Tại sao con người lại tham dục sư toại khanh

Đừng nói là tôi nghèo quá tôi không có gì bố thí là sai rồi. Đạo Phật không dành cho đại gia, đạo Phật không dành cho người giàu, mà đạo Phật dành cho người có lòng, có tâm, có trí, có tình.

Nhiều người mặc cảm nói : “Con nghèo quá làm sao con bố thí “, hiểu như vậy là sai rồi.

Pháp bố thíkhông phải dành cho người giàu mà nó dành cho người có lòng, giàu mà không có lòng thì cũng vứt đi, còn nghèo mà có lòng thì cũng ok. Mình nghèo mà mình có lòng có trái chuối, củ khoai, trái cà, trái ớt cũng sẵn lòng chia sẻ.

Có ông phóng viên người Mỹ hay người Anh, ông qua bên Nepal ông học được một bài học lớn về Phật giáo, ông thấy một bà lão ăn mày đói rã rời từ sáng tới trưa có người liệng cho bà một khúc bánh mì bà mừng quá, bà vừa cầm lên cắn được 2 miếng thì có con chó ở đâu nó chạy tới, bà bèn dứt khoát bẻ đôi liệng cho con chó một nửa, ông này ổng khoái quá ông lại hỏi bà, thì bà trả lời : “Nó đói tôi cũng đói thì tại sao tôi lại ăn một mình, phải chia cho 2 đứa cùng đói chứ“. Bà trả lời như một cái máy không suy tư gì hết.

Trong suy tư của bà này không hề có sự phân biệt, không có ranh giới nào giữa người với thú trong nhu cầu vật chất. Người như vậy mới gọi là người sống hạnh bố thí. Chứ đừng nói là tôi nghèo quá tôi không có gì bố thí là sai rồi. Đạo Phật không dành cho đại gia, đạo Phật không dành cho người giàu, mà đạo Phật dành cho người có lòng, có tâm, có trí, có tình.

Bố thí quý ở tâm, không phải ở lượng

Tại sao con người lại tham dục sư toại khanh

Hôm trước tôi có giảng, mình cho người ta, rồi coi họ không ra gì, nghĩ họ là kẻ thọ ơn, còn mình là người ban phát.

Dầu đó là con chó, nhưng mình phải nhớ, kiếp này nó là chó nhưng kiếp trước nó cũng là người như mình, mình không có lý do nào mà coi thường ai hết, nhờ có nó mình mới có được công đức, thay vì mình coi thường người nhận, tại sao mình không nghĩ nhờ có kẻ nhận mình mới có thể là người cho, không có kẻ nhận thì làm sao có người cho, làm sao có công đức, như vậy mình lấy cái lý gì coi thường họ, phải nghĩ như vậy.

Đời này kiếp này họ xoè tay nhận, chứ đời xưa kiếp trước có chắc gì mình bằng họ. Chưa kể bây giờ họ mang thân chó, thân heo, thân người cùng đinh khố rách áo ôm, nhưng nhằm lúc kiếp của họ hưởng quả xấu, chứ còn công đức tu hành của họ chắc gì thua mình.

Bố thí một cách trân trọng, đời đời sanh ra ngoài chuyện giàu có, còn có thêm kẻ hầu người hạ, đi đâu cũng có ba quân tướng sĩ nâng áo, nâng đuôi lân phía sau, là bởi vì mình bố thí một cách trân trọng cho nên mình cũng sẽ được thiên hạ trân trọng lại. Chuyện này rất khoa học nhân nào quả nấy."

Phật dạy sự lạc thú từ việc tham sắc dục chỉ là nhất thời nhưng tội nghiệp mang lại thì to như núi. Nếu phạm lỗi, không chỉ người đó đã gây ra tai họa lớn cho chính mình, mà còn mang tới bất hạnh cho con cái họ.

 Câu chuyện quả báo của việc tham sắc dục đáng suy ngẫm

Có một câu chuyện vẫn được dân gian lưu truyền để răn dạy người đời giữ gìn chung thủy trong cuộc sống lứa đôi.

Cổ ngữ có câu: “Làm việc phải theo Thiên đạo”. Họ cho rằng, người tham háo sắc dục, ý niệm, hành vi bất chính không chỉ làm tổn hại đến danh tiết và bản tính thiện lương của bản thân mà còn trái với Thiên lý, nên phải chịu sự trừng phạt. Câu chuyện về người đàn ông tham háo sắc dục dưới đây là một ví dụ.

Trước đây có một vị thư sinh tên là Lý Sinh, vô cùng chăm chỉ đọc sách, giỏi viết văn. Trên đường đến kinh thành dự thi, anh ta quyết định nghỉ lại qua đêm ở một nhà trọ bên đường.

Đêm trước, người chủ quán trọ vốn nằm mộng gặp Thổ Địa và Thổ Địa nói với ông rằng: “Ngày mai sẽ có một vị tên là Lý Sinh đến nghỉ trọ tại quán của ông. Ông phải đối đãi tốt với anh ta, bởi vì anh ta có mệnh thi đỗ khoa bảng!”.

Tại sao con người lại tham dục sư toại khanh

Câu chuyện quả báo của việc tham sắc dục đáng suy ngẫm. Ảnh minh họa

Sáng sớm ngày hôm sau, quả nhiên Lý Sinh đã đến. Ông chủ quán trọ ân cần chiêu đãi đồ ăn ngon và còn cung cấp xe ngựa cho anh ta đi.

Lý Sinh thấy quá lạ bèn hỏi chủ quán: “Vì sao ông lại đối đãi tốt với tôi như vậy?”.

Chủ quán liền kể lại giấc mộng đêm qua của mình cho Lý Sinh nghe. Lý Sinh nghe xong vô cùng cao hứng, liền nghĩ mãi rằng: “Mình sắp đỗ đạt công danh rồi! Nếu mình mà làm đại quan thì mình phải bỏ ngay người vợ xấu xí hiện tại của mình và lấy người vợ mới xinh đẹp hơn mới phải!”

Sau khi Lý Sinh rời đi vào sáng hôm sau, người chủ lữ quán lại mộng thấy Thổ Thần đến nói với ông rằng: “Lý Sinh này có ý định bất lương, công danh còn chưa thành mà đã nghĩ đến chuyện vứt bỏ người vợ tào khang, giờ thì anh ta đã không còn hy vọng đỗ đạt nữa rồi.”

Mấy hôm sau, Lý Sinh lại trở về quán trọ ấy nhưng ông chủ quán trọ lại đối xử với anh ta vô cùng lạnh nhạt, thậm chí còn không cho phép anh ta ở lại qua đêm.

Lý Sinh không hiểu vì sao liền hỏi người chủ quán trọ nguyên nhân. Chủ quán trọ liền nói lại những lời mà Thổ Thần đã nói với ông cho Lý Sinh nghe. Lý Sinh nghe xong kinh sợ và cảm thấy vô cùng xấu hổi, vội vã rời đi. Về sau, quả nhiên là Lý Sinh không đắc được chút công danh nào.

Lý Sinh chỉ có một ý nghĩ sai trái, vậy mà mệnh của anh ta vốn đắc công danh đã bị hủy đi, phúc báo bị tước mất hết. Người xưa nói, hết thảy họa phúc của một người đều không tách rời với lòng dạ của người ấy, cát hung, họa phúc đều do tâm người tạo ra.

Tham sắc dục tạo nghiệp gì?

Người tham sắc dục là người tham lam say mê những nhu cầu như danh lợi, dục vọng, tiền tài sắc đẹp thì sẽ bị quả báo tham dục không chán, tâm không an.

Văn Xương Đế có câu: “Thiên đạo họa dâm, kỳ báo thậm tốc. Nhân chi bất úy, mộng mộng vô tri. Cẩu hành kiểm chi bất tu, tức tai ương chi lập chí. Ta nhĩ hữu chúng, thính dữ huấn ngôn. Duy huệ địch cát, tự cổ vân nhiên. Bất thiện giáng ương, thác nhân minh giới.” Ý nghĩa là: Thiên thượng thường giáng họa vào những kẻ háo sắc tham dâm, hơn nữa báo ứng đến rất nhanh. Có một số kẻ ngốc coi đó như giấc mộng mà điên đảo vô tri, không biết sợ hãi, nếu phóng túng hành vi bản thân, không biết kiểm điểm thì sẽ tự chuốc lấy tai ương. Các bậc sỹ tử hãy nghe lời khuyên của ta: Từ xưa đến nay thuận trời thì mới đạt được cát khánh; trái ý trời chính là tội ác, tất sẽ gặp tai họa, đây cũng là lời răn dạy của các bậc thánh hiền xưa nay.

Đam mê sắc dục là tự phá hoại đời mình, đó là hạng phàm phu tự dìm mình xuống chỗ bùn lầy. Đức Phật ví họ như một đứa bé dại khờ vì tham tiếc một chút mật trên lưỡi dao bén, le lưỡi liếm mà phải chịu cái họa đứt lưỡi, hoặc như người ngu si cầm đuốc đi ngược gió ắt phải bị cháy tay. Sắc dục hại người hơn cả thú dữ, hơn cả nước lũ vì nó mê hoặc người làm việc xấu ái, tạo tai họa nhiều kiếp sau dày, chịu trầm luân khổ sợ không thể nào thoát khỏi.

Tại sao con người lại tham dục sư toại khanh

Sự lạc thú từ tội tà dâm chỉ là nhất thời, nhưng tội nghiệp mang lại thì thật to như núi. Đối với những người phạm tội tà dâm, một số thì bị mất mạng, một số thì bị mất chức vị, một số hủy hoại gia đình và một số thì bị tuyệt tự. Một người có thể có mệnh phú quý, nhưng nếu phạm tội tà dâm, anh ta có thể trở nên khốn khổ lao đao suốt cuộc đời. Một người có thể có mệnh được hưởng phúc và thọ, nhưng nếu phạm tội tà dâm, anh ta có thể bị tật nguyền hay chết yểu. Một người có thể có vợ hiền thục và tiết hạnh, nhưng nếu phạm tội tà dâm, bạn đời của anh ta có thể trở nên lẳng lơ và phóng đãng.

Qúy phật tử có thể đọc thêm những câu chuyện về NHÂN QUẢ báo ứng trong phatgiao.org.vn.

Tâm Như