Tiền lương tối thiểu vùng là gì năm 2024

Đề xuất tăng lương của Hội đồng Tiền lương quốc gia vừa được Chính phủ thông qua. Cụ thể ngày 12/6/2022, Chính phủ ban hành Nghị định số 38/2022/NĐ-CP quy định mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/2022. Nghị định quy định mức lương tối thiểu tháng và mức lương tối thiểu giờ áp dụng đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động.

Theo đó, căn cứ theo Điều 2 của Nghị định quy định đối tượng áp dụng gồm:

“1. Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động theo quy định của Bộ luật Lao động.

2. Người sử dụng lao động theo quy định của Bộ luật Lao động, bao gồm:

  1. Doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp.
  1. Cơ quan, tổ chức, hợp tác xã, hộ gia đình, cá nhân có thuê mướn, sử dụng người lao động làm việc cho mình theo thỏa thuận.

3. Các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến việc thực hiện mức lương tối thiểu quy định tại Nghị định này.”

Về mức lương tối thiểu tháng, Nghị định quy định các mức lương tối thiểu tháng theo 4 vùng: vùng I là 4.680.000 đồng/tháng, vùng II là 4.160.000 đồng/tháng, vùng III là 3.640.000 đồng/tháng, vùng IV là 3.250.000 đồng/tháng.

Theo tính toán, mức lương tối thiểu nêu trên tăng bình quân 6% (tương ứng tăng từ 180.000 đồng - 260.000 đồng) so với mức lương tối thiểu hiện hành. Mức điều chỉnh lương tối thiểu nêu trên gồm tăng 5,3% để bảo đảm đủ mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ (tính đến hết năm 2023) và tăng thêm 0,7% để cải thiện thêm tiền lương cho người lao động.

Về mức lương tối thiểu giờ, Nghị định cũng quy định các mức lương tối thiểu giờ theo 4 vùng: vùng I là 22.500 đồng/giờ, vùng II là 20.000 đồng/giờ, vùng III là 17.500 đồng/giờ, vùng IV là 15.600 đồng/giờ.

Mức lương tối thiểu vùng tăng lên, đồng nghĩa tiền lương tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cũng có sự điều chỉnh tăng lên. Theo các quy định của pháp luật hiện hành, tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc gồm các khoản: Mức lương, phụ cấp lương, các khoản bổ sung khác theo quy định của pháp luật về lao động, nhưng có giới hạn mức lương tháng đóng bắt buộc tối thiểu và tối đa. Mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc tối thiểu theo từng vị trí công việc hoặc chức danh, nhưng không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng tại thời điểm đóng. Còn mức lương đóng bảo hiểm xã hội tối đa bằng 20 tháng lương cơ sở (hiện nay 1,49 triệu đồng/tháng)./.

Mức lương tối thiểu vùng có ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập của người lao động làm việc tại vùng đến nên được được rất nhiều người quan tâm. Sau đây là những cập nhật mới nhất về mức lương tối thiểu vùng.

(Tiếp tục cập nhật liên tục...)

2024

Mức lương tối thiểu vùng năm 2024

Công văn 7978/VPCP-KTTH ngày 13/10/2023 của Chính phủ yêu cầu Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội xây dựng và trình dự thảo Nghị định quy định mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động sau khi Hội đồng tiền lương quốc gia khuyến nghị với Chính phủ về phương án lương tối thiểu năm 2024.

Hiện nay vẫn chưa xác định cụ thể mức tăng cũng như thời điểm điểm điều chỉnh tăng mức lương tối thiểu vùng năm 2024.

Sau một thời gian trì hoãn họp thương lượng tiền lương tối thiểu vùng, phiên họp lần 2 của Hội đồng Tiền lương quốc gia sẽ diễn ra trong tháng 12/2023. Do đó, khó có thể tăng từ ngày 01/01/2024 tới đây.

Trước đó, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đề xuất mức tăng 5 - 6% nhưng với tình hình lạm phát hiện tại, mức tăng đề xuất hẳn sẽ còn thay đổi.

Về thời điểm tăng lương tối thiểu vùng, hiện đang có 02 đề xuất là tăng lương tối thiểu vùng từ 01/01/2024 hoặc từ ngày 01/7/2024 để thực hiện cùng lúc với chính sách cải cách tiền lương.

Do chưa có văn bản chính thức nên giai đoạn đầu năm 2024, mức lương tối thiểu vùng có thể vẫn thực hiện theo Nghị định 38/2022/NĐ-CP.

Năm 2023

Mức lương tối thiểu vùng năm 2023

Theo Công văn 7978/VPCP-KTTH ngày 13/10/2023, Chính phủ đã đồng ý đưa nội dung xây dựng và trình Nghị định quy định mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động ra khỏi Chương trình công tác năm 2023. Do đó, năm 2023 chắc chắn sẽ không thực hiện điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động.

Mức lương tối thiểu vùng năm 2023 vẫn tiếp tục thực hiện theo Nghị định 38/2022/NĐ-CP với số tiền cụ thể như sau:

Vùng

Mức lương tối thiểu vùng năm 2023

Vùng I

4.680.000 đồng/tháng

Vùng II

4.160.000 đồng/tháng

Vùng III

3.640.000 đồng/tháng

Vùng IV

3.250.000 đồng/tháng

Năm 2022

Mức lương tối thiểu vùng năm 2022

Năm 2022 là một năm khá đặc biệt khi có đến hai bảng lương tối thiểu vùng. Một bảng lương tối thiểu vùng áp dụng đến từ ngày 01/01/2022 đến hết ngày 30/6/2022 và một bảng lương tối thiểu vùng áp dụng từ ngày 01/7/2022 đến hết 31/12/2022.

Cụ thể như sau:

* Từ ngày 01/01/2022 đến hết ngày 30/6/2022: Áp dụng Nghị định 90/2019/NĐ-CP.

- Vùng I: 4.420.000 đồng/tháng

- Vùng II: 3.920.000 đồng/tháng

- Vùng III: 3.430.000 đồng/tháng

- Vùng IV: 3.070.000 đồng/tháng

* Từ ngày 01/7/2022 đến hết 31/12/2022: Áp dụng Nghị định 38/2022/NĐ-CP.

- Vùng I: 4.680.000 đồng/tháng

- Vùng II: 4.160.000 đồng/tháng

- Vùng III: 3.640.000 đồng/tháng

- Vùng IV: 3.250.000 đồng/tháng

Năm 2021

Mức lương tối thiểu vùng năm 2021

Điều 96 và Điều 103 của Nghị định 145/2020/NĐ-CP hướng dẫn Bộ luật Lao động năm 2019 cùng đề cập đến nội dung sau: “Từ ngày 01 tháng 01 năm 2021, mức lương tối thiểu vùng được quy định tại Nghị định số 90/2019/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2019 của Chính phủ”.

Theo đó, mức lương tối thiểu vùng năm 2021 vẫn sẽ tiếp tục thực hiện như bảng lương tối thiểu vùng năm 2020 được quy định tại Nghị định 90/2019/NĐ-CP (có hiệu lực từ ngày 01/01/2020). Sau đây là mức lương tố thiểu vùng áp dụng trong năm 2021:

Vùng

Mức lương tối thiểu vùng năm 2021

Vùng I

4.420.000 đồng/tháng

Vùng II

3.920.000 đồng/tháng

Vùng III

3.430.000 đồng/tháng

Vùng IV

3.070.000 đồng/tháng

Lý giải cho việc không tăng lương tối thiểu vùng là do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19. Mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh đều bị đình trệ, nền kinh tế bị ảnh hưởng nghiêm trọng, Chính phủ cần dành nguồn lực tài chính để phục hồi các hoạt động đời sống.

Năm 2020

Mức lương tối thiểu vùng năm 2020

Mức lương tối thiểu vùng năm 2020 được thực hiện theo quy định tại Nghị định 90/2019/NĐ-CP (có hiệu lực từ ngày 01/01/2020) như sau:

Vùng

Mức lương tối thiểu vùng năm 2020

Vùng I

4.420.000 đồng/tháng

Vùng II

3.920.000 đồng/tháng

Vùng III

3.430.000 đồng/tháng

Vùng IV

3.070.000 đồng/tháng

Lương tối thiểu vùng năm 2020 tăng nhẹ với mức tăng trung bình khoảng 5,5% so với lương tối thiểu vùng năm 2019.

Năm 2019

Mức lương tối thiểu vùng năm 2019

Mức lương tối thiểu vùng năm 2019 được thực hiện theo quy định tại Nghị định 157/2018/NĐ-CP (có hiệu lực từ ngày 01/01/2019) như sau:

Vùng

Mức lương tối thiểu vùng năm 2019

Vùng I

4.180.000 đồng/tháng

Vùng II

3.710.000 đồng/tháng

Vùng III

3.250.000 đồng/tháng

Vùng IV

2.920.000 đồng/tháng

Lương tối thiểu vùng năm 2019 tăng trung bình khoảng 5,3% so với lương tối thiểu vùng năm 2018.

Năm 2018

Mức lương tối thiểu vùng năm 2018

Mức lương tối thiểu vùng năm 2018 được thực hiện theo quy định tại Nghị định 141/2017/NĐ-CP (có hiệu lực từ ngày 01/01/2018) như sau:

Vùng

Mức lương tối thiểu vùng năm 2018

Vùng I

3.980.000 đồng/tháng

Vùng II

3.530.000 đồng/tháng

Vùng III

3.090.000 đồng/tháng

Vùng IV

2.760.000 đồng/tháng

Lương tối thiểu vùng năm 2018 tăng trung bình khoảng 6,5% so với lương tối thiểu vùng năm 2017.

Năm 2017

Mức lương tối thiểu vùng năm 2017

Mức lương tối thiểu vùng năm 2017 được thực hiện theo quy định tại Nghị định 153/2016/NĐ-CP (có hiệu lực từ ngày 01/01/2017) như sau:

Vùng

Mức lương tối thiểu vùng năm 2017

Vùng I

3.750.000 đồng/tháng

Vùng II

3.320.000 đồng/tháng

Vùng III

2.900.000 đồng/tháng

Vùng IV

2.580.000 đồng/tháng

Lương tối thiểu vùng năm 2017 tăng trung bình khoảng 7,3% so với lương tối thiểu vùng năm 2016.

Năm 2016

Mức lương tối thiểu vùng năm 2016

Mức lương tối thiểu vùng năm 2016 được thực hiện theo quy định tại Nghị định 122/2015/NĐ-CP (có hiệu lực từ ngày 01/01/2016) như sau:

Vùng

Mức lương tối thiểu vùng năm 2016

Vùng I

3.500.000 đồng/tháng

Vùng II

3.100.000 đồng/tháng

Vùng III

2.700.000 đồng/tháng

Vùng IV

2.400.000 đồng/tháng

Lương tối thiểu vùng năm 2016 tăng khá cao khoảng 12,4% so với lương tối thiểu vùng năm 2015.

Năm 2015

Mức lương tối thiểu vùng năm 2015

Mức lương tối thiểu vùng năm 2015 được thực hiện theo quy định tại Nghị định 103/2014/NĐ-CP (có hiệu lực từ ngày 01/01/2015) như sau:

Vùng

Mức lương tối thiểu vùng năm 2015

Vùng I

3.100.000 đồng/tháng

Vùng II

2.750.000 đồng/tháng

Vùng III

2.400.000 đồng/tháng

Vùng IV

2.150.000 đồng/tháng

Lương tối thiểu vùng năm 2015 tăng khá cao khoảng 14,2% so với lương tối thiểu vùng năm 2014.

Năm 2014

Mức lương tối thiểu vùng năm 2014

Mức lương tối thiểu vùng năm 2014 được thực hiện theo quy định tại Nghị định 182/2013/NĐ-CP (có hiệu lực từ ngày 01/01/2014) như sau:

Vùng

Mức lương tối thiểu vùng năm 2014

Vùng I

2.700.000 đồng/tháng

Vùng II

2.400.000 đồng/tháng

Vùng III

2.100.000 đồng/tháng

Vùng IV

1.900.000 đồng/tháng

Lương tối thiểu vùng năm 2014 tăng khá cao khoảng 15,3% so với lương tối thiểu vùng năm 2013.

Năm 2013

Mức lương tối thiểu vùng năm 2013

Mức lương tối thiểu vùng năm 2013 được thực hiện theo quy định tại Nghị định 103/2012/NĐ-CP (có hiệu lực từ ngày 01/01/2013) như sau:

Vùng

Mức lương tối thiểu vùng năm 2013

Vùng I

2.350.000 đồng/tháng

Vùng II

2.100.000 đồng/tháng

Vùng III

1.800.000 đồng/tháng

Vùng IV

1.650.000 đồng/tháng

Lương tối thiểu vùng năm 2013 tăng khá cao khoảng 17,4% so với lương tối thiểu vùng năm 2012.

Năm 2012

Mức lương tối thiểu vùng năm 2012

Mức lương tối thiểu vùng năm 2012 được thực hiện theo quy định tại Nghị định 70/2011/NĐ-CP (có hiệu lực từ ngày 01/01/2012) như sau:

Vùng

Mức lương tối thiểu vùng năm 2012

Vùng I

2.000.000 đồng/tháng

Vùng II

1.780.000 đồng/tháng

Vùng III

1.550.000 đồng/tháng

Vùng IV

1.400.000 đồng/tháng

Lương tối thiểu vùng năm 2012 tăng cao lên đến khoảng 53,2% so với lương tối thiểu vùng năm 2011.

Năm 2011

Mức lương tối thiểu vùng năm 2011

Mức lương tối thiểu vùng năm 2011 được thực hiện theo quy định tại Nghị định 108/2010/NĐ-CP (có hiệu lực từ ngày 01/01/2011) như sau:

Vùng

Mức lương tối thiểu vùng năm 2011

Vùng I

1.350.000 đồng/tháng

Vùng II

1.200.000 đồng/tháng

Vùng III

1.050.000 đồng/tháng

Vùng IV

830.000 đồng/tháng

Lương tối thiểu vùng năm 2011 tăng cao lên đến khoảng 30,1% so với lương tối thiểu vùng năm 2010.

Năm 2010

Mức lương tối thiểu vùng năm 2010

Mức lương tối thiểu vùng năm 2010 được thực hiện theo quy định tại Nghị định 97/2009/NĐ-CP (có hiệu lực từ ngày 01/01/2010) như sau:

Vùng

Mức lương tối thiểu vùng năm 2010

Vùng I

980.000 đồng/tháng

Vùng II

880.000 đồng/tháng

Vùng III

810.000 đồng/tháng

Vùng IV

730.000 đồng/tháng

Lương tối thiểu vùng năm 2010 tăng khá cao khoảng 16,5% so với lương tối thiểu vùng năm 2009.

Năm 2009

Mức lương tối thiểu vùng năm 2009

Mức lương tối thiểu vùng năm 2009 được thực hiện theo quy định tại Nghị định 110/2008/NĐ-CP (có hiệu lực từ ngày 01/01/2009) như sau:

Vùng

Mức lương tối thiểu vùng năm 2009

Vùng I

800.000 đồng/tháng

Vùng II

740.000 đồng/tháng

Vùng III

690.000 đồng/tháng

Vùng IV

650.000 đồng/tháng

Năm 2009 đánh dấu sự phân loại vùng theo loại 1, 2, 3, 4 chứ không còn liệt kê tên địa phương tương ứng với mức lương tối thiểu vùng ấn định.

Năm 2008

Mức lương tối thiểu vùng năm 2008

Mức lương tối thiểu vùng năm 2009 được thực hiện theo quy định tại Nghị định 167/2007/NĐ-CP (có hiệu lực từ ngày 01/01/2008) như sau:

- 620.000 đồng/tháng: Các quận thuộc Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh.

- 580.000 đồng/tháng: Các huyện thuộc Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh; các quận thuộc thành phố Hải Phòng; thành phố Hạ Long thuộc tỉnh Quảng Ninh; thành phố Biên Hoà, thị xã Long Khánh, các huyện Nhơn Trạch, Long Thành, Vĩnh Cửu và Trảng Bom thuộc tỉnh Đồng Nai; thị xã Thủ Dầu Một, các huyện: Thuận An, Dĩ An, Bến Cát và Tân Uyên thuộc Bình Dương; TP. Vũng Tàu thuộc Bà Rịa - Vũng Tàu.

- 540.000 đồng/tháng: Địa bàn còn lại.

Năm 2007 trở về trước

Mức lương tối thiểu vùng năm 2007 trở về trước

Thuật ngữ “lương tối thiểu vùng” xuất hiện sớm nhất tại Bộ luật Lao động năm 1994 (có hiệu lực từ ngày 01/01/1995) nhưng phải đến năm 2007, Chính phủ mới ban hành Nghị định đầu tiên về lương tối thiểu vùng là Nghị định 167/2007/NĐ-CP.

Mức lương tối thiểu vùng tại Nghị định 167/2007/NĐ-CP này được bắt đầu áp dụng từ ngày 01/01/2008.

Do đó, từ năm 2007 trở về trước, Chính phủ chưa ấn định mức lương tối thiểu vùng cụ thể.

Tiền lương tối thiểu vùng là gì năm 2024
Cập nhật về mức lương tối thiểu vùng mới nhất (Ảnh minh họa)

* Lương tối thiểu vùng là gì?

Hiện nay, Bộ luật Lao động năm 2019 chỉ đưa ra định nghĩa về mức lương tối thiểu. Mức lương này đang được xác lập theo vùng, ấn định theo tháng, giờ.

Như vậy, có thể hiểu, lương tối thiểu vùng là mức lương thấp nhất được trả cho người lao động làm công việc giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường nhằm bảo đảm mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của vùng đó.

Mức lương tối thiểu vùng được áp dụng đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động theo quy định của Bộ luật Lao động; không áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động làm việc tại cơ quan, đơn vị hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập.

Mức lương tối thiểu vùng bao lâu thì tầng 1 lần?

Lần gần nhất mà lương tối thiểu vùng được điều chỉnh tăng là ngày 1-7-2022. Nếu đến ngày 1-7-2024 mới áp dụng mức tăng mới, thì tiền lương tối thiểu phải qua 2 năm mới được điều chỉnh một lần.

Mức lương tối thiểu vùng 2 là bao nhiêu?

Vùng Mức lương tối thiểu tháng (Đơn vị: đồng/tháng) Mức lương tối thiểu giờ (Đơn vị: đồng/giờ)
Vùng II 4.409.600 21.000

Mức lương tối thiểu vùng dự kiến tại vùng II là bao nhiêu từ 01/7/2024?lawnet.vn › laws › muc-luong-toi-thieu-vung-du-kien-tai-vung-ii-la-bao-n...null

Mức lương tối thiểu vùng 3 là bao nhiêu?

Mức lương tối thiểu giờ cũng tăng tương ứng 6% từ giữa năm 2024. Cụ thể, vùng 1 lên 23.800 đồng; vùng 2 lên 21.200 đồng; vùng 3 là 18.600 đồng; vùng 4 là 16.600 đồng.

Mức lương tối thiểu vùng 4 là gì?

Vùng IV tăng từ 15.600 đồng/giờ lên khoảng 16.600 đồng/giờ. Như vậy, theo phương án đề xuất được Hội đồng Tiền lương quốc gia thống nhất thì lương tối thiểu vùng tăng thêm 6% từ ngày 1/7/2024.