uống là điều quan trọng nhằm giúp mũi hết sưng đau, nhanh chóng bình phục.

Theo đó, để sẽ an toàn thời gian đầu khoảng 2 -3 tuần sau nâng mũi chị em nên kiêng ăn các thực phẩm như sau:

Thịt gà, rau muống là những thực phẩm cần kiêng ăn lâu nhất sau phẫu thuật nâng mũi. Bạn nên kiêng 2 món ăn này ít nhất 2-3 tuần, thậm 1 tháng hoặc đến khi mũi đã hết sưng và ổn định hẳn.

Một số nghiên cứu cho thấy, nếu ăn nhiều rau muống sẽ khiến kích thích tăng sinh collagen quá mức, gây lên sẹo lồi. Còn thịt gà là loại chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe nhưng lại không tốt cho các vết thương hở vì gây ngứa ngáy, khó chịu thậm chí gây mưng mủ vùng mũi.

Thịt gà, rau muống là thực phẩm cần kiêng ăn lâu nhất

Thịt bò không tốt cho mũi sau phẫu thuật, bởi nếu ăn thịt bò sẽ khiến vết thương lâu lành hơn và trở lên sậm màu. Một số trường hợp ăn thịt bò còn khiến màu da bị loang lổ, phần da non không đồng màu với các vùng da khác.

Đồ nếp như: Bánh chưng, xôi, chè… là những món ăn có tính nóng, nếu ăn sau phẫu thuật mũi sẽ khiến vết thương bị mưng mủ, ngứa ngáy, đau nhức và cản trở quá trình ăn da non khiến mũi lâu lành hơn.

Trứng vịt lộn là món ăn quen thuộc của Việt Nam, với hàm lượng dinh dưỡng cao. Loại trứng này có chứa các thành phần như Kcal, Protein, lipit,… rất tốt để bồi bổ cho cơ thể khỏe mạnh.

Tuy nhiên trên thực tế trứng vịt lộn có nhiều chất tanh, giống như trứng thường, do đó, sau phẫu thuật nâng mũi bạn cũng không nên ăn vì chúng có thể để lại những đốm trắng loang trên da. Tuy chưa có bằng chứng chứng minh cụ thể, tuy nhiên để sẽ an toàn chị em nên kiêng ăn trứng vịt lộn ít nhất 2 tuần, hoặc đến khi vết thương vùng mũi lành hẳn.

Hải sản cũng nên kiêng ăn 2 – 3 tuần sau nâng mũi

Hải sản biển như mực, tôm, cá, cua, ghẹ… là những thực phẩm chứa nhiều đạm. Tuy nhiên, đối với các vết thương hở chưa lành sau nâng mũi thì bạn nên kiêng ăn hải sản, bởi chúng có thể gây dị ứng, sưng ngứa.

Đặc biệt, ăn hải sản còn khiến vùng mũi bị tổn thương lâu lành và cản trở quá trình ăn da non. Do đó, chị em chịu khó nên kiêng ăn hải sản sau phẫu thuật mũi ít nhất 2-3 tuần hoặc cho đến khi mũi lành hẳn.

Thịt vịt cũng giống như thịt gà đều không nên ăn sau nâng mũi. Bởi loại thịt này chứa rất nhiều protein, có tính nóng làm ảnh hưởng đến vết thương, không chỉ gây ngứa mà còn dễ khiến vết mổ bị mưng mủ, sưng tấy.

Nếu ăn quá nhiều thịt vịt trong thời điểm đầu sau phẫu thuật mũi còn khiến làm chậm quá trình hồi phục vết thương, nguy cơ để lại sẹo rất cao. Mặc dù thịt vịt có hàm lượng protein cao cần thiết cho cơ thể, nhưng chúng lại không tốt khi cơ thể có vết thương nên chị em cần kiêng ăn thực phẩm này ít nhất 1 – 2 tuần sau nâng mũi nhé!

Top những thực phẩm nên kiêng ăn sau phẫu thuật mũi

Thịt ếch chứa 1 hàm lượng dinh dưỡng lớn như Protein, chất béo, photpho, đường, kali, vitamin A, B, D, E, canxi… tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên ếch sinh sống ở ao, hồ, đồng ruộng nên tỉ lệ sán, ấu trùng, kí sinh cũng khá cao. Do đó, những người bình thường chỉ nên ăn ếch ở một mức độ cho phép, không nên ăn quá nhiều.

Còn với những người thự hiện phẫu thuật, trong đó có nâng mũi hay bất cứ dịch vụ nào can thiệp mổ thì sau phẫu thuật nên kiêng ăn ếch ít nhất 1 tháng đầu. Bởi nếu ấu trùng ếch đi vào dạ dày, thông qua các vách ngăn và di chuyển khắp cơ thể thì có thể gây viêm nhiễm cho vùng mũi, thậm chí gây dịch viêm và nặng hơn có thể gây hoại tử mũi.

Thịt dê chứa khá nhiều dinh dưỡng tốt cho sức khỏe, hơn nữa nếu biết chế biến thực phẩm này còn trở thành đặc sản với mùi thơm rất cuốn hút.

Nên hạn chế ăn thịt dê sau nâng mũi vì loại thịt này có tính nóng dễ gây mưng mủ

Tuy nhiên thịt dê lại có tính nóng, ngọt nếu sau phẫu thuật mũi chưa lành ăn nhiều thịt dê sẽ khiến vết thương bị sưng đau, viêm nhiễm, thậm chí mưng mủ và dễ hình thành sẹo xấu.

Do đó, sau nâng mũi bạn nên kiêng ăn thịt dê ít nhất 1 tháng, hoặc đến khi vết thương vùng mỗi đã lành hẳn và mũi đã vào phom dáng.

Trên thực tế các loại trái cây khá tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên sau nâng mũi khi vết thương chưa lành hẳn có một số loại quả, rau củ chị em cần kiêng ăn.

Nước dừa, rau má: Đều là những loại nước có tính mát, nhưng do đặc thù khi gặp phải các vết thương hở tại vùng mũi chúng lại có thể gây xuất huyết tại vùng này. Do đó, bạn nên kiêng uống nước dừa, rau má ít nhất 1 tháng cho đến khi mũi lành hẳn.

Các loại quả cứng nên ép thành nước uống

Táo, ổi, lê: Là những trái cây chứa nhiều vitamin, tuy nhiên chúng lại rất cứng khi nhai sẽ ảnh hưởng đến vận động vùng hàm, mặt dẫn tới gây tổn thương cho mũi sau nâng. Theo đó bạn có thể ép các loại trái cây này thành nước uống thay vì ăn sẽ tốt hơn.

Măng cụt, xoài: Trái cây ngon lạ miệng, chứa nhiều dinh dưỡng như: chất đạm, canxi, sắt, photpho,… Tuy nhiên sau phẫu thuật nâng mũi bạn nên hạn chế ăn măng cụt, xoài vì chúng có tính nóng không tốt cho vết thương, hơn nữa còn dễ gây mưng mủ.

So với nhiều trái cây khác, sầu riêng có mùi rất khó ngửi nhưng khi ăn lại rất ngon. Thực tế hàm lượng dinh dưỡng của trái sầu riêng rất tốt cho sức khỏe, chưa kể chúng chứa nhiều vitamin C giúp đẹp da, ngăn ngừa lão hóa.

Bên cạnh đó, sầu riêng còn chứa B9 giúp sản sinh hồng cầu tự nhiên giúp trị bệnh thiếu máu, chóng mặt loại quả này khá lành tính. Chính vì vậy, sau phẫu thuật nâng mũi bạn có thể ăn sầu giêng mà không sợ có những tác động xấu ảnh hưởng đến quá trình hồi phục của mũi.

Tuy nhiên, theo các nhận định từ chuyên gia thẩm mỹ, sầu riêng cũng là loại quả có tính nóng, nên chị em chú ý nên ăn 1 lượng vừa phải, không nên ăn quá nhiều khi mũi chưa bình phục hẳn. Bởi nhiều người cơ địa không tốt còn gây kích ứng da, mưng mủ, viêm nhiễm.

Có thể ăn sầu riêng sau nâng mũi nhưng chị em nên ăn với một lượng nhỏ nhé

Nếu như các loại quả trên cần kiêng ăn hoặc hạn chế ăn thì khoai lang lại là củ cần bổ sung nhiều trong thực đơn của người sau phẫu thuật nâng mũi.

Bởi khoai lang giúp vết thương sớm lành sau phẫu thuật. Củ khoai lang chứa nhiều Protein không chỉ giúp chống ung thư ruột, trực tràng mà còn chứa 1 lượng lớn vitamin C giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể.

Sau nâng mũi bạn ăn khoai lang 1 lượng vừa đủ còn giúp kích thích quá trình tiêu hóa diễn ra thuận lợi, cơ thể khỏe mạnh và nhanh chóng hồi phục vết thương. Không nên ăn quá 2 – 3 củ khoai lang/ngày, không ăn lúc đói bởi có thể chúng sẽ gây tăng tiết dịch vị, gây nóng ruột, ơ chua.

Những thực phẩm nên ăn sau nâng mũi cho mau lành?

Nhóm thực phẩm tốt cho sức khỏe lành tính sau phẫu thuật

Ngoài những thực phẩm cần kiêng ăn thời gian đầu, sau nâng mũi bạn cũng cần bổ sung nhiều thực phẩm tốt cho sức khỏe giúp vết thương nhanh lành. Cụ thể như sau:

  • Nhóm thực phẩm giàu vitamin A, C như: bưởi, dứa, cam, kiwi, việt quất… các nhóm rau xanh:s súp lơ, bó xôi, cà chua, cà rốt, …
  • Nhóm thực phẩm hạt ngu cốc: đậu đỗ, yến mạch… giúp bổ sung năng lượng, tăng sức đề kháng giúp mũi sau phẫu thuật nhanh lành.
  • Thịt lợn: Nên ăn nhiều thịt lợn bởi loại thực phẩm này khá lành tính và chứa nhiều chất đạm tốt cho sức khỏe.
  • Uống nhiều nước: Mỗi ngày bạn nên uống đủ nước, không nên để cổ họng bị khô do khát nước và tránh tình trạng để cơ thể bị mất nước sau phẫu thuật mũi. Chị e có thể uống nước lọc hoặc nước trái cây ép.

Chăm sóc sau phẫu thuật năng mũi

Khách hàng sẽ được bác sĩ tại Thu Cúc hướng dẫn cách chăm sóc mũi cụ thể

Nâng mũi xong nên làm gì? Chính là thắc mắc được chị em quan tâm. Tuy nhiên bạn cũng đừng quá lo lắng bởi sau khi nâng mũi xong bác sĩ sẽ hướng dẫn cụ thể cách chăm sóc mũi tại nhà để mũi sớm bình phục và lên dáng tự nhiên.

Riêng với vùng phẫu thuật mũi, chị em nên vệ sinh bằng nước muối sinh lý hàng ngày, mỗi ngày 2 lần. Bởi sau bản chất của nâng mũi là can thiệp vào phần mô mềm và sụn nên có thể sau phẫu thuật sẽ bị chảy dịch. Lúc này bạn nên dùng bông mềm lau khô rồi rửa lại với nước muối sinh lý.

Sau khi làm sạch vùng mũi bạn có thể bôi thuốc mỡ kháng sinh theo chỉ dẫn của bác sĩ để tránh viêm nhiễm, sưng đau. Đặc biệt trường hợp nâng mũi bằng sụn tự thân nên sát khuẩn thêm vùng lấy sụn để vết thương sớm lành hơn.

Trong 1 tuần đầu sau nâng mũi bạn không nên rửa mặt trực tiếp với nước, nên dùng khăn mềm lau quanh mặt tránh để nước tiếp xúc trực tiếp với vùng mũi.

Có thể trong những ngày đầu sau phẫu thuật nâng mũi vùng này sẽ bị sưng nghẹ bạn có thể giảm sưng bằng cách chườm đá trong 2 ngày đầu, chườm ấm trong 2 ngày tiếp theo.

Sau nâng mũi nên tránh làm việc quá sức

Sau nâng mũi chị em không nên vận động mạnh, có chế độ nghỉ ngơi tĩnh dưỡng để mũi sớm bình phục và lưu ý:

  • Khi ngủ không nằm úp mặt xuống, nằm nghiêng: Tư thế này sẽ ảnh hưởng đến dáng mũi khiến mũi không chỉ đau mà còn có nguy cơ bị lệch, vẹo không chuẩn dáng. Nên nằm ngửa kê cao đầu để bảo vệ mũi khỏi các va chạm.
  • Nghỉ ngơi 1 – 2 tuần đầu, không nên thức khuya, dậy sớm hoặc làm việc quá sức khiến tinh thần bị stress ảnh hưởng đến quá trình hồi phục vết thương vùng mũi.
  • Uống thuốc theo chỉ dẫn: Nên tuân thủ theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ về việc uống thuốc. Các loại thuốc kháng sinh, giảm đau nên uống đúng giờ, đúng liều để giúp vết thương hồi phục nhanh.
  • Chế độ ăn tăng cường dinh dưỡng: Bạn nên ăn đủ bữa, không nên bỏ bữa khi không có cảm giác thèm ăn. Nên ăn các loại thức ăn mềm, cháo súp… dễ nhai nuốt.

Tránh trang điểm sau khoảng 1 tháng chờ cho đến khi mũi lành hẳn

Sau phẫu thuật nâng mũi chị em không nên vận động mạnh để tránh va chạm vùng mũi. Không nên chơi thể thao, đi bơi, đánh bóng truyền, cầu lông… thời gian đầu sau nâng mũi.

Không nên đeo kính, trang điểm trong 1 tháng đầu sau nâng mũi để tránh bị ảnh hưởng đến mũi mới nâng.

Không tự ý sờ nắn mũi, có thể thời gian đầu bạn sẽ cảm thấy khó chịu, chưa quen nhưng sau 1 thời gian mũi lành hẳn mọi cảm giác sẽ thích nghi dần và không còn cảm thấy vướng mắc.

Tái khám đúng hẹn chính là việc cần thiết để bác sĩ kiểm tra tình trạng mũi, cho đến khi mũi lành hẳn và lên dáng chuẩn đẹp.

Nâng mũi tại Thu Cúc sử dụng công nghệ hiện đại thế giới

Một số thắc mắc sau nâng mũi

Trước và sau khi quyết định nâng mũi chắc chắn chị em sẽ có những thắc mắc cần được giải đáp và điển hình là khoảng thời gian sau nâng mũi:

Các bác sĩ ngoài hướng dẫn chăm sóc sau nâng mũi thì cũng đưa ra 1 số lưu ý chị em nên tránh thực hiện vào những ngày đầu sau phẫu thuật như việc không nên gội đầu vào những ngày này.

Gội đầu 1 mình bạn cần phải cúi đầu xuống để thực hiện, tư thế này không tốt cho mũi mới nâng, bởi có thể ảnh hưởng đến dáng mũi sau này. Hơn nữa, gội đầu có nguy cơ nước chảy vào mũi sẽ gây viêm nhiễm, khiến vết thương lâu lành.

Do đó, bạn nên kiêng gội đầu ít nhất 3 – 5 ngày hoặc có thể gội đầu ngoài tiệm, có nhân viên hoặc người thân gội đầu giúp ở tư thế nằm ngửa không ảnh hưởng đến mũi.

Tránh cúi người gội đầu ngay sau phẫu thuật nâng mũi

Các động tác gập gym đòi hỏi có sức khỏe và nội lực, hơn nữa chắc chắn khi tập sẽ xảy ra những va chạm. Do đó, để sẽ an toàn cho vùng mũi sau phẫu thuật bạn nên kiêng tập gym ít nhất 2 – 3 tháng sau nâng mũi.

Kỹ thuật tậm gym sẽ có những thao tác như cúi người, gập người, nằm sấp… đều là các tư thế có thể gây ảnh hưởng đến dáng mũi sau này. Nếu lỡ bị va chạm mạnh sẽ khiến mũi vị vẹo lệch rất mất thẩm mỹ.

Cùng với tập gym là các môn đấm bốc, bơi lội, vật… cũng nên kiêng ít nhất từ 3 – 6 tháng hoặc đến khi vết thương phần mũi đã lành hẳn và mũi đã vào phom hoàn hảo.

Nên tránh rửa mặt vào những ngày đầu sau nâng mũi

Bạn đã quen với thói quen rửa mặt hàng ngày. Tuy nhiên sau phẫu thuật nâng mũi khi vẫn phải đeo nẹp mũi, mũi vẫn còn đang sưng đau căng tức, bầm tím thì việc rửa mặt, vệ sinh da cũng hết sức khó khăn.

Bạn nên tránh rửa mặt trực tiếp với nước, nên dùng khăn mặt mềm lau nhẹ xung quanh mặt và tránh đụng chạm vùng mũi. Thông thường sau 3 ngày bạn có thể rửa mặt bằng khăn mặt nhẹ nhàng, nhưng riêng vùng mũi cần vệ sinh bằng nước muối sinh lý để tránh nhiễm trùng.

Sau 7 ngày cắt chỉ vết thương đã liền da bạn có thể rửa mặt lại với nước như thường. Nhưng cần chú ý thực hiện nhẹ nhàng, nhanh chóng không động mạnh vào mũi để tránh gây tổn thương.

Cần biết cách chườm lạnh để giảm sưng cho mũi

Sau nâng mũi có thể mũi bị sưng nhẹ tùy cơ địa mỗi người. Việc chườm đá sẽ giúp vết thương bớt sưng đau, chườm ấm sẽ giúp giảm bầm tím.

Trong 2 – 3 ngày đầu tiên sau nâng mũi nếu vết thương sưng, bạn có thể chườm đá bằng cách cho đá vào khăn bông mềm hoặc túi nilon chườm nhẹ lên mũi tránh để nước dính vào mũi. Tuyệt đối không nên chườm đá trực tiếp vào vết thương để tránh bị bỏng lạnh.

Trong 3 – 4 ngày tiếp theo chườm ấm để giảm bầm tím, tụ máu. Lúc này bạn nên cho khăn mềm nhúng vào chậu nước ấm rồi vắt sạch nước chườm nhẹ nên vùng mũi. Hoặc cho nước ấm vào túi nilon chườm nhẹ nhàng trên vùng vết bầm.

Chị em nên hạn chế nằm nghiêng, không nằm sấp những ngày đầu sau phẫu thuật mũi

Nâng mũi cần quá trình để mũi hồi phục và lên dáng chuẩn. Các tư thế nằm ngủ cũng cần chú ý, đặc biệt chỉ nên nằm ngửa không nên nằm sấp và nằm nghiêng thời gian đầu.

Đặc biệt, sau khoảng 15 – 20 ngày khi mũi đã lành và dáng mũi đã dần hồi phục thì chị em mới nên nằm nghiêng. Nếu chị em nằm nghiêng quá sớm sẽ khiến mũi bị vẹo sụn, hoặc lệch dáng.

Chú ý, không nên nằm nghiêng 1 bên quá lâu, bạn nên nằm nghiêng 2 bên linh hoạt thay đổi nhau để mũi không bị lệch dáng.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi về cách chăm sóc sau nâng mũi, nếu còn bất cứ thắc mắc nào liên quan đến dịch vụ nâng mũi bạn có thể liên hệ tới 900 1920 để được nghe tư vấn cụ thể từ phía chuyên gia tại Hệ thống thẩm mỹ Thu Cúc.

Video liên quan

Chủ Đề