Số lần đi tiểu trung bình trong ngày năm 2024

Khi chúng ta còn là những đứa trẻ, việc đi tiểu khá thường xuyên là một chuyện rất đỗi bình thường. Tần suất đi tiểu phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, như lượng nước uống, thói quen sinh hoạt, khả năng và tốc độ lọc của thận, kích thước bàng quang, bệnh lý tiểu đường, hay sử dụng thuốc lợi tiểu...

Số lần đi tiểu trung bình trong ngày năm 2024

Trung bình một người đi tiểu khoảng 3 đến 4 giờ một lần, tổng cộng từ 6 đến 8 lần mỗi ngày. Thậm chí đi tiểu từ 4 đến 10 lần mỗi ngày có thể được coi là bình thường nếu đó là thói quen của bạn.

Trung bình mất khoảng 9 đến 10 tiếng để làm đầy hoàn toàn 1 bàng quang trống rỗng, nhưng chúng ta sẽ có cảm giác muốn đi tiểu khi bàng quang đầy 1 nửa. Khi bạn cảm thấy muốn đi tiểu, nếu nín lại - điều này có thể dẫn đến tổn thương cơ bàng quang theo thời gian. Trong những trường hợp nghiêm trọng sẽ gây nhiễm trùng đường tiết niệu tái phát nhiều lần hoặc suy giảm chức năng thận.

Một số dấu hiệu gợi ý rằng bạn đang đi tiểu quá nhiều so với bình thường

- Bạn đi tiểu hơn 8 lần trong một ngày.

Số lần đi tiểu trung bình trong ngày năm 2024

BS nội tổng quát Nguyễn Thị Hải Đan

- Bạn phải thức dậy nhiều lần vào ban đêm để đi tiểu.

- Bạn cảm thấy khó chịu, đau rát hoặc khó khăn khi đi tiểu.

- Bạn không kiểm soát được việc đi tiểu hoặc bị tiểu dầm.

- Bạn có dấu hiệu của bệnh tiểu đường, như khát nước liên tục, mệt mỏi, hay giảm cân.

Nếu bạn gặp phải các triệu chứng trên, bạn nên đi khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Đi tiểu quá nhiều lần có thể gây ra nhiều phiền toái và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bạn như lo lắng, xấu hổ, mất tự tin, làm mất nước và cân bằng điện giải trong cơ thể.

Đi tiểu nhiều cũng gây ra các triệu chứng như khô miệng, đau đầu, mệt mỏi, thậm chí co giật. Bạn có biết rằng, đi tiểu quá nhiều lần không phải để "rửa sạch bàng quang", mà làm tăng nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu. Nguyên do là vì vi khuẩn có thể dễ dàng xâm nhập vào bàng quang khi bạn đi tiểu thường xuyên.

Số lần đi tiểu trung bình trong ngày năm 2024

Dấu hiệu cảnh báo bệnh qua nước tiểu

Nếu bạn gặp những dấu hiệu sau khi đi tiểu thì nên thận trọng và đi khám sớm vì rất có thể đó là do bạn đang có bệnh trong người.

- Đi tiểu hơn 2 giờ một lần, đặc biệt là tiểu lượng nhỏ

- Đi tiểu hơn 10 lần mỗi ngày, hoặc hơn 3 lần mỗi đêm

- Trên 6 tiếng mới đi tiểu 1 lần mà không có cảm giác buồn tiểu

- Đột ngột muốn đi tiểu mà không kiểm soát được

- Đi tiểu đau

- Máu trong nước tiểu

- Phải rặn tiểu

- Tiểu không hết nước tiểu

- Nhiễm trùng tiểu tái phát

Điều gì khiến bạn đi tiểu quá nhiều?

Uống quá nhiều nước, sử dụng thuốc hoặc thực phẩm có chức năng lợi tiểu, bàng quang hoạt động quá mức (do sự nhạy cảm thần kinh liên kết giữa bàng quang và não bộ), đái tháo đường, nhiễm trùng đường tiết niệu, thai kỳ, ngưng thở khi ngủ, phì đại tuyến tiền liệt.

Đi tiểu quá nhiều có thể là dấu hiệu của các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, như viêm nhiễm đường tiết niệu, sỏi thận, ung thư bàng quang, hay suy thận. Bạn cũng nên chú ý đến lượng nước uống hợp lý và tránh uống các loại đồ uống có chứa caffeine hoặc rượu. Các loại nước này có thể kích thích bàng quang và làm tăng tần suất đi tiểu.

Tình trạng đi tiểu nhiều lần đã không còn xa lạ đối với nhiều người. Hiện tượng này gây ảnh hưởng tới thể chất và tâm lý của người bệnh. Vậy liệu 2 tiếng đi tiểu 1 lần có sao không?

Tần suất đi tiểu như thế nào là bình thường?

Trước khi giải đáp vấn đề cách 2 tiếng đi tiểu 1 lần có sao không, hãy cũng chúng tôi tìm hiểu về tần suất đi tiểu như thế nào là bình thường để có thể hiểu hơn về tình trạng này nhé!

Mặc dù không có một quy định cụ thể về số lần đi tiểu được coi là chuẩn, nhưng nhiều nghiên cứu đã đưa ra rằng một người khỏe mạnh thường đi tiểu khoảng 7 - 8 lần trong ngày và thải ra khoảng 1500 ml - 2000 ml nước tiểu. Trung bình, người bình thường trong 2,5 - 3 tiếng đi tiểu 1 lần. Có một số người gặp phải tình trạng đi tiểu nhiều lần hơn, chẳng hạn như 30 phút đi tiểu một lần hay cứ 5 phút đi tiểu 1 lần.

Số lần đi tiểu trung bình trong ngày năm 2024
Người bình thường đi tiểu khoảng 2,5-3 tiếng 1 lần

Tuy vậy, việc đi tiểu cách 2 tiếng 1 lần chưa hẳn là dấu hiệu của tình trạng đi tiểu quá nhiều. Bởi vì tần suất này có thể thay đổi dựa trên thói quen ăn uống và sự tương quan với cơ thể của mỗi người. Nhiều yếu tố ảnh hưởng tới tần suất đi tiểu, bao gồm thức ăn, đồ uống, loại thuốc, độ tuổi, tình trạng mang thai, kích thước bàng quang,…

Cách 2 tiếng đi tiểu 1 lần có sao không?

Tình trạng 2 tiếng đi tiểu 1 lần đem lại nhiều phiền toái trong công việc, cuộc sống và tâm lý. Đi tiểu nhiều lần, đặc biệt kèm theo tiểu buốt, tiểu rắt, đau bụng hay tiểu ra máu, có thể là dấu hiệu của những bệnh lý nghiêm trọng như sau:

Nhiễm trùng đường tiết niệu

Nhiễm trùng đường tiết niệu gây ra tiểu nhiều lần, buồn tiểu thường xuyên, tiểu gấp, và cảm giác nóng rát hoặc đau vùng kín khi đi tiểu. Vi khuẩn E.coli thường xâm nhập từ hậu môn, lên niệu đạo và lan truyền trong hệ tiết niệu gây nhiễm khuẩn. Mặc dù nhiễm trùng đường tiết niệu phổ biến ở cả nam và nữ, nó thường xuất hiện nhiều hơn ở phụ nữ.

Bệnh lý tuyến tiền liệt

Bệnh lý tuyến tiền liệt thường xuất hiện ở nam giới ở mọi lứa tuổi, đặc biệt là nam giới trung và cao tuổi. Một trong những chức năng quan trọng của tuyến tiền liệt là co bóp và kiểm soát nước tiểu. Khi gặp vấn đề như phì đại, viêm, u xơ tuyến tiền liệt có thể ảnh hưởng đến quá trình đi tiểu.

Nếu bạn trải qua các triệu chứng như đi tiểu 2 tiếng 1 lần, tiểu nhiều, tiểu nhỏ giọt, bí tiểu và tiểu đêm nhiều lần ở nam giới, có khả năng tuyến tiền liệt của bạn đang gặp vấn đề.

Rối loạn chức năng bàng quang

Chức năng của bàng quang rất quan trọng cho việc kiểm soát việc đi tiểu. Nếu chức năng bàng quang bị rối loạn có thể dẫn đến việc bàng quang không thể trữ nước tiểu lâu gây tiểu nhiều lần. Hãy để ý đến tình trạng này và xử lý kịp thời để tránh tác động xấu đến cuộc sống hàng ngày và sức khỏe chung.

Số lần đi tiểu trung bình trong ngày năm 2024
2 tiếng đi tiểu 1 lần có sao không là thắc mắc của nhiều người

Mẹo dân gian cải thiện đi tiểu nhiều lần

Ngoài việc tuân thủ chế độ chăm sóc và lối sống lành mạnh, bạn cũng có thể tìm hiểu thuốc trị đi tiểu nhiều lần hay áp dụng một số bài thuốc dân gian chữa đi tiểu nhiều từ nguyên liệu tự nhiên để cải thiện tình trạng này. Dưới đây là một số mẹo đơn giản và an toàn để cải thiện tình trạng đi tiểu nhiều lần mà bạn có thể thử:

Bài thuốc từ đậu đỏ để giảm tiểu nhiều

Đậu đỏ không chỉ có tác dụng tăng cường chức năng thận, kiểm soát bệnh tiểu đường, và cung cấp chất xơ, mà còn giúp duy trì cân nặng ổn định, từ đó hạn chế tình trạng tiểu nhiều lần hiệu quả. Bạn có thể dùng đậu đỏ để nấu cháo, nấu chè, hoặc kết hợp với mề gà để tạo ra một món ăn bổ dưỡng, từ đó giúp giảm tiểu nhiều và tiểu đêm.

Nguyên liệu:

  • 2 cái mề gà.
  • 45g đậu đỏ.

Cách làm:

  • Xát muối trắng vào mề gà rồi rửa sạch, sau đó thái thành những miếng nhỏ vừa ăn.
  • Ngâm đậu đỏ trong nước lạnh khoảng 30 phút, sau đó rửa sạch và cho vào nồi.
  • Đặt mề gà vào nồi cùng với đậu đỏ đã ngâm và ninh chín nhừ, sau đó nêm gia vị vừa ăn.
  • Mỗi ngày, bạn có thể ăn món đậu đỏ ninh mề gà một lần để giảm tình trạng tiểu nhiều và tiểu đêm.

Câu kỷ tử

Câu kỷ tử đã rất nổi tiếng với công dụng bổ thận tráng dương và tăng cường sức mạnh gân cốt. Được đánh giá là mang lại hiệu quả cao trong việc điều trị tình trạng tiểu nhiều lần trong ngày.

Nguyên liệu: 15g câu kỷ tử.

Cách làm:

  • Rửa sạch câu kỷ tử và nấu cùng với nước uống hàng ngày.
  • Uống nước câu kỷ tử 2-3 lần mỗi ngày và sử dụng liên tục trong vòng 5 ngày, bạn sẽ cảm nhận được sự cải thiện đáng kể trong tình trạng bệnh.

Cật heo

Cật heo trong Đông y cũng được xem là nguyên liệu bổ thận tráng dương và có khả năng chữa triệu chứng tiểu nhiều lần khá tốt.

Nguyên liệu:

  • 2 quả cật heo.
  • 15g đỗ trọng.
  • 29g hạch đào nhân.

Cách làm:

  • Bổ đôi quả cật heo, lọc bỏ gân trắng, rửa sạch bằng giấm hoặc muối, sau đó thái thành những miếng vừa ăn.
  • Rửa sạch đỗ trọng và hạch đào nhân.
  • Cho cật heo, đỗ trọng và hạch đào nhân vào nồi, thêm nước và ninh nhừ cho đến khi chín.
  • Nêm gia vị vừa ăn và sau đó tắt bếp.
    Số lần đi tiểu trung bình trong ngày năm 2024
    Cật heo giúp trị đi tiểu nhiều lần hiệu quả

Sinh địa và trứng gà

Theo Đông y, sinh địa có rất nhiều công dụng giúp bổ thận, bổ máu, làm mát máu, thông huyết mạch, giải độc và thanh nhiệt,... Sự kết hợp giữa sinh địa và trứng gà tạo ra bài thuốc mang đến hiệu quả rất tốt trong việc trị tình trạng tiểu nhiều lần.

Nguyên liệu:

  • 30g sinh địa.
  • 1 quả trứng gà.

Cách làm:

  • Rửa sạch lá sinh địa, sau đó cho vào nồi với 300ml nước và đun sôi kỹ.
  • Đập trứng gà vào nước sinh địa trên và khuấy đều.
  • Hấp hỗn hợp này bằng phương pháp cách thủy cho đến khi chín, sau đó ăn ngay khi còn nóng.
  • Sử dụng bài thuốc này liên tục trong khoảng 7 - 10 ngày, bạn sẽ cảm nhận sự giảm thiểu đáng kể trong tình trạng tiểu nhiều lần.

Thịt hến

Hến có tính hàn và vị mặn, được biết đến với các công dụng như bổ thận, mát gan, thải độc, kích thích tiểu tiện và thanh lọc cơ thể. Hến cũng chứa nhiều loại vitamin và khoáng chất có lợi cho sức khỏe. Có thể sử dụng hến để chế biến thành nhiều món ăn khác nhau như canh hến nấu bầu, cháo hến...

Nguyên liệu:

  • 200 con hến.
  • ½ quả bầu nhỏ.

Cách làm:

  • Ngâm hến, rửa sạch và luộc chín. Lấy phần thịt hến và giữ lại phần nước dùng. Cạo vỏ bầu, rửa sạch và thái thành những miếng nhỏ.
  • Xào thịt hến với gia vị vừa ăn, sau đó thêm bầu vào và đảo đều để thấm đều gia vị.
  • Cho phần nước luộc hến vào đun sôi khoảng 10 phút.

Hy vọng những chia sẻ của chúng tôi về vấn đề “2 tiếng đi tiểu 1 lần có sao không”. Có thể thấy hiện tượng này không chỉ đơn thuần là một tình trạng khó chịu trong cuộc sống hàng ngày, mà còn có thể là dấu hiệu của những vấn đề sức khỏe tiềm ẩn. Do vậy bạn cần lắng nghe cơ thể, không bỏ qua những triệu chứng bất thường và tìm kiếm sự tư vấn từ các chuyên gia y tế để được hỗ trợ tốt nhất.

Trung bình mỗi ngày đi tiểu bao nhiêu lần?

Một người khỏe mạnh có thể đi tiểu từ 4 - 10 lần/ngày. Tuy nhiên, số lần đi tiểu trung bình thường là từ 6 - 7 lần/ngày. Số lần đi tiểu có thể khác nhau trong những ngày khác, phụ thuộc vào các yếu tố: Tuổi tác.nullBạn nên đi tiểu bao nhiêu lần một ngày? - Vinmecwww.vinmec.com › Tin tức › Thông tin sức khỏe › Sức khỏe tổng quátnull

Uống 2 lít nước mỗi ngày đi tiểu bao nhiêu lần?

Thận cũng cảnh báo cơ thể thiếu nước bằng cách hạn chế sản xuất nước tiểu, khiến bạn có thể đi tiểu ít hơn (2-3 lần/ ngày, thay vì 6-7 lần/ ngày ở người uống đủ nước). Tóm lại nước có vai trò vô cùng quan trọng với cơ thể, vì thế bạn nên chú ý uống đủ nước và ăn đủ chất để đảm bảo cơ thể luôn được khỏe mạnh.nullTại sao chúng ta cần uống 2 lít nước mỗi ngày? - Vinmecwww.vinmec.com › tin-tuc › tai-sao-chung-ta-can-uong-2-lit-nuoc-moi-ngaynull

1 ngày đi tiểu bao nhiêu ml?

1. Thể tích nước tiểu là bao nhiêu? Thể tích nước tiểu bình thường ở người trưởng thành là 800 - 2000 ml/24 giờ, tương đương khoảng 16 - 25 ml/kg trọng lượng cơ thể, với lượng nước đưa vào cơ thể trung bình 2 lít/ngày.nullThể tích nước tiểu là bao nhiêu? Ý nghĩa từng thông số trong xét ...www.vinmec.com › tin-tuc › thong-tin-suc-khoe › tich-nuoc-tieu-la-bao-n...null

Đi tiểu nhiều lần trong ngày nên uống thuộc gì?

Các loại thuốc trị đi tiểu nhiều lần trong Tây y.

Thuốc kháng sinh trị tiểu nhiều lần. ... .

Thuốc Desmopressin. ... .

Thuốc trị đi tiểu nhiều lần kháng Cholinergic. ... .

Thuốc giảm kích ứng đường tiểu Phenazopyridine. ... .

Thuốc điều trị bàng quang tăng hoạt Tolterodine. ... .

Thuốc chẹn Alpha-1. ... .

Thuốc an thần..