Nghị định 40 2023 nđ cp

Nhằm đảm bảo công tác sản xuất an toàn đi đôi với bảo vệ môi trường trong và ngoài khu vực xung quanh nhà máy, Công ty CP Nhiệt điện Ninh Bình triển khai cải tiến, nâng cấp thiết bị, đầu tư công nghệ tiên tiến, phục hồi nhiều hạng mục, thiết bị hệ thống bảo vệ môi trường.

Nhiều năm qua, Nhiệt điện Ninh Bình đã thực hiện tốt các mục tiêu của chương trình tối ưu hóa chi phí sản xuất, chương trình đầu tư phục hồi, cải tạo nâng cấp thiết bị nhằm kéo dài vận hành an toàn ổn định cho nhà máy.

Trong đó, công ty luôn đề cao công tác bảo vệ môi trường, xem đây là một nội dung quan trọng không thể tách rời kế hoạch phát triển và sản xuất kinh doanh của công ty.

Để kiểm soát các nguồn thải, công ty luôn tìm kiếm giải pháp khắc phục, cải tạo môi trường, triển khai nhiều hạng mục phục hồi cải tiến, nâng cấp thiết bị, đầu tư cho công trình xử lý chất thải, nước thải, khí thải, bảo vệ môi trường.

Nghị định 40 2023 nđ cp

Ông Trịnh Văn Đoàn - Tổng Giám đốc Công ty CP Nhiệt điện Ninh Bình chia sẻ với phóng viên về công tác bảo vệ môi trường, sản xuất kinh doanh của công ty.

Theo ông Trịnh Văn Đoàn - Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Nhiệt điện Ninh Bình, công ty đã sử dụng nhiên liệu dầu DO thay thế cho dầu FO trong quá trình khởi động lò và đốt kèm dầu khi vận hành ở mức tải thấp, giữ hiệu suất của bộ lọc bụi tĩnh điện ổn định hơn do bản cực không bị bám muội dầu. Nhờ đó đã cải thiện rõ rệt tình trạng khí thải của nhà máy, không còn hiện tượng khói đen khi mới khởi động.

Tháng 4-2018, công ty đã hoàn thành việc lắp đặt hệ thống quan trắc tự động liên tục (online) khí thải.

Ngày 24-12-2018, dữ liệu được truyền trực tiếp về Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Ninh Bình. Theo kết quả báo cáo quan trắc môi trường định kỳ hằng năm của công ty, những thông số đặc trưng của trường không khí khu vực sản xuất, khu vực xung quanh nhà máy, môi trường nước thải, nước mặt và nước ngầm tại các vị trí lấy mẫu đều nằm trong quy chuẩn cho phép.

Tháng 10-2020, công ty đã hoàn thành lắp đặt bảng điện tử hiển thị công khai minh bạch các thông số phát thải tại cổng nhà máy theo quy định tại Nghị định 40/2019/NĐ-CP ngày 13-5-2019 của Chính phủ, giúp cộng đồng dân cư có thêm kênh theo dõi, đánh giá, giám sát liên tục thông số môi trường của nhà máy.

Đến tháng 5-2021, Công ty đã được cấp Giấy chứng nhận hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 14001:2015 do Tổ chức chứng nhận DAS UK phê duyệt và được UKAS công nhận.

“Lãnh đạo công ty cùng các bộ phận chuyên môn đã tiến hành nghiên cứu, thử nghiệm đề án sử dụng các loại nhiên liệu sinh khối đốt kèm than nhằm giảm thiểu nồng độ khí phát thải lò hơi, bước đầu cho kết quả rất khả quan” - ông Trịnh Văn Đoàn nhấn mạnh.

Không gian xanh trong khuôn viên của Công ty CP Nhiệt điện Ninh Bình luôn được duy trì đạt xanh, sạch đẹp.

Tính đến thời điểm hiện tại, các công trình, biện pháp cải tạo môi trường của Nhiệt điện Ninh Bình vẫn đảm bảo ổn định về hiệu suất và tiếp tục phát huy hiệu quả. Công ty luôn chủ động kiểm soát được các yếu tố phát thải, đảm bảo các thông số phát thải nằm trong tiêu chuẩn cho phép và tuân thủ nghiêm các quy định về môi trường và các yêu cầu của cơ quan chức năng tại địa phương.

Hệ thống camera giám sát của công ty cũng phát huy tối đa hiệu quả trong việc quản lý vận hành cũng như giám sát an toàn vệ sinh môi trường trong các khu gian máy, nhà xưởng, phòng làm việc. Các vị trí kho than, bãi xỉ được theo dõi liên tục trên các màn hình tại Phòng Điều khiển Trung tâm.

Từ năm 2018, tro xỉ của Công ty CP Nhiệt điện Ninh Bình được Viện Khoa học công nghệ xây dựng Bộ Xây dựng cấp giấy chứng nhận cho sản phẩm tro xỉ nhiệt điện đốt than làm vật liệu san lấp tại Quyết định số 2132/QĐ-VKH ngày 12-12-2018. Theo đó, ngày 24-12-2018, Công ty đã có Quyết định số 828/QĐ-NBTPC phê duyệt đề án xử lý và tiêu thụ tro xỉ.

Công ty đang tiếp tục thực hiện rà soát và cập nhật tất cả các số liệu về tro xỉ lên Module “Tro xỉ” trên phần mềm quản lý kỹ thuật nguồn và lưới điện PMIS do Tập đoàn Điện lực Việt Nam quản lý.

Để đạt được kết quả này, công ty luôn duy trì khả năng vận hành cao nhất theo phương thức huy động của Điều độ Hệ thống điện Quốc gia. Công tác bảo dưỡng, sửa chữa thực hiện thường xuyên kịp thời, an toàn, chất lượng, công tác sửa chữa lớn các thiết bị chính được tập trung ngay từ đầu năm, bảo đảm kế hoạch đề ra.

Các phong trào thi đua “Ca, kíp vận hành an toàn, kinh tế” được duy trì và đẩy mạnh, góp phần không nhỏ vào việc hoàn thành đạt, vượt các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật và tăng hiệu suất của các tổ lò, máy, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.

N. DƯƠNG

Ngày 20/06/2022, Chính phủ ban hành Nghị định 40/2022/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 144/2016/NĐ-CP ngày 01/11/2016 của Chính phủ quy định một số cơ chế đặc thù về đầu tư, tài chính, ngân sách và phân cấp quản lý đối với thành phố Đà Nẵng.

Nghị định 40 2023 nđ cp
Bổ sung quy định đầu tư cụm công nghiệp trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.

Theo đó, Nghị định 40/2022/NĐ-CP sửa đổi tên gọi Điều 9 Nghị định số 144/2016/NĐ-CP "về quy hoạch đô thị, quản lý đầu tư xây dựng" thành "về quy hoạch đô thị, quản lý đầu tư xây dựng, đầu tư cụm công nghiệp".

Đồng thời, sửa đổi, bổ sung khoản 2, Điều 9 như sau: Căn cứ Quy hoạch chung, Quy hoạch phân khu, Chương trình phát triển đô thị được duyệt, Ủy ban nhân dân thành phố quyết định Khu vực phát triển đô thị trên địa bàn thành phố, sau khi có ý kiến thống nhất của Bộ Xây dựng và báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả thực hiện.

Căn cứ Quy hoạch chung, Quy hoạch phân khu, Chương trình phát triển đô thị được duyệt, Ủy ban nhân dân thành phố quyết định cụ thể những khu vực được thực hiện chuyển quyền sử dụng đất đã được đầu tư hạ tầng cho người dân tự xây dựng nhà ở theo quy hoạch chi tiết của dự án đã được phê duyệt, đảm bảo phù hợp với quy định của pháp luật về đất đai; định kỳ hàng năm tổng hợp báo cáo Bộ Xây dựng.

Nghị định 40/2022/NĐ-CP cũng bổ sung quy định: Hội đồng nhân dân thành phố được xem xét, quyết định đầu tư cụm công nghiệp trên địa bàn thành phố Đà Nẵng từ nguồn ngân sách thành phố trong trường hợp không lựa chọn được nhà đầu tư hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp theo quy định hiện hành. Tổ chức sự nghiệp công lập được giao làm chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp thì được Nhà nước cho thuê đất để thực hiện dự án, được cho thuê lại đất sau khi đã đầu tư kết cấu hạ tầng cụm công nghiệp.

Giao Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng quy định cơ chế tài chính, thẩm quyền xác định và quyết định giá cho thuê, đối tượng cho thuê đối với đơn vị sự nghiệp công lập được giao làm chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp.

Đối với các thay đổi nhỏ, thường xuyên về tên gọi, vị trí, diện tích (từ 5 ha trở xuống), ngành nghề hoạt động, tiến độ đầu tư hạ tầng kỹ thuật và nội dung khác về cụm công nghiệp không làm thay đổi mục tiêu, bản chất, tăng diện tích sử dụng đất của phương án phát triển cụm công nghiệp trong quy hoạch thành phố đã được phê duyệt hoặc quỹ đất dành cho phát triển các cụm công nghiệp đã được các cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, Ủy ban nhân dân thành phố xem xét, phê duyệt và báo cáo nội dung đã phê duyệt cho Bộ Công Thương để theo dõi, giám sát, thực hiện và cập nhật những nội dung thay đổi, điều chỉnh trong quy hoạch thành phố để báo cáo Thủ tướng Chính phủ tại kỳ lập, phê duyệt quy hoạch thành phố.

P.T