Quy định học bằng lái xe hạng C

Việc học bằng lái xe oto tải hạng c đang là một yêu cầu thiết yếu cũng như vô cùng cần thiết, không những đối với ngay bản thân bạn mà còn cho những người xung quanh. Xoay quanh vấn đề này, rất nhiều câu hỏi, thắc mắc khiến các học viên băn khoăn như: Học bằng lái xe ô tô tải hạng c mất bao nhiêu lâu và điều kiện học là gì?… Và với bài viết sau đây, mọi vấn đề sẽ được lý giải.

Học bằng lái xe oto tải hạng c mất bao lâu?

Bạn có biết, bằng lái xe oto hạng c được cấp cho người điều khiển các loại xe ô tô tải [cả ô tô tải chuyên dùng], ô tô chuyên dùng có trọng tải thiết kế từ 3500 kg trở lên, máy kéo một rơ moóc có trọng tải thiết kế từ 3500 kg trở lên và các loại xe đã được quy định trong giấy phép lái xe hạng B1, B2. Và thường thời gian cho một khóa học này sẽ kéo dài khoảng 5 tháng.

Điều kiện học bằng lái xe hạng c như thế nào?

  • Là công dân Việt Nam hoặc người nước ngoài đang cư trú hợp pháp hoặc đang làm việc, học tập tại Việt Nam.
  • Độ tuổi học bằng lái xe hạng C là 21 tuổi tính đến ngày thi sát hạch. Như vậy, người điều khiển phương tiện muốn thi sát hạch bằng lái xe ô tô hạng C phải có năm sinh từ năm 1993 trở lên.
  • Người học bằng lái xe ô tô bằng C phải có đủ sức khỏe theo quy định. Hồ sơ đăng ký học lái xe hạng C phải có giấy khám sức khỏe bệnh viện đa khoa trỏ lên.
  • Bằng lái xe ô tô hạng C có thời hạn 5 năm tính từ ngày cấp. Quá 10 năm, người sở hữu bằng lái phải làm thủ tục đổi bằng lái xe.
  • Thời gian học lái xe ô tô hạng C là 5 tháng tính từ thời điểm nộp hồ sơ. Nếu bạn muốn có giấy phép lái xe vào tháng 6 ví dụ, thì bạn phải nộp hồ sơ học vào trước tháng 1.

NOTE – Hiện tại trung tâm chúng tôi đang có KHUYẾN MÃI cho học viên khi đăng ký học lái xe số tự động theo nhóm hoặc bổ túc tay lái ngoài giờ hành chính.

Để biết thêm thông tin chi tiết cũng như được nhân viên, giáo viên của trung tâm tư vấn, xin vui lòng liên hệ

Cùng với bằng B1, B2, bằng lái xe hạng C được nhắc đến khá nhiều. Dù đều là giấy tờ công nhận khả năng điều khiển phương tiện nhưng GPLX hạng C lại được đánh giá cao hơn – cũng có nghĩa là yêu cầu, thủ tục thi lấy bằng khó hơn. Vậy, những tiêu chuẩn thi bằng lái xe hạng C đang được áp dụng tại Việt Nam là gì? Sau đây là những nội dung liên quan.

Bằng lái xe hạng C có điểm khác gì?

Khác biệt lớn nhất là phương tiện được phép điều khiển khi sở hữu bằng hạng C. Nếu như bằng B1, B2 dành cho người lái ô tô thường thì bằng lái xe hạng C công nhận khả năng điều khiển các loại ô tô tải [loại chuyên dụng và xe hạng nặng trên 3.500 kg trở lên] cũng như các loại xe máy kéo có trọng tải lớn hơn hoặc bằng 3.500 kg.

Bằng lái xe hạng C cho phép điều khiển xe tải, đầu kéo và các xe hạng B

Khi sở hữu giấy tờ này, bạn được phép điều khiển các loại xe trong tiêu chuẩn GPLX hạng B và cả các loại xe trong hạng C. Điều này cũng có nghĩa là: Nếu bạn muốn được phép lái xe tải tại Việt Nam thì sở hữu GPLX hạng C là bắt buộc.

Tiêu chuẩn thi bằng lái xe hạng C theo quy định mới nhất

Muốn được cấp bằng hạng C, theo quy định hiện hành, bạn cần đáp ứng được những tiêu chuẩn sau về độ tuổi và sức khỏe.

Về độ tuổi

Hiện nay, để học và nhận bằng lái xe hạng C, bạn cần đảm bảo độ tuổi từ 21 tuổi trở lên tại thời điểm ngày thi sát hạch. Như vậy, độ tuổi yêu cầu tối thiểu đối với bằng hạng C cao hơn so với các hạng dưới như hạng A, hạng B [cần đủ 18 tuổi].

Độ tuổi tối thiểu thi lấy GPLX hạng C là 21

Lưu ý: Thời gian xác định tuổi dựa trên nội dung được ghi và công nhận trên CMTND hoặc hộ chiếu. Nếu chưa đạt độ tuổi nói trên, bạn cần đợi thêm thời gian đảm bảo ngày sinh nhật diễn ra trước thời thi.

Về sức khỏe

Cùng với tiêu chuẩn độ tuổi, bạn cũng cần đảm bảo sức khỏe mới được tham dự các khoá học lái và kỳ thi cấp bằng lái xe hạng C.

Bạn cần kiểm tra và có giấy khám sức khỏe đúng quy định

Trước hết cần đảm bảo sức khỏe tốt, đảm bảo không mắc các bệnh nguy hiểm, bệnh truyền nhiễm cần cách ly, …. Tiêu chuẩn đầu vào cũng yêu cầu học viên có cơ thể bình thường, không bị dị tật, không bị thừa/thiếu ngón tay chân, các phần của các chi, không bị teo cơ. Học viên cũng cần đảm bảo không có tiền sử mắc bệnh động kinh hay xuất hiện các dấu hiệu tâm thần.

Tình trạng sức khoẻ nói trên phải được công nhận thông qua giấy khám sức khỏe [theo mẫu chính thức hiện hành], giấy có dán ảnh và đóng dấu giáp lai xác nhận của bệnh viện hoặc trung tâm y tế cấp quận, huyện, thành phố. Tất cả nội dung liên quan có chữ kỹ xác nhận của bác sĩ chuyên khoa.

Chú ý: Thời điểm cấp giấy khám sức khỏe đảm bảo trong vòng 3 tháng gần nhất.

Một số trường hợp không đủ điều kiện sức khỏe để đăng ký học và thi bằng lái hạng C là:

  • Người bị bệnh về mắt như: Cận thị, viễn thị trên 7 độ hoặc bị loạn thị trên 4 độ; người bị quáng gà, loạn sắc hoặc các bệnh về võng mạc.
  • Người bị bệnh về tai như: Nghe không rõ, không xác định được phương hướng âm thanh trong khoảng 0-50m.
  • Người bị bệnh tim mạch: Bệnh hở van tim nặng [dựa vào chẩn đoán của bác sĩ]
  • Người bị dị tật ở tay, chân như: Bàn tay có dưới 4 ngón, tay thiếu ngón cái; người teo chân hoặc bị mất một chân.
  • Người bị 1 số bệnh khác như: Động kinh, co giật, bệnh truyền nhiễm
  • Người không đủ cân nặng: Cân nặng từ 46kg trở xuống
  • Người không đủ chiều cao: Cao dưới 1m5.

Về thủ tục đăng ký

Nếu đáp ứng đủ những tiêu chuẩn với bằng lái xe hạng C trên đây, bạn có thể đến đăng ký học và thi bằng lái xe hạng C tại các trung tâm dạy lái xe ô tô được cấp phép hoạt động hiện nay.

Một mẫu đơn đề nghị học sát hạch

Hãy ghi nhớ chuẩn bị các giấy tờ sau để hoàn thiện hồ sơ:

  • Photo CMND hoặc hộ chiếu cá nhân [còn hiệu lực]: 2 bản
  • Giấy khám sức khỏe trong vòng 3 tháng trở lại, chú ý loại giấy đúng mẫu yêu cầu được Sở GTVT phê chuẩn
  • Ảnh thẻ 3x4 có màu: 10 - 12 cái [Ảnh chụp mới nhất, có thể chụp - cắt sẵn từ nhà mang đi hoặc chụp tại phòng ghi danh nếu địa điểm này có dịch vụ]
  • Đơn xin đăng ký thi sát hạch lái xe hạng C theo mẫu có sẵn, điền đầy đủ thông tin yêu cầu trong nội dung, chú ý đảm bảo thông tin chính xác và thống nhất với các giấy tờ liên quan.

Sau khi hoàn thành quá trình đào tạo, sát hạch nhận bằng đúng tiêu chuẩn, bạn sẽ được cấp bằng theo quy định hiện hành. Tuy nhiên, hãy nhớ: GPLX hạng C hiện nay chỉ có thời hạn hiệu lực 5 năm từ ngày cấp ghi trên giấy tờ. Như vậy, sau khi 5 năm trôi qua, bạn sẽ cần làm thủ tục đổi bằng. Lúc này, người ta vẫn tiếp tục đánh giá theo 1 số tiêu chuẩn thi bằng lái xe hạng C trên đây. Ngoài ra, vì chính sách có thể thay đổi nên đừng quên lưu ý thủ tục, yêu cầu mới nhất tại thời điểm thi hoặc đổi bằng trong tương lai bạn nhé.

Trong bài viết hôm nay, Hoclaixe12h.com sẽ mang đến cho bạn những thông tin liên quan đến quy định về học và thi bằng lái xe hạng C. Từ đó giúp bạn có thêm kiến thức về những quy định học lái xe hạng C và tự tin tham gia kỳ thi sát hạch.

Hiện nay nhiều người sau khi thi sát hạch lấy bằng lái xe ô tô hạng C nhưng lại không hiểu rõ về luật giao thông cũng như kỹ năng lái xe còn kém, gây ra nhiều tai nạn giao thông…

Để hạn chế những tình trạng này, học viên cần cập nhật những quy định học bằng lái xe hạng C của Bộ Giao thông vận tải để tránh nhiều đáng tiếc xảy ra. Để tìm hiểu quy định về học và thi bằng lái xe hạng C, hãy theo dõi ngay bài viết dưới đây cùng Hoclaixe12h.com nhé.

Quy định học bằng lái xe hạng C

Quy định học bằng lái xe hạng C

Quy định học lái xe hạng C là một trong những nội dung mà học viên cần phải lưu ý khi có nhu cầu đăng ký thi bằng lái xe hạng C. Việc nắm rõ những quy định về học và thi bằng lái xe hạng C sẽ giúp tránh tình trạng đăng ký nhưng không thể học, mất thời gian và chi phí cũng như có thể tham gia giao thông an toàn.

Quy định về điều kiện học lái xe hạng C

Điều kiện học bằng lái xe hạng C

Theo quy định về học và thi bằng lái xe hạng C của Bộ Giao thông vận tải về điều kiện học lái xe hạng C, những ai đăng ký học bằng C phải đáp ứng đầy đủ những điều kiện sau:

  • Là công dân Việt Nam hoặc người nước ngoài đang cư trú, học tập, làm việc hợp pháp tại Việt Nam.
  • Có độ tuổi từ đủ 21 tuổi trở lên tính đến ngày học viên thi sát hạch.
  • Có sức khỏe tốt, không mắc các chứng bệnh liên quan đến tâm thần, thần kinh, bệnh truyền nhiễm, cần cách ly…
  • Khi đăng ký học bằng lái xe hạng C cần phải cung cấp giấy khám sức khỏe do bệnh viên cấp quận, huyện, thành phố, các cơ sở y tế đủ thẩm quyền cấp giấy khám sức khỏe lái xe theo quy định của Nhà nước.

Sau khi đã đáp ứng được những quy định này, bạn đã có thể đăng ký học, ôn thi sát hạch bằng lái xe hạng C. Tuy nhiên, bạn vẫn cần phải lưu ý những lưu ý sau.

Các quy định khác

Học bằng hạng C trên thiết bị mô phỏng

Ngoài việc đáp ứng đầy đủ các điều kiện quy định về học và thi bằng lái xe hạng C về học lái xe hạng C thì học viên khi học bằng lái xe hạng C cần nắm rõ các quy định sau:

  • Quy định về giám sát thời gian học lý thuyết và học thực hành bằng camera.
  • Học thi sát hạch Giấy phép lái xe trên thiết bị “Mô phỏng”.
  • Tăng nội dung lái xe an toàn và tác hại của rượu bia, thời lượng từng môn vẫn không đổi.
  • Nếu muốn đổi bằng lái xe hạng C sau này, cần tuân theo hướng dẫn thủ tục đổi bằng lái xe hạng C.

Quy trình thi bằng lái xe hạng C

Người thi bằng lái xe hạng C phải vượt qua 2 phần thi là lý thuyết và thực hành. 

Phần thi lý thuyết

600 câu hỏi lý thuyết bằng lái xe hạng C

Đầu tiên là phần thi lý thuyết, người dự thi vào phòng thi sát hạch lý thuyết xuất trình giấy chứng minh nhân dân. Nhận máy tính và bắt đầu phần thi sát hạch lý thuyết theo quy định về học và thi bằng lái xe hạng C.

Đề thi lý thuyết sẽ bao gồm 40 câu hỏi về tất cả các nội dung học viên đã được ôn tập trong bộ tài liệu 600 câu hỏi lý thuyết ôn thi bằng lái xe. Các câu hỏi này được tích hợp trong sách học bằng lái xe hạng C tại các trung tâm.

Để vượt qua phần thi lý thuyết thí sinh phải làm đúng 36/40 câu theo quy định về học và thi bằng lái xe hạng C. Kể cả câu điểm liệt trong tổng thời gian thi là 22 phút.

Phần thi thực hành

Thi thực hành bằng lái xe hạng C

Phần thi thực hành sẽ bao gồm 2 phần thi là lái xe trong sa hình và lái xe đường trường. Phần thi lái xe trong sa hình bao gồm 11 bài thi theo quy định về học và thi bằng lái xe hạng C như sau:

Số bài Nội dung
Bài 1 Xuất phát
Bài 2 Dừng xe nhường đường cho người đi bộ
Bài 3 Dừng và lái xe ngang dốc
Bài 4 Lái xe qua vệt bánh xe và đường hẹp vuông góc
Bài 5 Lái xe qua ngã tư có đèn tín hiệu điều khiển giao thông
Bài 6 Lái xe qua đường vòng quanh co
Bài 7 Ghép xe dọc vào nơi đỗ
Bài 8 Dừng xe tại nơi có đường sắt đi qua
Bài 9 Thay đổi số trên đường thẳng
Bài 10 Ghép xe ngang vào nơi đỗ
Bài 11 Kết thúc

Theo quy định học lái xe hạng C, thí sinh phải đạt điểm tối thiểu 80/100 trở lên và không vi phạm các lỗi loại trực tiếp mới vượt qua phần thi sa hình.

Sau khi đạt phần thi sa hình, thí sinh sẽ bước vào phần thi lái xe trên đường trường. Xe thi sẽ là xe có gắn thiết bị điện tử chấm điểm tự động và 1 giám khảo trên xe.

Thí sinh sẽ lái xe ít nhất 2000m và xử lý các tình huống theo quy định theo hiệu lệnh của loa trên xe thi. Các bài thi bao gồm: Bắt đầu, Tăng số, Giảm số và Kết thúc.

Học viên cần phải thực hiện đúng trình tự và chấp hành đúng quy tắc giao thông đường bộ. Để vượt qua phần thi đường trường, học viên phải đạt được ít nhất 80/100 điểm trở lên.

Trên đây là những thông tin về quy định về học và thi bằng lái xe hạng C mà chúng tôi muốn cung cấp đến bạn. Hi vọng những thông tin trong bài viết sẽ giúp bạn hiểu hơn về bằng lái xe hạng C và có kỳ thi sát hạch thành công. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ ngay với Hoclaixe12h.com để được hỗ trợ tư vấn lịch học nhanh chóng nhất nhé. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết.

Thông Tin Liên Hệ:

  • Giờ làm việc: 08:00 – 17:00 thứ 2 đến thứ 7
  • Điện thoại: 0911.3456.XX [Zalo]
  • Email: 
  • Địa chỉ:  38 Đ. Số 11, Khu Dân Cư Cityland Park Hills, Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh

Video liên quan

Chủ Đề