Tại sao phải thí nghiệm có tải máy biến áp 3 pha

Thí nghiệm, kiểm định máy biến điện áp, máy biến dòng điện. Liên hệ RSIC 0969.764.761

Nội dung chính

  • Trước khi thí nghiệm, cần hiểu máy biến điện áp, máy biến dòng điện là gì?
  • Thí nghiệm máy biến điện áp và máy biến dòng điện

Trước khi thí nghiệm, cần hiểu máy biến điện áp, máy biến dòng điện là gì?

Máy biến điện áp

Máy biến điện áplà một máy biến áp có tác dụng biến đổi điện áp lưới từ trị số cao xuống trị số thấp, dùng để cung cấp cho các thiết bị đo lường, relay bảo vệ, tự động hóa,

Thông thường công suất mạch tải của máy biến điện áp rất bé (khoảng vài chục đến vài trăm VA), đồng thời tổng trở mạch ngoài lớn nên có thể coi máy biến điện áp thường xuyên làm việc ở chế độ không tải.

Công suất chế tạo máy biến điện áp khoảng 25 1000VA.

Máy biến điện áp được ký hiệu là VT (voltage transformer) hoặc PT (potential transformer). Ở một số tài liệu khác còn có ký kiệu TU, BU,

VT được sử dụng trong hệ thống điện để giảm điện áp hệ thống (điện áp phía sơ cấp) xuống điện áp an toàn (tiêu chuẩn 100 hoặc 110V) để cấp nguồn cho các đồng hồ và relay công suất thấp.

Điện áp hệ thống được đặt lên các đầu cuộn dây phía sơ cấp của VT và theo nguyên lý cảm ứng điện từ, điện áp xuất hiện trên các cuộn dây phía thứ cấp. Một VT lý tưởng, khi mắc các phụ tải (mắc song song) định mức vào phía thứ cấp, tỷ số điện áp phía sơ cấp và thứ cấp tỷ lệ thuận với tỷ số vòng dây.

Khác với máy biến dòng điện làm việc ở chế độ ngắn mạch,máy biến điện áp(VT) làm việc ở chế độ hở mạch. Với VT có U1 < 66kV thường được bảo vệ bằng cầu chì.

Các loại máy biến điện áp

Phân loại VT theo chất cách điện:

  • VT áp khô: thường được sử dụng ở cấp điện áp 35kV trở xuống
  • VT áp dầu: sử dụng cho mọi yêu cầu

Phân loại VT theo số pha:

  • VT 1 pha
  • VT 3 pha

VT phân cấp bằng cuộn dây:

  • Gồm nhiều tầng từ lõi từ, cuộn dây sơ cấp được chia đều trên các lõi, cuộn thứ cấp chỉ quấn trên lõi cuối cùng

VT phân áp bằng tụ:

  • Dùng bộ phân áp bằng tụ lấy 1 phần điện áp cao đưa vào cuộn sơ cấp

Tại sao phải thí nghiệm có tải máy biến áp 3 pha

Máy biến dòng điện

Máy biến dònghay gọi tắt là biến dòng (tên tiếng anh là: Current Transformer kí hiệu máy biến dòng CT), là thiết bị không thể thiếu trong hệ thống giám sát, đo lường điện năng.

Biến dònglà 1 loại máy biến điện áp thường được sử dụng để giảm một dòng điện xoay chiều (AC). Nó tạo ra một dòng điện trong cuộn thứ cấp của nó tỷ lệ với dòng điện đi qua nó.

Nguyên lý hoạt động máy biến dòng

Dựa trên hiện tượng cảm ứng điện từ. Khi dòng điện xoay chiều chạy qua 1 dây dẫn, xung quanh nó sẽ xuất hiện một điện trường, điện trường này cảm ứng lên cuộn dây và sẽ xuất hiện một dòng điện trong đó. Tỷ lệ dòng điện này được căn cứ vào số vòng dây được cuốn trong cuộn dây biến dòng.

Phân loạimáy biến dòng

Phân loại theo cấu tạo: máy biến dòng dạng dây quấn, dạng vòng và thanh khối

Máy biến dòngdạng dây quấn: Cuộn sơ cấp của máy biến dòng sẽ được kết nối trực tiếp với các dây dẫn để đo cường độ dòng điện chạy trong mạch. Cường độ dòng điện tronbiến dòng dạng vòng:Vòng sẽ không được cấu tạo ở cuộn sơ cấp. Thay vào đó, cường độ dòng điện chạy trong mạch sẽ được truyền và chạy thẳng qua khe cửa hay lỗg cuộn thứ cấp phụ thuộc vào tỷ số vòng dây quấn của máy biến dòng

Máy hổng của vòng trong máy biến dòng. Một số máy biến dòng dạng hở hiện nay đã được cấu tạo thêm chi tiết chốt chẻ, có tác dụng cho lỗ hổng hay khe cửa của máy biến dòng có thể mở ra, cài đặt và đóng lại, mà không cần phải ngắt mạch cố định.

Máy biến dòng dạng khối:Đây là một trong các loại của máy biến dòng hiện nay được ứng dụng trong các loại dây cáp, thanh cái của mạch điện chính, gần giống như cuộn sơ cấp, nhưng chỉ có một vòng dây duy nhất. Chúng hoàn toàn tách biệt với nguồn điện áp cao vận hành trong hệ mạch và luôn được kết nối với cường độ dòng điện tải trong thiết bị điện.

Phân loại theo điện áp sử dụng: Biến dòng hạ thế, biến dòng trung thế, biến dòng cao thế.

Thí nghiệm máy biến điện áp và máy biến dòng điện

Tại sao phải thí nghiệm máy biến điện áp và máy biến dòng điện?

Máy biến điện áp và máy biến dòng điện là các thành phần quan trọng trong đo lường và bảo vệ của hệ thống điện, các thiết bị này thường hoạt động liên tục không ngưngcf nghỉ trong suốt vòng đời của thiết bị , chính vì thế việc thí nghiệm là điều tất yếu quan trọng vì nó cho thấy tuổi thọ ước tính của thiết bị , phát hiện sớm các hư hại, khuyết tật để đưa ra đánh giá chính xác về tình trạng hoạt động của thiết bị. Thử nghiệm đáp ứng tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn.

Các hạng mục kiểm tra, thí nghiệm máy biến điện áp (VT)

  1. Đo điện trở cách điện
  • Đo điện trở cách điện của các cuộn dây sơ cấp
  • Đo các điện trở cách điện của mạch thứ cấp và mạch điều khiển
  1. Đo tỷ số biến đổi
  2. Kiểm tra cực tính

Các hạng mục kiểm tra, thí nghiệm máy biến dòng điện (CT)

  1. Đo điện trở cách điện
  • Đo điện trở cách điện của các cuộn dây sơ cấp
  • Đo các điện trở cách điện của mạch thứ cấp và mạch điều khiển
  • Đo tgδ : Tổn hao điện môi (tgδ) phải được đo cho máy biến dòng làm việc với điện áp 110 kV hoặc lớn hơn
  1. Đo tỷ số biến đổi
  2. Đo cực tính
  3. Đo đặc tính từ hóa

Xem thêm các dịch vụ kiểm định khác: Tại đây

Hãy liên hệ RISC để được tư vấn và hỗ trợ thí nghiệm kiểm định Hotline : 0969.764.761.Email:

Chia sẻ