Phaân loại quốc tế về nhãn hiệu là gì

Việc phân loại nhãn hiệu có ý nghĩa rất lớn về mặt lý luận và thực tiễn. Phân loại nhãn hiệu cho phép xác định đặc trưng của một loại nhãn hiệu. Đặc biệt là ảnh hưởng tới việc xác định chế độ pháp lý đối với từng loại nhãn hiệu. Hãy cùng STARTUPLAND tìm hiểu chi tiết hơn về các loại nhãn hiệu ngay trong bài viết bên dưới nhé!

Phaân loại quốc tế về nhãn hiệu là gì

Nhãn hiệu là gì?

Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của tổ chức, cá nhân khác nhau. (Theo khoản 19, Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ)

Dấu hiệu dùng làm nhãn hiệu phải là những dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình ảnh, hình vẽ. Hoặc là sự kết hợp của các yếu tố được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc.

Phân loại nhãn hiệu hàng hoá, dịch vụ

Hiện nay, có rất nhiều cách để phân loại nhãn hiệu. Dựa trên cơ sở thông thường dùng cho hàng hoá, dịch vụ thì có thể phân loại nhãn hiệu thành 5 loại cụ thể. Trong đó bao gồm các nhãn hiệu nổi tiếng, nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận, nhãn hiệu liên kết và nhãn hiệu có chỉ dẫn địa lý.

1. Nhãn hiệu nổi tiếng

Nhãn hiệu hàng hóa nổi tiếng có nhiều điểm khác biệt so với nhãn hiệu thông thường. Và sự khác biệt đó được thể hiện thông qua những đặc trưng cơ bản của nó:

– Là nhãn hiệu được người tiêu dùng biết đến rộng rãi. Đặc biệt khi nhắc đến hàng hóa, dịch vụ nào đó thì người tiêu dùng sẽ nghĩ ngay đến nhãn hiệu đó. – Là nhãn hiệu có căn cứ xác lập quyền, có tiêu chí đánh giá, có cơ chế bảo hộ riêng. Nó khác hoàn toàn so với nhãn hiệu thông thường. – Là kết tinh của nhiều yếu tố trong suốt một quá trình lâu dài. Những yếu tố đó có thể là uy tín và chất lượng sản phẩm – Là một ưu thế kinh doanh của chủ sở hữu nhãn hiệu. Vì khi được khách hàng biết đến một cách rộng rãi, được khách hàng tin tưởng thì công ty đã có một lợi thế cạnh tranh rất lớn đối với những nhãn hiệu cùng loại. – Là một tài sản vô hình có giá trị rất lớn đối với doanh nghiệp.

Các nhãn hiệu nổi tiếng sẽ được pháp luật áp dụng quy chế bảo hộ quyền Sở hữu trí tuệ riêng. Ví dụ như: Coca cola hay Pepsi có lịch sử phát triển từ lâu đời trong ngành F&B, nhóm ngành đồ uống không cồn (nước giải khát). Các thương hiệu này sẽ được bảo hộ cả ở Việt Nam và nhiều nước trên thế giới mà không cần đăng ký nhãn hiệu với cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam.

2. Nhãn hiệu tập thể

Theo Khoản 17 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ quy định, nhãn hiệu tập thể là nhãn hiệu dùng để phân biệt hàng hóa dịch vụ của các thành viên của tổ chức là chủ sở hữu nhãn hiệu đó với hàng hóa dịch vụ của tổ chức cá nhân không phải là thành viên của tổ chức đó.

Ví dụ về nhãn hiệu tập thể: Nhãn hiệu tập thể “Rượu đế Gò Đen”, đại diện chủ sở hữu là Hội Sản xuất rượu đế Gò Đen – Long An, nhãn hiệu tập thể “Chè Thái Nguyên”, cơ quan chủ sở hữu là: Hội nông dân tỉnh Thái Nguyên, …

Nhãn hiệu tập thể sẽ giúp khách hàng có thể phân biệt nguồn gốc sản phẩm. Khi một nhãn hiệu được đăng ký bảo hộ thương hiệu dưới dạng nhãn hiệu tập thể sẽ giúp cho người dân tại địa phương có làng nghề truyền thống hay những đặc sản, nông sản có tiếng có thể phát triển sản xuất, đưa những sản phẩm đó đến tay người tiêu dùng.

3. Nhãn hiệu chứng nhận

Nhãn hiệu chứng nhận là nhãn hiệu mà chủ sở hữu nhãn hiệu cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng trên hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân đó. Nhằm để chứng nhận các đặc tính về xuất xứ, nguyên vật liệu, cách thức sản xuất hàng hoá, cách thức cung cấp dịch vụ, chất lượng, độ chính xác, độ an toàn hoặc các đặc tính khác của hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu. (Theo khoản 18, Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ)

Ví dụ về một số nhãn hiệu chứng nhận nổi bật thường thấy ở Việt Nam như: – Nhãn hiệu chứng nhận “ Hàng Việt Nam tin dùng” của Hiệp hội các nhà bán lẻ Việt Nam (AVR). – Nhãn hiệu chứng nhận “ Hàng Việt Nam chất lượng cao – do người tiêu dùng bình chọn được cấp ngày 24/06/2014 – Chứng nhận ISO 9001 – Hệ thống quản lý chất lượng do tổ chức Tiêu chuẩn quốc tế phát triển và ban hành ngày 24/09/2015.

4. Nhãn hiệu liên kết

Nhãn hiệu liên kết là các nhãn hiệu do cùng một chủ thể đăng ký, trùng hoặc tương tự nhau dùng cho sản phẩm, dịch vụ cùng loại hoặc tương tự nhau hoặc có liên quan với nhau. (Theo khoản 18, Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ)

Ví dụ: tập đoàn Vingroup đã đăng ký nhãn hiệu liên kết cho các nhãn hiệu thuộc sở hữu của tập đoàn như: Vingroup, Vinschool, Vinhomes, Vinmart, Vincom Retail, VinDs, Vinmec,… Tất cả đều là những nhãn hiệu với chủ sở hữu là tập đoàn Vingroup. Tính liên kết được thể hiện rõ ràng về sự tương đồng nhau với bắt đầu nhãn hiệu bắt đầu bằng chữ “Vin”.

Các doanh nghiệp Việt Nam cần chú trọng đăng ký nhãn hiệu liên kế. Nhằm mục đích là để ngăn chặn các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ với nhãn hiệu của công ty. Đồng thời, giúp đảm bảo quyền lợi trọn vẹn của mình trước pháp luật Việt Nam.

5. Nhãn hiệu chỉ dẫn, địa lý

Chỉ dẫn địa lý là dấu hiệu dùng để chỉ sản phẩm có nguồn gốc từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hay quốc gia cụ thể. (Theo Khoản 22, Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ)

Nhãn hiệu có chứa dấu hiệu địa lý có thể là nhãn hiệu thông thường (không bảo hộ tên địa danh). Hoặc là nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận hoặc chỉ dẫn địa lý.

Ví dụ như nhãn hiệu sử dụng dấu hiệu địa lý như “Nước mắm Phú Quốc”. Trong đó, “Phú Quốc” là tên địa phương sản xuất ra nước mắm. KHi đó chỉ có ở Phú Quốc mới làm ra được mùi vị và màu sắc đặc trưng như vậy.

Hy vọng với những chia sẻ trên sẽ giúp bạn đọc hiểu hơn về nhãn hiệu và cách phân loại nhãn hiệu. Nếu có bất kỳ vấn đề nào cần được giải đáp về nhãn hiệu, đăng ký bảo hộ nhãn hiệu. Đừng ngần ngại liên hệ ngay STARTUPLAND để được tư vấn và hỗ trợ về pháp lý tốt nhất nhé!