Phim tài liệu trận mộc hóa của tiểu đoàn 307 năm 2024

(PLO)- Hào khí chiến thắng trận Mộc Hóa (18-8-1948) vẫn còn vang vọng như bản anh hùng ca của “Nam bộ thành đồng, đi trước về sau”.

Ngày 18-8, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, UBMTTQ Việt Nam tỉnh Long An tổ chức Lễ kỷ niệm 75 năm chiến thắng trận Mộc Hóa (1948 - 2023).

Phim tài liệu trận mộc hóa của tiểu đoàn 307 năm 2024

Lãnh đạo UBND tỉnh Long An thăm hỏi sức khỏe các lão thành cách mạng. Ảnh: HD

Tại buổi lễ, các đại biểu cùng nhau ôn lại truyền thống hào hùng chiến thắng trận Mộc Hóa.

Cách đây tròn 75 năm, vào đầu tháng 7 năm 1946, thực dân Pháp bắt đầu đánh chiếm Mộc Hóa và Đồng Tháp Mười. Pháp xây đồn Mộc Hóa kiên cố trên đỉnh gò Bắc Chiêng (nay thuộc Phường 1, thị xã Kiến Tường), bố trí 70 lính cùng nhiều vũ khí.

Từ đầu năm 1948, quân địch đã mở các cuộc tiến công với quy mô lớn vào căn cứ của ta, đặc biệt là vùng Đồng Tháp Mười.

Trước tình hình đó, tháng 8-1948, Bộ Tư lệnh Khu 8 chủ trương tổ chức tấn công đồn Mộc Hóa nhằm giải phóng huyện Mộc Hóa, mở rộng vùng căn cứ Đồng Tháp Mười, mở thông hành lang vận chuyển của ta, tổ chức trận đánh ra mắt nhằm xây dựng truyền thống cho Tiểu đoàn 307 vừa mới được thành lập.

Phim tài liệu trận mộc hóa của tiểu đoàn 307 năm 2024

Bắt sống đồn trưởng Louis Bertrand trong trận Mộc Hóa năm 1948. Ảnh tư liệu

Dưới sự lãnh đạo của Bộ Tư lệnh Khu 8 và Huyện ủy Mộc Hóa, đêm 16 rạng ngày 17-8-1948, áp dụng chiến thuật “công đồn đả viện”, một đại đội thuộc Trung đoàn 120, trung đội du kích tập trung của huyện Mộc Hóa vây ép tấn công đồn Mộc Hóa nhằm mục đích kéo viện binh địch từ tỉnh lỵ Tân An và huyện Thủ Thừa lên.

Tiểu đoàn 307 cùng hai đại đội còn lại của Trung đoàn 120 và du kích các xã xung quanh quận lỵ Mộc Hóa bố trí trận địa phục kích dọc đường dự kiến tiếp viện của địch đi qua cả trên bộ và dưới sông. Do lực lượng địch mạnh hơn, lại dựa vào công sự phòng thủ kiên cố, ta chỉ gây sát thương cho địch mà không chiếm được đồn. Một lực lượng khác tổ chức đánh địch ngoài công sự, chặn bắt lực lượng từ đồn chạy về hướng biên giới.

Phim tài liệu trận mộc hóa của tiểu đoàn 307 năm 2024

Chủ tịch UBND tỉnh Long An - Nguyễn Văn Út đến thắp hương tại Bia chiến thắng trận Mộc Hóa. Ảnh: HD

Sáng ngày 18-8-1948, một tiểu đoàn địch từ lộ 1 hành quân bằng xe cơ giới lên theo lộ Kông Pông Rồ xuống biên giới Campuchia – Việt Nam.

Đến 15 giờ chiều ngày 18-8-1948, đội hình của địch lọt vào trận địa phục kích. Tiếng súng đồng loạt nổ, chia cắt tiêu diệt quân địch. Sau 15 phút chiến đấu, quân ta hoàn toàn làm chủ trận địa, truy đuổi quân địch đến tận biên giới.

Trận tấn công đồn Mộc Hóa, ta tiêu diệt 25 tên, làm bị thương 2 tên, bắt sống 6 tên, trong đó có chỉ huy đồn, trung úy Louis Bertrand. Tại mặt trận “đả viện”, ta đánh thiệt hại 1 tiểu đoàn địch, diệt hàng trăm tên, thu hơn 300 súng các loại, trong đó có 3 súng cối 60 li, một số đại liên và trung liên.

Phim tài liệu trận mộc hóa của tiểu đoàn 307 năm 2024

Phó Chủ tịch UBND tỉnh - Phạm Tấn Hòa phát biểu tại lễ kỷ niệm 75 năm Chiến thắng Mộc Hóa. Ảnh: HD

Phát biểu tại buổi lễ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh – Phạm Tấn Hòa cũng đề nghị đảng bộ, chính quyền và nhân dân vùng Đồng Tháp Mười nhất là thị xã Kiến Tường và huyện Mộc Hóa cần tiếp tục phát huy truyền thống trung dũng, kiên cường – Tháp Mười anh dũng quyết tâm khắc phục mọi khó khăn, thử thách để hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu KT-XH mà Đảng bộ tỉnh đề ra.

Cách đây 70 năm, cùng với quân, dân tỉnh nhà, dưới sự chỉ đạo của Bộ Tư lệnh Khu 8, các chiến sĩ Tiểu đoàn 307 đã làm nên chiến thắng Mộc Hóa “vang lừng danh tiếng”, khiến quân Pháp “run rẩy, sợ hãi”. Nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng trận Mộc Hóa (1948-2018), chúng tôi được nghe những cựu chiến binh của Tiểu đoàn 307 chia sẻ về trận đánh oai hùng năm xưa.

Phim tài liệu trận mộc hóa của tiểu đoàn 307 năm 2024

Cựu chiến binh Tiểu đoàn 307 chụp ảnh lưu niệm cùng Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ - Trương Hòa Bình

Người chiến sĩ tiếc gì máu rơi

Tham gia Tiểu đoàn 307 từ những ngày đầu thành lập, khi mới 16 tuổi, với vai trò chiến sĩ quân báo, ông Nguyễn Việt Trân, hiện là Trưởng ban Liên lạc truyền thống Tiểu đoàn 307 tại TP.HCM, cho biết: “Để đáp ứng yêu cầu chiến lược trong kháng chiến chống thực dân Pháp của chiến trường Nam bộ là tiêu diệt được cấp tiểu đoàn của địch, đầu năm 1948, Tiểu đoàn 307 được thành lập, trở thành tiểu đoàn chủ lực đầu tiên của Khu 8 và cả Nam bộ”.

Để tạo khí thế, thành tích chiến thắng mở đầu cho tiểu đoàn, Bộ Tư lệnh Khu 8 tổ chức đánh trận Mộc Hóa (tỉnh Tân An) với quyết tâm giải phóng toàn huyện Mộc Hóa, hoàn chỉnh khu căn cứ Đồng Tháp Mười (căn cứ của Xứ ủy, Bộ Tư lệnh Nam bộ và Khu 8), liên kết 2 chiến trường Việt Nam - Campuchia, nối thông giữa Khu 8, Khu 7 và Khu 9, đồng thời động viên phong trào hăng hái giết giặc lập công của nhân dân tỉnh Tân An nói riêng và quân, dân Khu 8 nói chung.

Sau lễ xuất quân tại xã Đại Điền, huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre vào sáng ngày 05/7/1948, Tiểu đoàn 307 vượt sông Tiền hành quân sang Mỹ Tho (tỉnh Tiền Giang) về Đồng Tháp Mười nhận nhiệm vụ đầu tiên là đánh trận Mộc Hóa. “Ngày xuất quân, mặc dù vũ khí trang bị còn thô sơ, chủ yếu là súng trường và mã tấu nhưng tấm lòng của đoàn quân cùng hòa nhịp hướng đến niềm tin chiến thắng với tinh thần “người chiến sĩ tiếc gì máu rơi” và lời thề “nguyện một lòng gìn giữ non sông”” - ông Trân tự hào nói.

Lực lượng tham gia trận Mộc Hóa gồm có Trung đoàn 120, Tiểu đoàn 307, trung đội du kích tập trung của huyện và du kích 3 xã xung quanh huyện lỵ Mộc Hóa, đặt dưới sự chỉ huy chung của đồng chí Nguyễn Chánh - Tham mưu trưởng Khu 8. Sau 2 tháng tích cực chuẩn bị, đêm 16-8-1948, quân và dân ta nổ súng mở đầu trận Mộc Hóa lịch sử theo chiến thuật “công đồn, đả viện”.

Phim tài liệu trận mộc hóa của tiểu đoàn 307 năm 2024

Ông Nguyễn Việt Trân (ngồi bên phải) trong niềm vui tại Lễ kỷ niệm 70 năm chiến thắng trận Mộc Hóa, tổ chức tại thị xã Kiến Tường

Trận Mộc Hóa vang lừng danh tiếng

Theo ông Nguyễn Trung Thành (SN 1928), quê ở xã Biển Bạch Đông, huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau - một trong những chiến sĩ của Tiểu đoàn 307 trực tiếp tham gia đánh trận Mộc Hóa năm 1948, quân địch ở đồn Mộc Hóa khi bị quân ta tấn công đã chống trả quyết liệt. Sau 2 đợt tấn công không thành, bộ đội lui đội hình tổ chức công sự, tạo thế vây ép buộc địch phải tung quân ra do thám. Lợi dụng tình hình đó, bộ đội tiêu diệt từng toán nhỏ.

Ngày 17/8/1948, phát hiện địch dùng xuồng chở lính bị thương ở đồn Mộc Hóa theo mương lộ Rồ, khi đến bến Ông Tờn (xã Bình Hiệp, thị xã Kiến Tường), Đại đội 931 chuyển đội hình từ phục kích đánh địch từ biên giới xuống, quay sang đánh địch từ Mộc Hóa lên. Qua 15 phút chiến đấu, ta hoàn toàn làm chủ trận địa, diệt 23 tên địch, bắt sống 6 tù binh. Sau đó, Đại đội 931 tiếp tục về vị trí phục kích trong đội hình tiểu đoàn, củng cố công sự, ngụy trang kín đáo để đánh quân tiếp viện.

Đúng theo dự báo, ngày 18/8/1948, một tiểu đoàn địch từ biên giới Việt Nam - Campuchia tiến về cứu viện đồn Mộc Hóa bị rơi vào bẫy phục kích. Lập tức, bộ đội và du kích toàn mặt trận đồng loạt nổ súng mãnh liệt xung phong, chia cắt, bao vây tiêu diệt địch. Địch bị bất ngờ nên chống trả yếu ớt và rút chạy về phía biên giới ở cầu Sư Địa. Thừa thắng xông lên, quân ta tiếp tục truy kích địch gần 2km đến cầu Sáu Huê. “Trong khi truy kích, chiến sĩ Tạ Văn Bang bị thương giập nát cùm tay trái, bàn tay lủng lẳng, máu chảy dầm dề. Nhờ một đồng đội cắt phần bị thương để đỡ vướng nhưng thấy bạn ngần ngại, anh dùng mã tấu chặt đứt cánh tay để tiếp tục xung phong cùng đơn vị đến khi ngất xỉu” - ông Thành bồi hồi nhớ lại.

Sau 3 ngày chiến đấu cam go, đầy mưu trí và dũng cảm, quân, dân ta đánh thiệt hại một tiểu đoàn địch, bắt sống một số tên cầm đầu, trong đó có Trung úy đồn trưởng Louis Bertrand, thu hàng trăm súng các loại. Lúc đến thăm tiểu đoàn sau chiến thắng trận Mộc Hóa, Chủ tịch Ủy ban Kháng chiến Hành chính Nam bộ - Phạm Văn Bạch nhận định, chiến thắng trận Mộc Hóa là một điểm son chói lọi trong lịch sử kháng chiến chống thực dân Pháp của quân, dân tỉnh Tân An nói riêng và của Khu 8 nói chung.

Vẫn với giọng đầy cảm xúc, ông Thành kể, đi cùng với Tiểu đoàn trong trận Mộc Hóa có Tổ Điện ảnh Khu 8, quay được cảnh ta tiến công tiêu diệt địch, bắt tù binh, thu vũ khí. Sau khi xem xong, đồng chí Lê Duẩn, lúc này là Bí thư Xứ ủy, đã khen ngợi và chỉ đạo phải chiếu rộng rãi cho cán bộ, chiến sĩ và nhân dân cùng xem để động viên tinh thần hăng hái giết giặc lập công theo lời kêu gọi “Thi đua yêu nước” ngày 11/6/1948 của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Gần 3/4 thế kỷ trôi qua nhưng hào khí chiến thắng trận Mộc Hóa vẫn còn vang vọng như bản anh hùng ca của “Nam bộ thành đồng, đi trước về sau”. Và trong tâm trí của những chiến sĩ Tiểu đoàn 307 năm nào, ký ức về trận đánh oai hùng ấy có lẽ sẽ không bao giờ mờ phai./.