Nghiệm pháp dung nạp đường huyết là gì năm 2024

Nghiệm pháp dung nạp glucose (đường) phương pháp dùng để chẩn đoán đái tháo đường, đặc biệt là đối với phụ nữ mang thai. Giúp phát hiện sớm tiểu đường thai kỳ, tránh những biến chứng ảnh hưởng đến mẹ và bé có thể xảy ra.

1. Nghiệm pháp dung nạp glucose là gì?

Nghiệm pháp dung nạp glucose là 1 phương pháp kiểm tra việc sử dụng glucose - một chất cung cấp năng lượng quan trọng cho hoạt động của cơ thể. Xét nghiệm này còn dùng để chẩn đoán bệnh tiền đái tháo đường và đái tháo đường rất hiệu quả.

Nghiệm pháp dung nạp glucose thường được bác sĩ yêu cầu thực hiện ở những phụ nữ đang mang thai. Qua đó, phát hiện sớm đái tháo đường thai kỳ - một bệnh lý nguy hiểm thường gặp ở những tuần thai thứ 24 -28.

Nghiệm pháp dung nạp đường huyết là gì năm 2024

2. Những đối tượng nào có nguy cơ và nên làm nghiệm pháp dung nạp glucose

Đa số tất cả các phụ nữ đang mang thai đều được bác sĩ khuyên nên làm nghiệm pháp dung nạp glucose để phát hiện sớm đái tháo đường thai kỳ. Thời điểm thích hợp nhất đó là tuần thai thứ 24 -28.

Đái tháo đường thai kỳ rất nguy hiểm đối với mẹ và thai, gây ra nhiều hậu quả sau khi trẻ lớn lên. Đối với mẹ có thể gây tăng huyết áp, tiền sản giật, đái tháo đường type 2 sau khi sinh. Với thai nhi, có thể gây hiện tượng thai chết lưu, đẻ non. Sau khi sinh trẻ dễ mắc bệnh lý vàng da, nhiễm trùng và suy hô hấp. Tăng nguy cơ mắc đái tháo đường, béo phì trong quãng đời của trẻ sau này... Chính vì vậy, xét nghiệm sớm đái tháo đường thai kỳ là vô cùng cần thiết.

Một số trường hợp khác cần chú ý như:

- Người bị huyết áp cao, béo phì có chỉ số BMI trên 30, buồng trứng đa nang

- Có tiền sử đã từng mắc tháo đường ở lần mang thai trước

- Phụ nữ từng bị sảy thai không rõ nguyên nhân hoặc từng sinh con nặng trên 4kg

- Tiền sử gia đình có người bị đái tháo đường type 2

Bên cạnh đó, xét nghiệm dung nạp glucose cũng được yêu cầu thực hiện đối với những người có nguy cơ và đang nghi ngờ mức đái tháo đường type 2. Xét nghiệm đường huyết lúc đói cho kết quả trên 126mg/ dL hoặc HbA1c lớn hơn 6,5%.

3. Nghiệm pháp dung nạp glucose được thực hiện như nào?

Trước khi làm xét nghiệm vài ngày, thai phụ sẽ được bác sĩ khuyên nên ăn uống bình thường và không dùng các thuốc nhóm glucocorticoid, lợi tiểu, estrogen,...

Trước tiến hành xét nghiệm, thai phụ cần phải nhịn ăn trong khoảng 10 -12 tiếng, hạn chế vận động mạnh và tuyệt đối không sử dụng các chất lượng kích thích như rượu, thuốc lá, bia.

  • Đầu tiên bác sĩ sẽ lấy máu xét nghiệm đường huyết lúc đói cho thai phụ. Kết quả glucose lúc đói sẽ là cơ sở để đánh giá các giai đoạn tiếp theo.
  • Sau đó thai phụ sẽ uống khoảng 75g glucose và ngồi yên tại chỗ.
  • Tiến hành lấy máu xét nghiệm glucose sau 1h và 2h để đánh giá. Lưu ý, trong suốt 2h từ lúc uống glucose, thai phụ không ăn được gì.

Kết quả của xét nghiệm dung nạp glucose sẽ cho biết thai phụ có bị đái tháo đường thai kỳ hay không. Tiêu chuẩn để chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ đó là:

  • Nồng độ glucose lúc đói trên 5,1 mmol/L
  • Nồng độ glucose sau 1h trên 10,0 mmol/L
  • Nồng độ glucose sau 2h trên 8,5 mmol/L

Nếu cả 3 chỉ số đều thấp hơn giá trị trên chứng tỏ thai phụ không mắc đái tháo đường thai kỳ.

Nếu nồng độ glucose sau 2h rơi vào khoảng 7,8 - 11, 1 mmol/L thai phụ được chẩn đoán bị tiền đình đái tháo đường.

4. Mẹ bầu nên làm gì nếu bị đái tháo đường thai kỳ

Với trường hợp sau khi xét nghiệm, mẹ bầu được chẩn đoán là đái tháo đường thai kỳ thì phải làm gì? Điều đầu tiên là luôn tuân thủ tuyệt đối theo hướng dẫn điều trị của bác sĩ. Bên cạnh đó, mẹ bầu cần nên lưu ý 1 số điều sau:

- Không nên quá lo lắng, bởi tâm lý của mẹ sẽ ảnh hưởng rất lớn đến thai cũng như hiệu quả điều trị. Vậy nên bạn cần phải luôn vui vẻ, lạc quan và tránh u sầu.

- Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng: hạn chế các thực phẩm chứa nhiều glucose, tinh bột và dầu mỡ. Tăng cường và bổ sung vitamin, rau xanh và các loại quả và chất đạm.

Nghiệm pháp dung nạp đường huyết là gì năm 2024

- Luôn kiểm soát cân nặng của mình. Tình trạng béo phì cũng là một trong những yếu tố nguy cơ dẫn đến mắc đái tháo đường. Tuy nhiên, mẹ bầu cũng không nên nhịn ăn để giảm cân sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe.

- Vận động thể dục thể thao phù hợp và khoa học, nhẹ nhàng với những mẹ bầu

- Luôn theo dõi định kỳ tình trạng đường huyết bằng cách xét nghiệm máu. Nếu không, bệnh có thể gây những biến chứng nguy hiểm và khó kiểm soát.

Nghiệm pháp đường dung nạp glucose đường uống là một trong những kỹ thuật thường quy tại bệnh viện đa khoa Bảo Sơn. Đây là kỹ thuật đơn giản, dễ làm và không tốn kém, tiết kiệm kinh tế cho người bị bệnh vì người bệnh hoàn toàn điều trị ngoại trú. Xét nghiệm glucose giúp phát hiện rất sớm đái tháo đường thai kỳ để được tư vấn và điều trị sớm phòng được biến chứng nguy hiểm khi có thai như thai lưu, đẻ non....

Đặc biệt, thai phụ khi đến bệnh viện Đa khoa Bảo Sơn sẽ được thăm khám và tư vấn điều trị trực tiếp bởi chuyên gia đầu ngành có hơn 40 năm kinh nghiệm điều trị Nội tiết - Đái tháo đường - TS. BS. TTƯT. Phạm Thị Hồng Hoa:

Xét nghiệm dung nạp đường huyết là gì?

Xét nghiệm dung nạp glucose đường uống được hiểu là cho người bệnh uống dung dịch có vị ngọt, cụ thể là nước chứa một hàm lượng glucose 75g hoặc 100g, sau đó tiến hành lấy máu và kiểm tra. Nghiệm pháp này dùng để chẩn đoán tình trạng tiền đái tháo đường, đái tháo đường lâm sàng và đặc biệt là tiểu đường thai kỳ.

Khi nào cần làm nghiệm pháp dung nạp đường huyết?

Nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống được chỉ định khi đường - huyết tương đói 5,5-6,9 mmol/L. Mức đường- huyết 2 giờ sau uống glucose có vai trò quyết định trong chẩn đoán đái tháo đường.

Chỉ số đường huyết bao nhiêu là nguy hiểm?

- Chỉ số tiểu đường khi đói: ≥ 126mg/dl (7mmol/l) chứng tỏ một người đã bị tiểu đường và cần có biện pháp điều trị từ bác sĩ chuyên khoa. - Chỉ số tiểu đường khi đói: 110 - 126 mg/dl (6.1 - 7.0 mmol/l) chứng tỏ một người đang bị rối loạn đường huyết khi đói (tiền tiểu đường).

Xét nghiệm đường huyết ký hiệu là gì?

Chỉ số đường huyết viết tắt là GI (glycemic index) được định nghĩa là giá trị chỉ nồng độ glucose có trong máu thường được đo bằng đơn vị là mmol/l hoặc mg/dl. Nồng độ glucose trong máu liên tục thay đổi từng ngày thậm chí từng phút đặc biệt liên quan đến chế độ ăn uống sinh hoạt hàng ngày.