Thông tư hướng dẫn nghị định 60 2023 nđ-cp

https://binhphuoc.gov.vn/vi/news/tin-tuc-su-kien-421/huong-dan-mot-so-noi-dung-ve-co-che-tu-chu-tai-chinh-cua-don-vi-su-nghiep-cong-lap-29568.html https://binhphuoc.gov.vn/uploads/binhphuoc/news/2022_09/tai-chinh.png

Bình Phước : Cổng thông tin điện tử https://binhphuoc.gov.vn/uploads/binhphuoc/quochuy_1.png

(CTTĐTBP) - Bộ Tài Chính vừa ban hành Thông tư số 56/2022/TT-BTC ngày 16/9/2022 hướng dẫn một số nội dung về cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập; xử lý tài sản, tài chính khi tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập.

Thông tư này hướng dẫn một số nội dung về cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định tại Nghị định số 60/2021/NĐ-CP ngày 21/6/2021 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập; hướng dẫn về xử lý tài sản, tài chính khi tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công theo quy định tại Nghị định số 120/2020/NĐ-CP ngày 07/10/2020 của Chính phủ quy định về thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập. Bao gồm: Dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước; Phân loại mức tự chủ tài chính và giao quyền tự chủ tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công; Phân phối kết quả tài chính trong năm của đơn vị sự nghiệp công; Xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ; Lập dự toán, phân bổ và giao dự toán, quyết toán thu, chi kinh phí hỗ trợ từ ngân sách nhà nước đối với đơn vị sự nghiệp công; Chế độ báo cáo về tình hình tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công; Xử lý tài sản, tài chính khi tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công.

Đối với các nội dung khác liên quan đến việc thực hiện cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công (giá, phí dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước; dịch vụ sự nghiệp công không sử dụng ngân sách nhà nước; quản lý, sử dụng vốn đầu tư công; việc phân phối sử dụng các nguồn tài chính; tự chủ về giao dịch tài chính và liên doanh, liên kết; hạch toán kế toán và các quy định khác), đơn vị thực hiện theo quy định tại Nghị định số 60/2021/NĐ-CP và quy định pháp luật có liên quan.

Việc giao tài sản cho đơn vị sự nghiệp công để thực hiện cung ứng dịch vụ sự nghiệp công được thực hiện theo quy định tại điểm a, khoản 1 Điều 50 Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, Nghị định số 151/2017/NĐ-CP ngày 26/12/2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, Nghị định số 29/2018/NĐ-CP ngày 05/3/2018 của Chính phủ quy định trình tự, thủ tục xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản và xử lý đối với tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân, các văn bản khác quy định chi tiết thi hành Luật Quản lý, sử dụng tài sản công và các văn bản sửa đổi, bổ sung (nếu có). Việc quản lý, sử dụng và xử lý tài sản công tại đơn vị sự nghiệp công được thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công, pháp luật về đất đai và pháp luật có liên quan.

Đối tượng áp dụng Thông tư số 56/2022/TT-BTC gồm: Đơn vị sự nghiệp công thuộc đối tượng áp dụng quy định tại Nghị định số 60/2021/NĐ-CP; đơn vị sự nghiệp công trực thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam thực hiện theo quy định tại Thông tư này và các quy định pháp luật khác có liên quan (riêng các đơn vị sự nghiệp công trực thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an không áp dụng quy định tại Chương VI Thông tư này); các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan./.

Bà Linh hỏi, quy định nêu trên có áp dụng cho các ban quản lý dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước hay không? Vì các ban quản lý dự án cũng là đơn vị tự chủ tài chính.

Bà Linh đề nghị cơ quan chức năng hướng dẫn để đơn vị bà tổ chức thực hiện do sắp đến thời điểm áp dụng mức lương cơ sở mới từ ngày 1/7/2023.

Bộ Tài chính trả lời vấn đề này như sau:

Đơn vị sự nghiệp công được phân loại theo mức tự chủ tài chính quy định tại Điều 9 Nghị định số 60/2021/NĐ-CP, gồm:

- Đơn vị tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư (đơn vị nhóm 1);

- Đơn vị tự bảo đảm chi thường xuyên (đơn vị nhóm 2);

- Đơn vị tự bảo đảm một phần chi thường xuyên (đơn vị nhóm 3);

- Đơn vị do Nhà nước bảo đảm chi thường xuyên (đơn vị nhóm 4).

Ngày 16/9/2022, Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 56/2022/TT-BTC hướng dẫn một số nội dung về cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập; xử lý tài sản, tài chính khi tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập quy định về phân loại mức độ tự chủ tài chính và xác định mức tự bảo đảm chi thường xuyên của đơn vị sự nghiệp công lập. Theo đó, tại Điểm a Khoản 2 Điều 10 Thông tư số 56/2022/TT-BTC quy định:

"Kể từ thời điểm thực hiện chế độ tiền lương mới do Chính phủ ban hành theo Nghị quyết số 27-NQ/TW:

  1. Đơn vị nhóm 1 và đơn vị nhóm 2: Đơn vị không trích lập Quỹ bổ sung thu nhập, không thực hiện chi trả thu nhập tăng thêm từ Quỹ bổ sung thu nhập".

Như vậy, Thông tư số 56/2022/TT-BTC chỉ quy định trường hợp áp dụng với chế độ tiền lương mới chứ không có quy định về mức lương cơ sở mới như nội dung câu hỏi của độc giả.

Căn cứ Nghị định số 60/2021/NĐ-CP ngày 21/6/2021 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập và Thông tư số 56/2022/TT-BTC áp dụng cho các đối tượng như sau:

- Đơn vị sự nghiệp công lập do cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước thành lập theo quy định của pháp luật, có tư cách pháp nhân, có con dấu, tài khoản riêng theo quy định của pháp luật, cung cấp dịch vụ sự nghiệp công hoặc phục vụ quản lý nhà nước;

- Đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam; đơn vị sự nghiệp công lập thuộc đơn vị sự nghiệp công thực hiện theo quy định của Nghị định này và quy định pháp luật khác có liên quan;…

Do đó, trường hợp ban quản lý dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước là đơn vị sự nghiệp công lập thuộc các trường hợp nêu trên thì thực hiện theo quy định tại Nghị định số 60/2021/NĐ-CP và Thông tư số 56/2022/TT-BTC.