Tại sao người già hay nói nhiều

Tại sao người già hay nói nhiều
Tại sao người già hay nói nhiều

Bệnh hoang tưởng ở người già được biểu hiện bởi những suy nghĩ, hành vi bất thường. Đây là một trong những vấn đề về tâm thần thường gặp ở người từ 60 tuổi trở lên. Nó gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tinh thần và sức khỏe thể chất của người bệnh.

Hiểu về bệnh hoang tưởng ở người già sẽ giúp bạn có được sự thông cảm, cũng như biết cách chăm sóc người bệnh tốt hơn.

Hoang tưởng ở người già là bệnh gì?

Bạn đang chăm sóc một người cao tuổi, họ có các dấu hiệu lo lắng tột độ vô căn cứ và hoang tưởng? Theo tiến sĩ Leslie Kernisan, tình trạng này rất phổ biến ở người từ 60 tuổi trở lên. Người bệnh thường sợ hãi, phàn nàn và thường xuyên tấn công các thành viên trong gia đình (bằng lời nói hoặc hành động). Những suy nghĩ của họ thường rất phi lý, hoang tưởng và có khi lố bịch.

Bệnh hoang tưởng ở người già là một dạng của chứng tâm thần phân liệt hoang tưởng. Theo đó, người bệnh có thể gây nguy hiểm cho bản thân và những người xung quanh. Mức độ nghiêm trọng của bệnh tăng dần theo thời gian. Vì vậy, bệnh nhân cần được điều trị sớm.

Nguyên nhân gây bệnh hoang tưởng ở người già

Theo các chuyên gia sức khỏe tâm thần, bệnh lý này hình thành và phát triển từ nhiều nguyên nhân. Dưới đây là một số điều kiện y tế có khả năng gây bệnh hoang tưởng ở người già:

  • Bệnh Alzheimer
  • U não
  • Lạm dụng một số loại thuốc
  • Suy giảm nhận thức
  • Mê sảng
  • Chứng mất trí nhớ
  • Các triệu chứng loạn thần khởi phát muộn do bệnh tâm thần (tâm thần phân liệt, rối loạn ảo giác, trầm cảm, rối loạn lưỡng cực…)
  • Nhiễm trùng đường tiết niệu nhưng không được điều trị
  • Tổn thương mạch máu do đột quỵ, chấn thương vùng đầu hoặc bị giảm oxy lên não
  • Bệnh tim mạch

Bên cạnh đó, nhiều trường hợp mắc bệnh không rõ nguyên nhân. Người có tiền sử nghiện rượu và chất kích thích có nguy cơ mắc bệnh cao hơn những người khác.

Triệu chứng thường gặp

Lo lắng, hoang mang thái quá là hai trong số những biểu hiện thường gặp ở người già. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, bệnh lý này nguy hiểm hơn nhiều. Nếu người thân cao tuổi của bạn ngay lập tức nghi ngờ ai đó ăn cắp tiền trong khi họ là người cất giữ hoặc không nhận thức được ngày tháng thì hãy liên hệ ngay với bác sĩ. Đó không phải là sự lú lẩn của tuổi già mà là một tình trạng bệnh lý.

Ngoài ra, bạn cần xem xét tần suất và mức độ nghiêm trọng của những hành vi hoang tưởng. Người bệnh sẽ thường có các triệu chứng sau đây:

  • Cực kỳ kích động, thận trọng hoặc căng thẳng không có lý do
  • Cảm thấy mình luôn bị bức hại, bị đối xử bất công
  • Thường xuyên nghe thấy những tiếng động lạ
  • Nhìn thấy người hoặc động vật không có ở đó (đây có thể là một vấn đề về thị lực hoặc tác dụng phụ của thuốc)
  • Nghe nhiều tiếng người nói chuyện sau lưng mình

Triệu chứng bệnh hoang tưởng ở người già có mức độ và tần suất không giống nhau giữa các bệnh nhân. Ở mức độ nhẹ, người bệnh sẽ gặp ảo mộng, suy giảm trí nhớ, giảm thị lực, đau nửa đầu và thường xuyên mê sảng. Bệnh nhân cũng gặp khó khăn trong các hoạt động thể chất, rối loạn giấc ngủ, chán ăn.

Ở mức độ nghiêm trọng hơn, người bệnh sẽ bị rối loạn hành vi, tránh tiếp xúc với người khác, nói chuyện một mình, hoang tưởng…

Theo các chuyên gia, những người sống trong môi trường xã hội không thân thiện dễ dẫn đến sự kích động, thận trọng, lo lắng và căng thẳng cao độ khi họ già đi. Chính vì vậy, người thân cần quan tâm đến môi trường sống của người bệnh và giúp họ giảm thiểu căng thẳng.

Chăm sóc người già bị hoang tưởng

Theo WebMD, việc chẩn đoán bệnh hoang tưởng ở người già gặp nhiều khó khăn do bệnh có nhiều biểu hiện phức tạp và ít phụ thuộc vào các quy luật. Chăm sóc người cao tuổi mắc bệnh này là việc không dễ dàng. Người bệnh có xu hướng xa lánh gia đình và khiến những người chăm sóc họ sợ hãi, mệt mỏi vì nhiều yêu cầu cao nhưng rất vô lý.

Tuy nhiên, người già bị hoang tưởng dễ kích động và tự gây nguy hiểm đến tính mạng nếu không được ai chăm sóc. Dưới đây là một số lưu ý giúp cho việc chăm sóc người cao tuổi bị bệnh thuận lợi hơn:

  • Cố gắng kiên nhẫn và thấu hiểu những gì người bệnh đang trải qua
  • Đừng bỏ qua bất cứ thay đổi nhỏ nào trong hành vi của người bệnh. Theo thời gian, những điều này có thể dẫn đến các vấn đề lớn
  • Điều quan trọng hơn là phải trấn an và xác định cảm xúc của người bệnh, đừng cố gắng đưa ra những lời giải thích hợp lý
  • Hình thành thói quen viết nhật ký hành vi người bệnh, điều này giúp bạn theo dõi những chuyển biến tích cực của họ
  • Theo dõi cẩn thận hành vi của bệnh nhân và các nguyên nhân gây hoang tưởng
  • Lưu giữ hồ sơ về hành vi của người cao tuổi là một công cụ hữu ích cho các bác sĩ điều trị
  • Bất cứ ai cũng muốn được lắng nghe và được yêu thương, đặc biệt là với người bị bệnh hoang tưởng ở tuổi già
  • Cố gắng tìm hiểu điều gì đang kích hoạt cảm xúc của người bệnh
  • Tìm kiếm sự hỗ trợ của các chuyên viên tư vấn y tế

Hầu hết các trường hợp hoang tưởng đều có thể điều trị nếu có sự can thiệp kịp thời của bác sĩ. Tuy nhiên, người thân của bệnh nhân cần thận trọng trong việc sử dụng thuốc ức chế hoang tưởng và thuốc chống trầm cảm. Các loại thuốc này chỉ có khả năng kìm hãm, không thể điều trị dứt điểm. Vì vậy, bệnh nhân tuyệt đối không được tự ý sử dụng thuốc mà chưa có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Bên cạnh đó, người nhà bệnh nhân có thể kết nối với các nhóm trị liệu hoang tưởng cho người già tại bệnh viện. Trị liệu nhóm có thể mang lại những hiệu quả khả quan và lâu dài.

Nếu bạn hoặc người thân phải đối mặt với các triệu chứng đầy thách thức của bệnh hoang tưởng ở người già, hãy tìm kiếm sự giúp đỡ của các chuyên gia sức khỏe tâm thần càng sớm càng tốt. Bệnh không được điều trị sẽ dẫn đến nhiều hậu quả nguy hiểm cho bệnh nhân và những người thân xung quanh họ.

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

“Bệnh” nói nhiều là bệnh không lây nhiễm nhưng mà nan y. Bệnh có thể do “trời sinh tính”, có thể do thói quen muốn thể hiện mình. Người có tuổi nói nhiều do sự thoái hóa của não bộ nên không tự làm chủ được chính mình. Phần khác là do tâm lý cô đơn muốn có cơ hội được giải thoát, được thể hiện mình.

Nói nhiều thường đi đôi với hiện tượng nói lặp, tự khoe khoang, tự cho mình là hiểu biết và thường đi xa chủ đề. Từ bàn ăn, quán cà phê, quán nhậu đến sinh hoạt gặp mặt, họp hội, người nói nhiều luôn có khuynh hướng độc chiếm diễn đàn. Cắt lời họ hay đặt ra quy định mỗi người chỉ được phát biểu một lần cũng không dễ. Đôi khi chủ tọa biết họ nói dai, nói lặp, nói lạc đề, thậm chí nói sai, nhưng vì vị nể là người lớn tuổi, bậc lãnh đạo nên… thôi kệ! Tại các sinh hoạt tộc họ, xóm thôn, đám giỗ, đám cưới, chạp mả, tiệc tùng… thường không thể “lấy con dấu làm lịnh” thì họ càng tha hồ thao thao bất tuyệt. Nhiều khi thấy họ nói quá, người khác muốn nói, cần nói cũng nản lòng mà im luôn. Buồn nhất là phải ngồi nghe họ tra tấn mình bằng những lý thuyết, văn bản cũ rích mà cứ “vòng vo tam quốc” hoài.

Không chỉ là chuyện của các nông dân và cụ già làng xóm. Tại các lễ hội, cuộc họp, hội thảo…, nhiều cán bộ vẫn không biết cách vận dụng  lượng ngôn ngữ sao cho phù hợp với đối tượng nghe và nội dung nói. Có khi cũng một bài phát biểu ấy được mang rập khuôn y hệt vào cuộc tiếp xúc với cử tri nông thôn cũng như tại một hội thảo khoa học. Lại có khi đã hết giờ hành chính rồi mà lãnh đạo vẫn cố kéo rê cho xong nội dung đã chuẩn bị nên người nói cứ nói, người nghe cứ nóng ruột nhốn nháo chuyện đi chợ, đón con, chăm mẹ ở bệnh viện, đi đám cưới, đám giỗ… Có thể xem những biểu hiện như thế là thiếu tôn trọng người nghe nên thường bị người nghe không tôn trọng lại.

Cha ông mình thường hay nói “giáo đa thành oán” hay nôm na hơn là “nói dài, nói dai là nói dại”. “Thần khẩu” thường hại “xác phàm” là vậy. Cho nên, tôn trọng người nghe cũng chính là biết nói đúng chủ đề, tinh gọn ngôn ngữ vừa lượng, tránh lặp, phù hợp với thời gian, không gian và đối tượng. Tất nhiên tính thuyết phục còn ở sự uyên bác, cách thức thể hiện, thái độ khiêm tốn, hòa nhã….

Với những người có trách nhiệm chủ trì những sinh hoạt họp hội cần phải có bản lĩnh để điều chỉnh hoạt động, đừng để có nói mà không có nghe, nhất là không nên để những người có bệnh nói nhiều “thao túng hiện trường”, gây phiền toái đến người khác.

TIÊU ĐÌNH