Cách đánh giá dự án starup tiềm năng năm 2024

Kêu gọi vốn đầu tư là một trong những hành trình quan trọng đối với bất kỳ một doanh nghiệp Startup nào. Nó giúp các nhà lãnh đạo có được nguồn vốn cần thiết để phát triển sản phẩm, dịch vụ và mở rộng thị trường. Tuy nhiên để kêu gọi vốn đầu tư thành công, các doanh nghiệp cần phải chuẩn bị kỹ lưỡng và nắm vững các kỹ năng cần thiết. Trong bài viết này, hãy cùng 1Office tìm hiểu ngay top 10 cách kêu gọi vốn đầu tư hiệu quả nhất nhé!

Mục lục

1. Kêu gọi vốn đầu tư là gì? Doanh nghiệp gọi vốn khi nào?

1.1 Khái niệm kêu gọi vốn đầu tư

Kêu gọi vốn đầu tư là hoạt động mà một doanh nghiệp trình bày ý tưởng kinh doanh của mình và kêu gọi các nhà đầu tư ủng hộ, rót vốn để đáp ứng mục tiêu đầu tư và phát triển dự án hoặc doanh nghiệp của họ.

Mục tiêu của việc kêu gọi vốn đầu tư có thể rất đa dạng, bao gồm việc mở rộng doanh nghiệp, phát triển sản phẩm mới, thâm nhập vào thị trường mới, mua sắm tài sản hoặc giải quyết các vấn đề tài chính khác.

1.2 Thời điểm doanh nghiệp Startup cần gọi vốn đầu tư

Cách đánh giá dự án starup tiềm năng năm 2024
Thời điểm doanh nghiệp Startup cần gọi vốn đầu tư

Thời điểm doanh nghiệp cần tiến hành kêu gọi vốn đầu tư phụ thuộc vào ba yếu tố sau:

  • Mục tiêu của doanh nghiệp: Như phát triển sản phẩm/dịch vụ mới, mở rộng thị trường hoặc tuyển dụng nhân sự,…
  • Tình hình tài chính: Nếu doanh nghiệp đang gặp khó khăn về tài chính, không đủ khả năng trả nợ,… thì cần có nguồn vốn để duy trì hoạt động.
  • Thị trường của doanh nghiệp: Nếu thị trường hiện tại và tương lai của doanh nghiệp có tiềm năng phát triển thì việc kêu gọi vốn đầu tư sẽ dễ dàng hơn.

Nếu doanh nghiệp Startup đáp ứng được các yếu tố sau, thì có thể cân nhắc kêu gọi vốn đầu tư để phát triển dự án của mình:

  • Có ý tưởng kinh doanh chi tiết, khả thi và tiềm năng phát triển.
  • Đội ngũ nhân sự chất lượng, có kinh nghiệm.
  • Thị trường mục tiêu rõ ràng, nhu cầu về sản phẩm/dịch vụ tăng.

Dưới đây là một số thời điểm cụ thể mà doanh nghiệp Startup có thể cần huy động vốn đầu tư:

  • Giai đoạn khởi nghiệp: Là giai đoạn doanh nghiệp cần nguồn vốn để phát triển sản phẩm/dịch vụ và xây dựng thương hiệu.
  • Giai đoạn tăng trưởng: Đây là giai đoạn huy động nguồn vốn để mở rộng thị trường và quy mô doanh nghiệp.
  • Giai đoạn chuyển đổi: Doanh nghiệp cần vốn đầu tư để đổi mới sản phẩm/dịch vụ hoặc mở rộng sang thị trường mới.
    \>> Tham khảo: Các hình thức huy động vốn thông minh, xây dựng nền tài chính vững mạnh

2. Quy trình 5 bước kêu gọi vốn đầu tư đúng chuẩn

Bước 1: Lập kế hoạch kêu gọi vốn đầu tư Ở bước này, doanh nghiệp cần xác định rõ mục tiêu của việc kêu gọi vốn, số tiền cần kêu gọi và cách sử dụng vốn đó. Tiếp đó, cần xây dựng kế hoạch kinh doanh chi tiết, có tính khả thi thể hiện tiềm năng lợi nhuận và mức tăng trưởng của doanh nghiệp trong tương lai. Đồng thời, nhà quản lý cần xem xét chiến lược tài chính dài hạn và làm rõ cơ cấu vốn, bao gồm các tùy chọn về việc chia sẻ cổ phần hoặc trái phiếu.

Cách đánh giá dự án starup tiềm năng năm 2024
Quy trình 5 bước kêu gọi vốn đầu tư đúng chuẩn

Bước 2: Tìm kiếm và lựa chọn nhà đầu tư phù hợp Nghiên cứu và xác định các nhà đầu tư tiềm năng phù hợp với lĩnh vực hoạt động và mục tiêu của bạn. Xây dựng một danh sách các nhà đầu tư có thể quan tâm và có khả năng đầu tư sau đó tiến hành tiếp cận các nhà đầu tư thông qua các sự kiện Networking, gặp gỡ cá nhân hoặc thông qua các nền tảng trực tuyến.

Bước 3: Chuẩn bị bài thuyết trình chu đáo cho dự án Tạo một bài thuyết trình hoặc bản trình bày thuyết phục với nhà đầu tư về thông tin chi tiết của dự án, cơ hội thị trường, tiềm năng tăng trưởng và chiến lược tiếp thị. Nhà quản lý cần đảm bảo bài thuyết trình thể hiện tầm nhìn, sứ mệnh và giá trị cốt lõi của doanh nghiệp. Nên sử dụng hình ảnh, biểu đồ và các dữ liệu cụ thể để minh họa những nội dung quan trọng để thuyết phục nhà đầu tư.

Bước 4: Đề xuất mức vốn mong muốn và định giá dự án Xác định mức vốn mà doanh nghiệp cần và làm rõ cách bạn sẽ sử dụng số tiền đó. Nguồn vốn mong muốn cần phải phù hợp với nhu cầu phát triển của dự án và định giá dự án cần dựa trên các yếu tố như tiềm năng phát triển, thị trường mục tiêu và đội ngũ nhân sự. Ngoài các yếu tố trên, nhà quản lý cần cân nhắc về cách đề xuất cấu trúc vốn bao gồm tỷ lệ cổ phần hoặc điều kiện vay vốn.

Bước 5: Đầu tư vào dự án bằng vốn của chính mình Đôi khi để thuyết phục nhà đầu tư, nhà lãnh đạo cũng cần sẵn sàng đầu tư bằng vốn của riêng mình để cho thấy cam kết của doanh nghiệp đối với dự án. Điều này cũng có thể đảm bảo rằng bạn có một sự cân nhắc và hiểu biết đầy đủ về mục tiêu của mình và có khả năng quản lý vốn một cách hiệu quả.

3. Tổng hợp 10 cách kêu gọi vốn đầu tư cho doanh nghiệp

3.1. Sử dụng nguồn vốn tự có

Theo thống kê thì khoảng 90% hoạt động khởi nghiệp đều bắt đầu từ nguồn vốn của chính mình. Bởi đây là cách kêu gọi vốn đầu tư đơn giản và ít rủi ro nhất. Doanh nghiệp có thể sử dụng nguồn vốn tự có từ tiền tiết kiệm, tài sản cá nhân hoặc lợi nhuận kinh doanh trước đó.

Cách đánh giá dự án starup tiềm năng năm 2024
Huy động vốn từ lợi nhuận không chia

Tuy nhiên nguồn vốn tự có thường có hạn và không đủ để đáp ứng nhu cầu phát triển của doanh nghiệp. Vì vậy doanh nghiệp sẽ cần một khoảng thời gian để tiết kiệm và tích lũy một khoản tiền để tiếp tục hoạt động kinh doanh. Nhưng đổi lại bạn sẽ không phải chia sẻ cổ phần hay quyền kiểm soát doanh nghiệp với các nhà đầu tư khác.

3.2. Kêu gọi vốn từ gia đình và bạn bè

Đây là cách kêu gọi vốn đầu tư phổ biến đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Gia đình và bạn bè thường có sự tin tưởng và sẵn sàng hỗ trợ doanh nghiệp tạo động lực cho bước đầu khởi nghiệp. Tuy nhiên, việc kêu gọi vốn từ gia đình và bạn bè cũng có thể gây ra những rắc rối về mặt tài chính và tình cảm.

3.3. Kêu gọi vốn từ các nhà đầu tư cá nhân

Tìm kiếm những nhà đầu tư cá nhân (Angel Investors) hoặc các công ty đầu tư cá nhân (Angel Funds) quan tâm đến lĩnh vực của bạn. Bởi đây là những người có nguồn vốn nhàn rỗi và có nhu cầu đầu tư vào các doanh nghiệp tiềm năng. Doanh nghiệp có thể tìm kiếm các nhà đầu tư cá nhân thông qua các kênh như mạng xã hội, website hoặc các sự kiện kết nối doanh nghiệp.

3.4. Kêu gọi vốn đầu tư từ khách hàng, đối tác

Doanh nghiệp hoàn toàn có thể hợp tác với các khách hàng hoặc đối tác chiến lược – người có nhu cầu sử dụng và quan tâm đến sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp để có nguồn vốn đầu tư. Điều này thường xảy ra trong các mô hình kinh doanh liên quan đến đối tác hoặc đơn đặt hàng lớn.

Một số hình thức kêu gọi vốn đầu tư từ khách hàng hoặc đối tác như bán cổ phần, cung cấp các sản phẩm/dịch vụ với giá ưu đãi. Hiện nay trong các tập đoàn lớn thường có một khoản quỹ phát triển doanh nghiệp trong đó cung cấp các khoản trợ cấp, cho vay hỗ trợ kinh doanh nhỏ.

3.5. Kêu gọi vốn đầu tư từ cộng đồng (Crowdfunding)

Crowdfunding là hình thức huy động vốn từ cộng đồng trực tuyến thông qua các trang web, ứng dụng như Kickstarter, Indiegogo, hay GoFundMe. Đây là cách tiếp cận rộng rãi và ai cũng có thể tham gia giúp doanh nghiệp thu hút sự quan tâm và tài trợ từ nhiều người.

3.6. Kêu gọi vốn đầu tư bằng cách vay vốn ngân hàng

Vay vốn ngân hàng là một phương pháp kêu gọi vốn đầu tư khá phổ biến đối với các doanh nghiệp lớn, có thời gian hoạt động đủ dài và lịch sử tín dụng đáng tin cậy. Tuy nhiên, doanh nghiệp cần đảm bảo có tài sản thế chấp phù hợp cùng khả năng trả nợ và lãi suất đúng hạn trước khi vay vốn ngân hàng.

Cách đánh giá dự án starup tiềm năng năm 2024
Kêu gọi vốn đầu tư bằng cách vay vốn ngân hàng

Đối với những doanh nghiệp khởi nghiệp và mới bắt đầu kinh doanh thì khó có thể áp dụng phương pháp này bởi lịch sử hoạt động, lịch sử tín dụng chưa đủ để tạo niềm tin với ngân hàng. Vì vậy để kêu gọi vốn đầu tư từ ngân hàng thành công, doanh nghiệp cần chuẩn bị kỹ lưỡng hồ sơ vay vốn và đáp ứng các điều kiện vay vốn của ngân hàng. Ngoài ra, doanh nghiệp cần có kế hoạch sử dụng vốn rõ ràng và khả thi để thuyết phục ngân hàng.

3.7. Kêu gọi vốn đầu tư qua các quỹ đầu tư mạo hiểm

Quỹ đầu tư mạo hiểm là các tổ chức chuyên đầu tư vào các doanh nghiệp khởi nghiệp với mục tiêu thu được lợi nhuận cao trong tương lai. Nguồn quỹ này thường yêu cầu các doanh nghiệp có tiềm năng tăng trưởng cao và phải chấp nhận rủi ro. Đây là nguồn vốn lớn dành cho các Startup, với một số ưu điểm như:

  • Nguồn vốn lớn, đáp ứng nhu cầu phát triển của doanh nghiệp khởi nghiệp.
  • Có kinh nghiệm và kiến thức trong lĩnh vực đầu tư mạo hiểm.
  • Hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp về nhiều vấn đề như quản trị, tiếp thị và phát triển sản phẩm/dịch vụ.

Tuy nhiên, doanh nghiệp cần chấp nhận chia sẻ cổ phần hoặc quyền sở hữu cho quỹ đầu tư mạo hiểm. Một số quỹ đầu tư uy tín mà doanh nghiệp có thể tham khảo như CyberAgent Ventures (CAV), Mekong Capital, Vina Capital Venture, Golden Gate Venture, IDG Venture…

3.8. Tham gia các chương trình kêu gọi vốn

Tham gia các chương trình kêu gọi vốn là một cách hiệu quả để doanh nghiệp khởi nghiệp tiếp cận nguồn vốn cần thiết để phát triển doanh nghiệp. Nhà quản trị cần chuẩn bị kỹ lưỡng và tìm hiểu kỹ về các chương trình kêu gọi vốn để tăng khả năng thành công.

Hiện nay ở Việt Nam có nhiều chương trình kêu gọi vốn dành cho các Startup, chẳng hạn như các cuộc thi khởi nghiệp và chương trình ủng hộ doanh nghiệp mới như:

  • Shark Tank Việt Nam: Chương trình truyền hình thực tế kết nối các doanh nghiệp khởi nghiệp với các nhà đầu tư.
  • TechCrunch Disrupt: Hội nghị công nghệ toàn cầu dành cho các doanh nghiệp khởi nghiệp.
  • Startup Viet Challenge: Chương trình kêu gọi vốn dành cho các doanh nghiệp khởi nghiệp Việt Nam.
  • Startup World Cup: Chương trình kêu gọi vốn dành cho các doanh nghiệp khởi nghiệp toàn cầu.
  • Google for Startups: Chương trình hỗ trợ tài chính và kỹ thuật cho các doanh nghiệp khởi nghiệp.

Ưu điểm phải kể đến của các chương trình kêu gọi vốn là có sự tham gia của các chuyên gia trong lĩnh vực đầu tư, kinh doanh và công nghệ vì thế doanh nghiệp có thể nhận được sự hỗ trợ từ các chuyên gia để phát triển doanh nghiệp. Đồng thời việc tham gia các chương trình này còn giúp doanh nghiệp tăng cường nhận thức về thương hiệu và thu hút khách hàng tiềm năng.

3.9. Kêu gọi vốn đầu tư bằng việc phát hành cổ phiếu

Cách đánh giá dự án starup tiềm năng năm 2024
Kêu gọi vốn đầu tư bằng việc phát hành cổ phiếu

Cổ phiếu là một loại chứng khoán đại diện cho quyền sở hữu một phần nhỏ của một công ty. Kêu gọi vốn đầu tư bằng cổ phiếu là hình thức tìm kiếm các nhà đầu tư bằng cách bán cổ phần của doanh nghiệp. Một số điều kiện cho doanh nghiệp để kêu gọi vốn đầu tư bằng việc phát hành cổ phiếu:

  • Doanh nghiệp có tư cách pháp nhân hợp lệ.
  • Doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh ổn định và có khả năng trả cổ tức cho nhà đầu tư.
  • Doanh nghiệp có kế hoạch phát triển kinh doanh rõ ràng và khả thi.

Để kêu gọi vốn đầu tư thành công, doanh nghiệp cần chuẩn bị kỹ lưỡng hồ sơ và đáp ứng các điều kiện của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước. Đồng thời, doanh nghiệp cần có bài thuyết trình thuyết phục để thu hút sự quan tâm của nhà đầu tư.

3.10. Kêu gọi vốn từ cơ quan chính phủ

Hiện nay, cơ quan chính phủ có nhiều chương trình hỗ trợ tài chính cho các doanh nghiệp, bao gồm các chương trình hỗ trợ vốn vay, hỗ trợ đầu tư và hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa. Cụ thể:

  • Chương trình hỗ trợ vốn vay: Cơ quan chính phủ cung cấp các khoản vay ưu đãi cho các doanh nghiệp bao gồm các khoản vay lãi suất thấp, vay không lãi suất hoặc vay với thời hạn trả nợ dài.
  • Chương trình hỗ trợ đầu tư: Là hình thức đầu tư trực tiếp vào các doanh nghiệp hoặc hỗ trợ các doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn đầu tư từ các nhà đầu tư khác.
  • Chương trình hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa: Bao gồm các hình thức hỗ trợ về tài chính, đào tạo và tư vấn.

4. Bí quyết kêu gọi vốn đầu tư thành công

Để thành công trong việc kêu gọi vốn đầu tư cho doanh nghiệp của bạn, dưới đây là một số bí quyết quan trọng:

Cách đánh giá dự án starup tiềm năng năm 2024
Giải pháp để quản trị vốn hiệu quả

  1. Lên kế hoạch gọi vốn chỉnh chu chi tiết: Lập một kế hoạch kêu gọi vốn cụ thể và chi tiết, đảm bảo rằng bạn đã xem xét tất cả các khía cạnh của việc kêu gọi vốn. Từ nguồn tiền cần thiết, cách sử dụng vốn đến việc chia sẻ cổ phần hoặc điều kiện vay vốn.
  2. Tìm hiểu về các nhà đầu tư phù hợp: Khảo sát và nghiên cứu về các nhà đầu tư hoặc tổ chức đầu tư mà bạn muốn tiếp cận. Hiểu rõ sở thích, kinh nghiệm và mục tiêu đầu tư của họ để bạn có thể điều chỉnh thông điệp và phương pháp kêu gọi vốn phù hợp.
  3. Sự tham gia của những người có chuyên môn: Hãy đảm bảo rằng bạn có đội ngũ quản lý hoặc cố vấn có kiến thức và kinh nghiệm chuyên môn trong lĩnh vực của bạn. Điều này sẽ giúp tạo niềm tin và minh chứng cho khả năng thực hiện kế hoạch kinh doanh của bạn.
  4. Luôn có kế hoạch dự trù cho trường hợp phát sinh: Trong kinh doanh sẽ không tránh khỏi những biến động không mong muốn trong quá trình kêu gọi vốn. Doanh nghiệp cần có kế hoạch dự trù cho các tình huống như đàm phán không thành công, thay đổi chiến lược đầu tư hoặc tình huống khẩn cấp khác.

Ngoài ra, còn có một số yếu tố quan trọng khác như phải biết lắng nghe ý kiến phản hồi từ nhà đầu tư, thể hiện lòng đam mê và cam kết đối với dự án của bạn và xây dựng mối quan hệ lâu dài với những người đã đầu tư vào doanh nghiệp của bạn.

5. Tải xuống file mẫu kêu gọi vốn đầu tư

Tải xuống:

Hãy lưu ý rằng mỗi doanh nghiệp có thể có nhu cầu khác nhau cho một kêu gọi vốn, vì vậy bạn nên tùy chỉnh mẫu cho phù hợp với mục tiêu và nhu cầu cụ thể của bạn. Một mẫu kêu gọi vốn đầu tư sẽ bao gồm các nội dung chính sau:

  • Trang bìa: Giới thiệu về doanh nghiệp và mục đích kêu gọi vốn.
  • Giới thiệu về doanh nghiệp: Giới thiệu về ý tưởng kinh doanh, thị trường, sản phẩm/dịch vụ, đội ngũ, và kế hoạch phát triển của doanh nghiệp.
  • Tình hình tài chính: Giới thiệu về tình hình tài chính hiện tại và kế hoạch tài chính trong tương lai của doanh nghiệp.
  • Kế hoạch sử dụng vốn: Giới thiệu về cách thức sử dụng vốn đầu tư.
  • Hỏi đáp: Gợi ý một số câu hỏi thường gặp khi kêu gọi vốn đầu tư.

6. FAQ – Một số câu hỏi thường gặp

Cách đánh giá dự án starup tiềm năng năm 2024
Sử dụng hiệu suất cao vốn hiệu quả bằng vốn nhàn rỗi

6.1. Câu hỏi các Startup cần chuẩn bị khi tiến hành kêu gọi vốn?

Để nhà đầu tư hiểu rõ hơn về doanh nghiệp của bạn và đánh giá tiềm năng đầu tư thì trong quá trình kêu gọi vốn, các Startup cần chuẩn bị trả lời các câu hỏi sau:

  1. Ý tưởng kinh doanh của bạn là gì?
  2. Tiềm năng phát triển của thị trường là gì?
  3. Sản phẩm/dịch vụ của bạn có gì khác biệt so với đối thủ cạnh tranh?
  4. Đội ngũ của bạn có kinh nghiệm và kỹ năng gì?
  5. Bạn cần bao nhiêu vốn và sẽ sử dụng vốn đó như thế nào?
  6. Bạn có kế hoạch phát triển doanh nghiệp trong tương lai là gì?

6.2. Ngân hàng hiện nay có những hình thức vay vốn phổ biến nào?

Các doanh nghiệp cần lựa chọn hình thức vay vốn phù hợp với nhu cầu và khả năng tài chính của mình. Hiện nay, ngân hàng có nhiều hình thức vay vốn phổ biến, bao gồm:

  • Vay tín chấp: Là hình thức vay vốn không cần tài sản đảm bảo.
  • Vay thế chấp: Là hình thức vay vốn có tài sản đảm bảo, lãi suất vay thế chấp thường thấp hơn vay tín chấp.
  • Vay ngắn hạn: Đây là hình thức vay vốn có thời hạn trả nợ dưới 1 năm.
  • Vay trung hạn: Là hình thức vay vốn có thời hạn trả nợ từ 1 năm đến 5 năm.
  • Vay dài hạn: Hình thức vay vốn có thời hạn trả nợ trên 5 năm.

6.3. Các quy định pháp lý cần tuân thủ khi kêu gọi vốn đầu tư?

  • Luật Doanh nghiệp 2020: Luật Doanh nghiệp quy định về các điều kiện thành lập doanh nghiệp, các loại hình doanh nghiệp và các quy định về phát hành cổ phiếu, trái phiếu, các loại chứng khoán khác.
  • Luật Đầu tư năm 2020: Luật Đầu tư quy định về các hình thức đầu tư, các ưu đãi đầu tư và các quy định về quản lý đầu tư.
  • Luật Chứng khoán năm 2019: Luật Chứng khoán quy định về thị trường chứng khoán, các loại chứng khoán và các quy định về giao dịch chứng khoán.

Kêu gọi vốn đầu tư là một quá trình phức tạp và đòi hỏi sự tỉ mỉ và chuyên nghiệp để đạt được sự thành công mong muốn. Hy vọng, qua bài viết trên các nhà quản trị đã có hướng đi đúng đắn và hiểu rõ hơn về các hình thức kêu gọi nguồn vốn để đầu tư cho doanh nghiệp của mình. Chúc doanh nghiệp thành công!