Vì sao trẻ chậm biết đi

Trong giai đoạn 12-14 tháng tuổi, trẻ nhỏ bắt đầu quá trình tập đi.  Có một số trẻ thường bắt đầu tập đi chậm hơn, trong giai đoạn 10-18 tháng tuổi, đó không gọi là bệnh lý hay bất thường. Song, có trẻ đến 20 tháng tuổi mà chưa biết đi thì đó là hiện tượng bất thường, gọi là chứng trẻ chậm biết đi các mẹ nên tìm hiểu nguyên nhân để giúp đỡ con cái của mình biết đi.

Nguyên nhân vì sao trẻ chậm biết đi ?

Nguyên nhân bé chậm biết đi có thể do chậm phát triển về vận động như: bé không biết lật lúc 3 tháng, không ngồi được khi 7 tháng, 18 tháng chưa biết đi có thể do: bé đã trải qua một thời gian bị ốm, dù chỉ là những căn bệnh ngắn ngày và không trầm trọng như viêm xoang, họng, đau tai, hay các dị tật di chứng não, ngạt khi sinh, hạ đường huyết, vàng da nhân, sang chấn sản khoa, viêm màng não sau sinh. Giảm trương lực cơ do còi xương suy dinh dưỡng, sanh non nhẹ ký.Trẻ mắc bệnh Down, bị thiểu năng trí tuệ, vận động: 1 tuổi mới biết ngồi, 3 tuổi thì biết đi. Cũng có 1 số trẻ chậm biết đi do nhút nhát sợ té ngã…

Điều kiện để bé biết đi bao gồm: bộ xương đủ cứng cáp, các cơ bắp, hệ thống thần kinh và nhất là bộ não đã phát triển được bình thường. Những đứa trẻ quá thừa cân thường biết đi chậm hơn các cháu khác một vài tuần hoặc một vài tháng.

Ngoài ra với những trẻ chậm biết đi sau tháng thứ 18 cần nghĩ đến dị tật ở đoạn xương chân nào đó, nhất là đoạn khớp với xương hông; bị chứng teo cơ bắp chân hoặc một số bệnh về cơ bắp khác. Ngoài ra, các bệnh về hệ thống thần kinh và cột sống mắc phải sau khi sinh, hoặc do bẩm sinh đều có ảnh hưởng tới khả năng giữ người được cân bằng hoặc làm chân bị liệt khiến đứa trẻ không đi được bình thường.

Nếu trí khôn bé phát triển bình thường mà lại chậm biết đi thì bé có thể bị thương tổn ở não, ảnh hưởng tới việc điều khiển vận động của cơ thể. Nếu những nguyên nhân trên đều không có mà bé lại chậm biết đi thì nên nghĩ tới vấn đề thiếu vitamin D trong các chất dinh dưỡng hoặc không được chăm sóc đầy đủ và chú ý khuyến khích cháu tập đi khi đã tới độ tuổi.

Làm gì tránh tình trạng trẻ chậm biết đi

Đối với chị em phụ nữ: cần có cân nặng chuẩn khi dự định có thai và có thai. Thực hiện tốt chế độ dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai và cho con bú để ngừa suy dinh dưỡng bào thai.

Cần phát hiện bệnh sớm và trị bệnh kịp thời cho bé tại các Trung Tâm hay Khoa Vật Lý Trị Liệu Phục Hồi Chức Năng.

Chăm sóc sức khỏe tốt giúp giảm thiểu bệnh tật. Bé cần được phơi nắng sớm mỗi ngày từ 10 -20 – 30 phút hay thể dục từ 30 – 60 phút tùy theo tuổi, và sức khỏe của bé. Ánh nắng sớm giúp cơ thể tổng hợp vitamin D để cơ thể hấp thu canxi tối đa và giúp cho hệ xương của bé cứng cáp.

Thực hiện tốt chế độ dinh dưỡng hợp lý theo tuổi. Mỗi ngày, bé cần được ăn đủ nhu cầu, uống đủ sữa tùy theo tuổi, giúp bé cứng cáp, nhanh biết đi.

Theo dõi sức khỏe thường xuyên mỗi tháng cho trẻ dưới 2 tuổi và mỗi 3 tháng cho trẻ trên 2 tuổi. Sử dụng và thực hiện chấm biểu đồ tăng trưởng cân nặng và chiều cao cho trẻ nhỏ mỗi tháng.

Bạn nên cho bé tập đi khi bé được 11 – 12 tháng.Không nên cho bé tập đi sớm vì xương của bé còn mềm nên chân dễ bị cong. Đối với bé nhút nhát, bạn khuyến khích bé tập đi bằng cách trưng bày đồ chơi bé thích phía trước mặt cách xa bé vài mét.

Cách khắc phục khi trẻ chậm biết đi

Tìm hiểu rõ nguyên nhân để có biện pháp tác động tốt nhất: bổ sung vitamin D nếu cần thiết, trẻ qua 20 tháng tuổi chưa biết đi bạn nên cho con đi khám bác sĩ để kiểm tra tình hình sức khỏe của con.

Một vài năm đầu đời bé đạt được nhiều kỹ năng quan trọng. Một trong những kỹ năng đó là việc học đi, bố mẹ cần tập cho con biết đi khi con ở vào độ tuổi biết đi và có biểu hiện muốn tập đi, không nên quá lo lắng sợ con ngã mà thường xuyên bồng bế, ôm ấp con. Dưới đây là những dấu hiệu cho thấy bé đã sẵn sàng học đi và cách hỗ trợ của cha mẹ:

Bước đi đầu tiên: Phần lớn các bé có bước đi đầu tiên xung quanh ngày sinh nhật một tuổi của mình, thường là 9-18 tháng tuổi. Bạn đừng quá lo nếu bé có trục trặc trong quá trình biết đi. Một số bé không biết bò mà nhảy luôn qua giai đoạn đứng thẳng rồi biết đi. Điều quan trọng ở giai đoạn này là bé vẫn biết phối hợp chân, tay linh hoạt. Nếu bé có dấu hiệu sau thì chứng tỏ, bé sắp biết đi:

  • Lăn xung quanh.
  • Dùng tay leo cầu thang.

Ngoài ra, bạn cần xem xét sự tiến bộ của bé. Những kỹ năng nào bé làm được nhiều hơn tháng trước? Nếu đến một tuổi, các kỹ năng vận động ở bé còn nghèo nàn, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ.

Khuyến khích trẻ tập đi, có thể chuẩn bị cho bé học đi theo từng giai đoạn cụ thể:

  • Từ khi sinh ra: Các yêu cầu quan trọng để học đi là: cơ lưng phải khỏe, bé biết nâng đầu khi được đặt nằm sấp. Vì vậy, hãy cho bé nhiều cơ hội được nằm úp bụng xuống sàn khi bé thức. Đặt đồ chơi thú vị để bé phải chuyển động với tới chúng.
  • Khi bé biết ngồi: Giúp bé cân bằng và chuyển động bằng cách lăn một quả bóng qua – lại với bé. Hoặc giơ một món đồ chơi ở trước mặt bé rồi di chuyển nó sang hai bên, để khuyến khích bé xoay người với lấy. Khi nhoài về phía trước hoặc biết bò, bé sẽ khỏe mạnh cơ cổ, lưng, chân và cánh tay; điều đó cũng như giúp săn chắc phần hông của mình – cho phép bé học đứng.
  • Khi bé biết đứng: Hãy cho bé đi bộ ở phía trước của bạn trong khi bạn nắm tay bé. Nếu bé đi tốt hơn, bạn chỉ cần nắm một tay con. Hoặc bạn đứng ngay cạnh bé và cổ vũ nếu bé tự đứng được.
  • Khi bé đứng tốt hơn: Nếu đứng tốt hơn, bé có thể tự vịn tay lên đồ đạc trong nhà như một chiếc ghế hay một chiếc bàn thấp. Vì thế, cha mẹ cần bố trí đồ đạc an toàn và chắc chắn. Khi đứng lên, bé chưa tự mình ngồi xuống đươc. Do đó, bạn nên đặt bàn tay mình đỡ mông và giúp bé từ từ ngồi xuống.

Bố mẹ dạy con tập đi

An toàn trên hết

  • Bé mới biết đi có thể di chuyển nhanh và nhiều hơn bạn tưởng. Vì thế, cần luôn đảm bảo an toàn cho bé:
  • Loại bỏ những chiếc bàn thấp có góc sắc để tránh chấn thương cho bé.
  • Không để những đồ có thể lật đổ dễ ở cạnh bé.
  • Buộc gọn những sợi dây có thể quàng vào người bé.
  • Đặt cổng và hàng rào chặn ở cầu thang và những lối ra vào sát cầu thang.

Lưu ý khi trẻ tập đi với xe tập đi

Xe tập đi có thể hỗ trợ và kích thích bé tập đi nhưng thiết bị này cũng có thể khiến bé chậm biết đi nếu được dùng quá thường xuyên. Thêm vào đó cũng có khả năng bé bị thương nếu xe bị lật, bị kẹt tay chân…Bố mẹ nên giám sát theo từng bước con tập đi.

Cho bé đi giày khi trẻ tập đi

Khi ở trong nhà, tốt nhất là để cho bé đi bộ bằng chân trần. Chân của bé sẽ cảm nhận được các bề mặt trơn trượt như gỗ và sàn nhà tốt hơn. Nhưng khi ở bên ngoài, bé cần một đôi giày phù hợp. Khi chọn mua giày, dép cho con cần chú ý:

  • Không nên chọn mua giày vào buổi sáng có thể khiến giày bị chật. Bàn chân có xu hướng to hơn vào buổi chiều.
  • Nên cho bé đứng khi kiểm tra giày. Bạn có thể dùng ngón tay cái so sánh độ rộng của mũi giày với bề ngang các mũi bàn chân của bé. Cho bé đi lại trong cửa hàng khoảng 5 phút rồi tiếp tục kiểm tra độ vừa vặn của giày. Nếu thấy chân bé bị kích thích, hãy chọn mua đôi khác.
  • Nên kiểm tra giày cho bé hàng tháng vì bàn chân của bé phát triển khá nhanh trong giai đoạn này.

Để bé sớm biết đi, cha mẹ nên lưu ý những biểu hiện của trẻ để có thể hỗ trợ kịp thời. Trẻ sớm biết đi sẽ đỡ phụ thuộc vào cha mẹ hơn, phát triển tốt hơn. Mecuti.vn chúc các bé mạnh khỏe, hay ăn chóng lớn.

Đánh giá Tìm hiểu nguyên nhân khiến trẻ chậm biết đi cùng các biện pháp hỗ trợ giúp trẻ tập đi 9/10 dựa trên 3589 đánh giá.

  • 12:00 07/04/2022
  • Xếp hạng 4.94/5 với 20252 phiếu bầu

Tình trạng chậm biết đi được giải thích là khi đủ 18 tháng tuổi nhưng bé vẫn chưa thể tự bước đi độc lập. Có nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng này như: sinh non, mắc các rối loạn về não bộ, về cơ bắp hoặc do chế độ chăm sóc không phù hợp...

Điều kiện để trẻ biết đi bao gồm: khung xương đủ cứng cáp, hệ thống thần kinh và các cơ bắp phát triển bình thường. Thông thường, trẻ bắt đầu tập đi ở độ tuổi 12 – 14 tháng. Tuy nhiên, tùy thuộc vào thể trạng của từng bé mà thời gian này có thể xê dịch trong khoảng từ tháng thứ 10 tới tháng thứ 18.

Trẻ được coi là chậm biết đi khi đã đủ 18 tháng nhưng vẫn chưa bước đi một cách ổn định, không cần nhờ tới sự trợ giúp của người lớn. Kỹ năng vận động kém ở bé có thể đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau.


Nhiều phụ huynh băn khoăn không biết trẻ chậm đi có phải thiếu canxi? Thực tế đây không phải là nguyên nhân chính khiến bé chậm đi. Những nguyên nhân phổ biến nhất dẫn tới tình trạng trẻ chậm biết đi là:

2.1. Trẻ sinh non

Nguyên nhân phổ biến nhất khiến trẻ chậm biết đi chính là bé bị sinh non. Em bé bị sinh non là bé được ra đời trước khi hoàn tất quá trình lớn lên trong bào thai. Trẻ sinh non thiệt thòi hơn so với những bé được sinh đủ tháng vì mọi cơ quan trong cơ thể còn chứa phát triển toàn diện, trong đó có hệ vận động. Với một cơ thể yếu ớt, bé khó có thể trụ vững, biết đi sớm như các bé cùng tháng tuổi. Tất nhiên, không phải em bé sinh non nào cũng chậm đi. Tình trạng chậm biết đi tùy thuộc vào mức độ sinh non, số tháng của bé nằm trong tử cung mẹ trước khi chào đời.

Nguyên nhân phổ biến nhất khiến trẻ chậm biết đi chính là bé bị sinh non

2.2 Bẩm sinh - tự nhiên

Đây là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất khiến bé chậm biết đi và cũng không phải do bất kỳ vấn đề sức khỏe nào cả. Nếu bố hoặc mẹ của bé bị chậm đi từ lúc còn thơ ấu thì em bé có khả năng bị chậm đi. Đây thường là do rối loạn tâm lý như quá nhút nhát, sợ ngã đau nên đã kéo chậm thời điểm tập đi của trẻ. Các bậc phụ huynh có thể an tâm là trẻ sẽ đạt được tất cả các cột mốc quan trọng, các kỹ năng khác, chỉ là muộn hơn một chút so với bạn bè đồng trang lứa.

2.3 Tính cách của bé

Mỗi đứa trẻ có một tính cách khác nhau, có bé năng động nhưng cũng có bé trầm tính. Thực tế có nhiều trẻ đã biết đi nhưng chỉ thích nằm và ngồi một chỗ, tự chơi một mình, không thích nói hay giao tiếp với ai khác. Điều này khiến nhiều cha mẹ hiểu lầm rằng bé chậm biết đi, chậm nói hoặc chậm phát triển.

2.4 Mắc các vấn đề về xương khớp, cơ bắp

Có một số ít trường hợp trẻ chậm trễ trong các kỹ năng vận động như đi lại, cầm, kéo, ném, nâng đỡ đồ vật,... Điều này có thể do cơ bắp hoặc cấu trúc cơ thể của bé gặp phải những bệnh lý bất thường, khiến trương lực cơ yếu như chứng loạn dưỡng cơ, dị tật một đoạn xương chân nào đó [đặc biệt là đoạn khớp với xương hông], chứng teo cơ bắp chân, suy nhược cơ hay một số bệnh về cơ bắp khác. Những rối loạn này đặc biệt hay gặp ở tay và chân. Đặc điểm nhận dạng của những em bé mắc các chứng bệnh trên là chân tay rất bé, yếu ớt, không có các vận động phản xạ liên tục và không có các vận động tự phát. Do đó, em bé thường không thể biết đi đúng thời điểm như các bé khỏe mạnh khác.

2.5 Tình trạng bại não và các rối loạn khác của não bộ

Tình trạng bại não ở trẻ xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Có thể bé bị rối loạn chức năng não bộ bẩm sinh, độ biến não từ trong bào thai hoặc rối loạn nhiễm sắc thể [như các hội chứng Down, Tay-Sachs, Prader-Willi, Williams,...] hoặc di chứng não do can thiệp lúc sinh [như thủ thuật Forcep] hay viêm não – màng não, động kinh ở thời điểm trước khi biết đi, mắc bệnh não úng thủy,... Những nguyên nhân này khiến não bộ của trẻ không phát triển đầy đủ, nhất là vùng não vận động nằm ở vùng thóp kéo ra phía trước trán. Khi trung tâm cao cấp nhất của hệ vận động không hoàn thiện, bé sẽ chậm biết đi hay thậm chí là không đi được.

Khi trung tâm cao cấp nhất của hệ vận động không hoàn thiện, bé sẽ chậm biết đi hay thậm chí là không đi được

2.6 Các bệnh lý nội tạng

Các bệnh lý bên trong nội tạng có thể khiến thể lực của bé rất kém nên em bé không thể biết đi đúng theo thang đo phát triển. Một số bệnh gây cản trở việc tập đi của bé như bệnh tim bẩm sinh, thông động tĩnh mạch bẩm sinh, teo đường mật bẩm sinh, xương thủy tinh, viêm teo gan,... Các bệnh lý này tuy không tác động trực tiếp tới hệ thần kinh vận động nhưng có thể gián tiếp ảnh hưởng tới sức mạnh của cơ. Em bé chỉ đủ sức để duy trì sự sống nên không có đủ thể lực để làm các việc khác như tập đi. Vì vậy, tình trạng chậm biết đi gần như là một kết quả được dự báo từ trước.

2.7 Cách chăm sóc của cha mẹ

Những bé từng bị bệnh trong một khoảng thời gian dài, nằm bệnh viện nhiều lần, phải uống nhiều loại thuốc hoặc được bố mẹ bảo bọc quá mức, thường cho nằm, bế đi mọi nơi,... sẽ không có cơ hội tập đi nên bé sẽ chậm biết đi hơn những bé khác.

Ngoài ra, thừa cân cũng là một nguyên nhân khiến trẻ biết đi chậm hơn so với những bé khác khoảng một vài tuần hoặc một vài tháng. Trọng lượng cơ thể lớn khiến cơ chân của bé yếu, không dễ dàng di chuyển cơ thể và khó khăn trong việc tập đi.

Trường hợp khác, sự chăm sóc không đầy đủ khiến bé bị suy dinh dưỡng, chân tay teo đét, cơ thể còi cọc, suy yếu, thiếu vitamin D và canxi cũng gây ra chứng chậm đi ở trẻ. Cụ thể, bé bị yếu xương, yếu cơ nên không đủ sức đứng dậy đi lại, dẫn đến tình trạng chậm biết đi.

Tùy từng nguyên nhân bé chậm biết đi, các bậc phụ huynh sẽ có phương án khắc phục tương ứng để giúp trẻ có thể đuổi kịp tiến độ phát triển hệ vận động của các bạn đồng trang lứa. Ngoài ra, cha mẹ cũng nên thường xuyên theo dõi kỹ năng vận động của bé, nếu sau một thời gian, con không có sự tiến bộ về khả năng vận động thì phụ huynh nên đưa bé đến bác sĩ để được kiểm tra, điều trị kịp thời.

Để đăng ký thăm khám cho trẻ tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, Quý khách có thể liên hệ Hệ thống Y tế Vinmec trên toàn quốc hoặc đăng ký trực tuyến TẠI ĐÂY.

XEM THÊM:

Video liên quan

Chủ Đề