Suy nghĩ của em về bài học được rút ra từ câu chuyện cậu bé và cây si già

Lorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipiscing elit.Morbi adipiscing gravdio, sit amet suscipit risus ultrices eu.Fusce viverra neque at purus laoreet consequa.Vivamus vulputate posuere nisl quis consequat.

Create an account

Bài 3: Viết về cuốn sách mà em yêu thích: Cây chuối non đi giày xanh - Tác giả Nguyễn Nhật Ánh

Tôi đã từng nghe nói ở đâu rằng “sách là thế giới”. Quả thật đúng như vậy, sách là thế giới thu nhỏ, cho phép ta trải nghiệm, cảm nhận rất nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau. Qua những câu chuyện đầy xúc động mỗi người lại tự rút ra những bài học cho riêng mình. Đối với tôi cuốn sách gối đầu giường, cuốn sách tôi yêu thích nhất chính là “Cây chuối non đi giày xanh” của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh.

Câu chuyện được bắt đầu thật tự nhiên hợp lý. Nhân vật Đăng cũng là nhân vật chính trong tác phẩm nhận được lời đề nghị của người bạn: “Mày viết cho tao một bài về những kỉ niệm lúc mày còn ở đây… Mày viết thật thơ mộng vào. Như viết tiểu thuyết càng tốt”. Nhận lời đề nghị của người bạn, Đăng đã bắt tay vào viết, đó cũng là lúc biết bao kỉ niệm xưa cũ, trong trẻo, hồn nhiên của tuổi thơ ùa về: tình bạn, tình yêu, tình cảm thầy trò. Những kỉ niệm ấy thật đẹp đẽ, mơ mộng và đáng trân trọng biết bao.

Trong cuốn truyện điều tôi ấn tượng nhất là hành trình tuổi thơ cũng là hành trình phát triển từ tình bạn thành tình yêu của Đăng và nhỏ Thắm. Những đứa trẻ con ngây thơ, hồn nhiên bên nhau trong suốt thuở thiếu thời: bị chết đuối hụt, chúng cùng đi học bơi, bảo vệ nhau trước những kẻ xấu, cùng nhau đi học, cùng nhau cười đùa,… và chúng ngượng ngùng, xấu hổ khi nghe thấy những lời chòng ghẹo, trêu đùa từ người khác.

Nhưng trên hết đó là sự quan tâm, giúp đỡ nhau chân thành, tha thiết. Tôi đã vô cùng ngỡ ngàng, ngạc nhiên với hành động hồn nhiên mà cũng đầy chân thành của chú tiểu Khôi, Phan… khi Thắm buộc phải lấy người mà bố mẹ mai mối. Đó còn là sự yêu thương vô bờ của mẹ Thắm dành cho đứa con của mình. Chẳng phải ai khác mà chính là bà đã dán tờ giấy ấy trước nhà với nội dung phản đối hôn nhân lạc hậu. Bà mẹ ấy thật bao dung và vĩ đại biết bao. Bà biết rằng nếu bị phát hiện chắc chắn nhỏ Thắm sẽ bị ăn đòn, bởi vậy bà tình nguyện làm việc đó để đỡ đòn roi thay cho con.

Tác phẩm còn thể hiện tình người, tình làng nghĩa xóm đầm ấm, thân thiết. Ông hớt tóc chẳng khác nào ông Ba Bị mà bố mẹ vẫn dọa mỗi lần tôi hư. Ông hay chòng ghẹo những đứa bé trong làng, miệng ông nhai trầu đỏ lòm làm tất cả những đứa trẻ trong làng phải khiếp sợ. Nhưng khi thấy Đăng và Thắm bị ngã nước, sắp chết đuối ông đã vội vàng xuống cứu. Ẩn sau con người gàn dở ấy là cả một tấm lòng nhân hậu và lương thiện biết bao.

Và còn rất nhiều câu chuyện nhỏ nhặt, vô cùng đời thường trong truyện khiến người ta đọc một lần rồi chẳng thể nào quên được. Có lẽ khi đọc cuốn sách này những đứa trẻ nông thôn sẽ như được sống lại những kí ức ngây thơ, hồn nhiên của mình. Chỉ là những câu chuyện vặt, câu chuyện nhỏ nhưng đầy chất nhân văn và thấm đẫm tình người.
Truyện được viết bằng giọng văn nhẹ nhàng, sâu lắng, thấm đẫm chất trữ tình. Ngôn ngữ giản dị, tự nhiên, đậm chất Nam Bộ khiến người đọc cảm nhận được thân thương, gần gũi. Không chỉ vậy, Nguyễn Nhật Ánh còn tạo dựng tình huống đặc sắc, những chi tiết bất ngờ làm câu chuyện trở nên hấp dẫn, lí thú hơn.

Gấp cuốn sách lại, những gì đọng lại trong lòng mỗi người không chỉ là giọng văn đằm thắm, chân thành mà còn bởi tình người sâu sắc, cảm động, bởi những suy nghĩ hồn nhiên, ngây thơ nhưng hết sức chân thành. Qua tác phẩm, không chỉ tôi mà rất nhiều bạn khác sẽ rút ra cho mình bài học riêng cho mình: bài học về tình bạn, tình cảm hàng xóm, về tình cảm gia đình,…

Câu chuyện cậu bé và cây si già là một bài học làm người có ý nghĩa sâu sắc. Những gì bản thân mình không muốn thì đừng bắt người khác phải nhận, phải biết đặt mình vào hoàn cảnh của người khác để thấu hiểu, sẻ chia và thông cảm. Đây cũng là một trong những đề tài hay mà thầy, cô giáo hay ra đề trong những kì thi, kiểm tra trong chương trình ôn tập kiến thức ngữ văn 12. Để giúp bạn hiểu rõ ràng và sâu sắc hơn về các dạng đề đọc hiểu liên quan đến văn bản này, cùng THPT Sóc Trăng tham khảo một số đề đọc hiểu Cậu bé và cây si già dưới đây và xem gợi ý đáp án của từng đề bạn nhé:

Đọc hiểu Cậu bé và cây si già

Đề đọc hiểu

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:

CẬU BÉ VÀ CÂY SI GIÀ

Bạn đang xem: Đề đọc hiểu Cậu bé và cây si già

 Bờ ao đầu làng có một cây si già. Thân cây to, cành lá xum xuê, ngả xuống mặt nước. Một cậu bé đi ngang qua. Sẵn con dao nhọn trong tay, cậu hí hoáy khắc tên mình lên thân cây. Cây đau điếng, nhưng cố lấy giọng vui vẻ, hỏi cậu:

– Chào cậu bé. Tên cậu là gì nhỉ?

– Cháu tên là Ngoan.

– Cậu có cái tên mới đẹp làm sao!

Mặt cậu bé rạng lên. Cậu nói:

– Cảm ơn cây.

– Này, vì sao cậu không khắc tên lên người cậu? Như thế có phải tiện hơn không? – Cây hỏi.

Cậu bé rùng mình, lắc đầu:

– Đau lắm, cháu chịu thôi!

– Vậy, vì sao cậu lại bắt tôi phải nhận cái điều cậu không muốn?

(Theo Trần Hồng Thắng)

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản trên.

Câu 2: Anh/Chị hiểu thế nào về câu nói của cậu bé: “Đau lắm, cháu chịu thôi!”?

Câu 3: Văn bản gửi gắm bức thông điệp gì với anh/chị?

Câu 4: Gạch chân và gọi tên thành phần biệt lập có trong hai câu sau: Này, vì sao cậu không khắc tên lên gười cậu? Như thế có phải tiện hơn không – cây hỏi?

Câu 5: Theo anh/chị, cậu bé trong văn bản đã phạm sai lầm gì? Sai lầm đó thể hiện qua câu nói nào?

Câu 6: Viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của mình về bài học được rút ra từ câu chuyện trên.

Đáp án đề đọc hiểu Cậu bé và cây si già

Câu 1: Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản trên là: tự sự

Câu 2: Câu nói của cậu bé: “Đau lắm, cháu chịu thôi!”, có thể hiểu:

– Cậu bé sợ đau nên không khắc tên cậu lên chính thân thể cậu (0.25)

– Cậu bé không hiểu được nỗi đau đớn mà cây si già vừa trải qua.

Câu 3: Học sinh được đưa ra suy nghĩ cá nhân và đưa ra thông điệp bản thân thấy phù hợp

Ví dụ: – Điều mình không muốn nhận thì cũng đừng làm đối với người khác.

– Đó là điều kiện để cuộc sống đầy ắp tình thương và hạnh phúc.

Câu 4: Thành phần biệt lập có trong hai câu sau: Này, vì sao cậu không khắc tên lên người cậu? Như thế có phải tiện hơn không – cây hỏi?

là:

– “Này”: Thành phần gọi đáp.

– “Cây hỏi”: Thành phần phụ chú.

Câu 5: – Cậu bé trong văn bản đã phạm sai lầm: Cậu bé biết mình sẽ đau đớn khi khắc tên lên chính thân thể mình. Nhưng cậu bé lại khắc tên cậu lên thân thể người khác. Cậu bé không nhận thức được, người khác cũng có những cảm xúc giống cậu.

– Sai lầm đó thể hiện qua câu nói của cây si già: – Vậy, vì sao cậu lại bắt tôi phải nhận cái điều cậu không muốn?

Câu 6: Các em có thể tham khảo những gợi ý dưới đây để viết được một đoạn văn hoàn chỉnh

– Từ câu chuyện, thí sinh có thể xác định được trong cuộc sống, có nhiều điều mà bản thân mình không muốn nhận ( sự đau đớn, khổ đau, mất mát, bất hạnh…). Và dù vẫn có lúc không tránh được nhưng bản thân mỗi người không ai mong những điều đó đến với mình.

– Không nên đem lại cho người khác những điều mà mình không muốn (nỗi đau đớn, khổ đau, sự mất mát hay bất hạnh…) dù vô tình hay cố ý.

– Không được ích kỷ hay thờ ơ, dửng dưng, vô tình trước hậu quả của những lời nói hay hành động mà chính bản thân mình đã gây nên đối với người khác và phải biết đặt mình trong hoàn cảnh của người khác để thấu hiểu, sẻ chia và thông cảm…

– Mỗi con người không chỉ biết đem lại niềm vui, niềm hạnh phúc cho bản thân mà còn cần biết đem lại cho người khác niềm vui, niềm hạnh phúc…

– Phê phán những kẻ chỉ nghĩ đến lợi ích của bản thân mà quên đi người khác

– Bài học rút ra cho bản thân: hãy biết sống chậm lại, lắng nghe những người xung quanh, để hiểu hơn, để yêu hơn và tránh gây ra những điều tổn thương không đáng có; biết nhận ra lỗi lầm của mình và biết sửa chữa nó.

————-

Trên đây là một số đề đọc hiểu Cậu bé và cây si già mà THPT Sóc Trăng đã sưu tầm được, mong rằng sẽ giúp ích cho các em trong quá trình ôn tập tại nhà và đừng quên truy cập thường xuyên vào trang để cập nhật các đề đọc hiểu ngữ văn 12 mới nhất nhé!

Cùng tham khảo đề đọc hiểu Cậu bé và cây si già để làm quen với các dạng câu hỏi đọc hiểu về văn bản này trong các kì thi em nhé!

Đăng bởi: THPT Sóc Trăng

Chuyên mục: Giáo dục

Câu chuyện Cậu bé và cây si già là câu chuyện nhân văn gửi gắm thông điệp về việc đừng bắt người khác làm những việc mà mình còn không chịu được. Đây cũng là cuốn sách được viết từ niềm tin, hy vọng và nghị lực của một con người đã tự vươn lên tìm kiếm sự đổi thay cho cuộc đời mình. Đây là một trong những nội dung được thầy cô yêu thích và đưa vào phần Đọc hiểu của các đề thi, đề kiểm tra.

Để giúp bạnhiểu rõ ràng và sâu sắc hơn về các dạng đề đọc hiểu liên quan đếntác phẩmnày, cùng Top lời giải tham khảo một số câu hỏi sau:

Các đề đọc hiểu cậu bé và cây si già

Đề đọc hiểu cậu bé và cây si già – Đề số 1

ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:

CẬU BÉ VÀ CÂY SI GIÀ

Bờ ao đầu làng có một cây si già. Thân cây to, cành lá xum xuê, ngả xuống mặt nước. Một cậu bé đi ngang qua. Sẵn con dao nhọn trong tay, cậu hí hoáy khắc tên mình lên thân cây. Cây đau điếng, nhưng cố lấy giọng vui vẻ, hỏi cậu:

– Chào cậu bé. Tên cậu là gì nhỉ?

– Cháu tên là Ngoan.

– Cậu có cái tên mới đẹp làm sao!

Mặt cậu bé rạng lên. Cậu nói:

– Cảm ơn cây.

– Này, vì sao cậu không khắc tên lên người cậu? Như thế có phải tiện hơn không? – Cây hỏi.

Cậu bé rùng mình, lắc đầu:

– Đau lắm, cháu chịu thôi!

– Vậy, vì sao cậu lại bắt tôi phải nhận cái điều cậu không muốn?

(Theo Trần Hồng Thắng)

Câu 1. ( 0,5 điểm) Xác địnhphương thức biểu đạtchính được sử dụng trong văn bản trên.

Câu 2. ( 0,5 điểm) Anh/Chị hiểu thế nào về câu nói của cậu bé: “Đau lắm, cháu chịu thôi!”?

Câu 3. ( 1 điểm) Theo anh/chị, cậu bé trong văn bản đã phạm sai lầm gì? Sai lầm đó thể hiện qua câu nói nào?

Câu 4. ( 1 điểm) Văn bản gửi gắm bức thông điệp gì với anh/chị?

Gợi ý đáp án đề đọc hiểu cậu bé và cây si già – Đề số 1

Câu 1:

Phương thức biểu đạt chính: tự sự.

Câu 2:

Câu nói của cậu bé: “Đau lắm, cháu chịu thôi!”,có thể hiểu:

– Cậu bé sợ đau nên không khắc tên cậu lên chính thân thể cậu (0.25)

– Cậu bé không hiểu được nỗi đau đớn mà cây si già vừa trải qua.(0.25)

Câu 3:

– Cậu bé trong văn bản đã phạm sai lầm: Cậu bé biết mình sẽ đau đớn khi khắc tên lên chính thân thể mình. Nhưng cậu bé lại khắc tên cậu lên thân thể người khác. Cậu bé không nhận thức được, người khác cũng có những cảm xúc giống cậu.

– Sai lầm đó thể hiện qua câu nói của cây si già: – Vậy, vì sao cậu lại bắt tôi phải nhận cái điều cậu không muốn?

Câu 4:

HS trình bày suy nghĩ cá nhân, nêu rõ thông điệp đó có ý nghĩa với em ? ( Điều mình không muốn nhận thì cũng đừng làm đối với người khác (0.75).

Đó là điều kiện để cuộc sống đầy ắp tình thương và hạnh phúc (0.25)).

Đề đọc hiểu Cậu bé và cây si già – Đề số 2

Đề đọc hiểu

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:

CẬU BÉ VÀ CÂY SI GIÀ

Bờ ao đầu làng có một cây si già. Thân cây to, cành lá xum xuê, ngả xuống mặt nước. Một cậu bé đi ngang qua. Sẵn con dao nhọn trong tay, cậu hí hoáy khắc tên mình lên thân cây. Cây đau điếng, nhưng cố lấy giọng vui vẻ, hỏi cậu:

- Chào cậu bé. Tên cậu là gì nhỉ?

- Cháu tên là Ngoan.

- Cậu có cái tên mới đẹp làm sao! Mặt cậu bé rạng lên. Cậu nói:

- Cảm ơn cây.

- Này, vì sao cậu không khắc tên lên người cậu? Như thế có phải tiện hơn không? – Cây hỏi.

Cậu bé rùng mình, lắc đầu:

- Đau lắm, cháu chịu thôi!

- Vậy, vì sao cậu lại bắt tôi phải nhận cái điều cậu không muốn? (Theo Trần Hồng Thắng)

Câu 1:

Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản trên.

Câu 2:

Anh/Chị hiểu thế nào về câu nói của cậu bé: “Đau lắm, cháu chịu thôi!”? Đề đọc hiểu Cậu bé và cây si già

Câu 3:

Văn bản gửi gắm bức thông điệp gì với anh/chị?

Câu 4:

Gạch chân và gọi tên thành phần biệt lập có trong hai câu sau: Này, vì sao cậu không khắc tên lên gười cậu? Như thế có phải tiện hơn không – cây hỏi?

Câu 5:

Theo anh/chị, cậu bé trong văn bản đã phạm sai lầm gì? Sai lầm đó thể hiện qua câu nói nào?

Câu 6:

Viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của mình về bài học được rút ra từ câu chuyện trên. Đáp án đề đọc hiểu Cậu bé và cây si già

Gợi ý đáp án đề đọc hiểu cậu bé và cây si già – Đề số 2

Câu 1:

Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản trên là: tự sự

Câu 2:

Câu nói của cậu bé: “Đau lắm, cháu chịu thôi!”, có thể hiểu:

- Cậu bé sợ đau nên không khắc tên cậu lên chính thân thể cậu (0.25)

- Cậu bé không hiểu được nỗi đau đớn mà cây si già vừa trải qua.

Câu 3:

Học sinh được đưa ra suy nghĩ cá nhân và đưa ra thông điệp bản thân thấy phù hợp Ví dụ: - Điều mình không muốn nhận thì cũng đừng làm đối với người khác. - Đó là điều kiện để cuộc sống đầy ắp tình thương và hạnh phúc.

Câu 4:

Thành phần biệt lập có trong hai câu sau: Này, vì sao cậu không khắc tên lên người cậu? Như thế có phải tiện hơn không – cây hỏi? là: - “Này”: Thành phần gọi đáp. - “Cây hỏi”: Thành phần phụ chú.

Suy nghĩ của em về bài học được rút ra từ câu chuyện cậu bé và cây si già

Câu 5:

- Cậu bé trong văn bản đã phạm sai lầm: Cậu bé biết mình sẽ đau đớn khi khắc tên lên chính thân thể mình. Nhưng cậu bé lại khắc tên cậu lên thân thể người khác. Cậu bé không nhận thức được, người khác cũng có những cảm xúc giống cậu.

- Sai lầm đó thể hiện qua câu nói của cây si già:

- Vậy, vì sao cậu lại bắt tôi phải nhận cái điều cậu không muốn?

Câu 6:

Các em có thể tham khảo những gợi ý dưới đây để viết được một đoạn văn hoàn chỉnh Đề đọc hiểu Cậu bé và cây si già

– Từ câu chuyện, thí sinh có thể xác định được trong cuộc sống, có nhiều điều mà bản thân mình không muốn nhận ( sự đau đớn, khổ đau, mất mát, bất hạnh…). Và dù vẫn có lúc không tránh được nhưng bản thân mỗi người không ai mong những điều đó đến với mình.

– Không nên đem lại cho người khác những điều mà mình không muốn (nỗi đau đớn, khổ đau, sự mất mát hay bất hạnh…) dù vô tình hay cố ý.

– Không được ích kỷ hay thờ ơ, dửng dưng, vô tình trước hậu quả của những lời nói hay hành động mà chính bản thân mình đã gây nên đối với người khác và phải biết đặt mình trong hoàn cảnh của người khác để thấu hiểu, sẻ chia và thông cảm…

– Mỗi con người không chỉ biết đem lại niềm vui, niềm hạnh phúc cho bản thân mà còn cần biết đem lại cho người khác niềm vui, niềm hạnh phúc…

– Phê phán những kẻ chỉ nghĩ đến lợi ích của bản thân mà quên đi người khác

– Bài học rút ra cho bản thân: hãy biết sống chậm lại, lắng nghe những người xung quanh, để hiểu hơn, để yêu hơn và tránh gây ra những điều tổn thương không đáng có; biết nhận ra lỗi lầm của mình và biết sửa chữa nó.

Bài mẫu

Câu chuyện Cậu bé và cây si già là câu chuyện nhân văn gửi gắm thông điệp về việc đừng bắt người khác làm những việc mà mình còn không chịu được. Trong truyện, cậu bé đã khắc dao lên cây si làm cho cây đau đớn; khi cây si bảo sao cậu bé không khắc lên người mình, cậu bé bảo đau thì cây si đã hỏi cậu rằng tại sao cậu bắt cây nhận điều mà chính cậu cũng không muốn. Qua câu chuyện, em nhận thấy được là điều mình không muốn nhận thì cũng đừng bao giờ làm đối với người khác. Việc ta cần làm là có thái độ sống nghĩ cho cả những người xung quanh, mở rộng tấm lòng bao dung và không làm tổn thương người khác. Đó chính là điều kiện căn bản để cuộc sống đầy ắp tình thương và hạnh phúc. Tóm lại, câu chuyện đã gửi gắm bài học về thái độ sống nhân ái và bao dung của người với người trong cuộc sống.