Chạy quy hoạch đất xây dựng công trình văn hóa

Theo quy hoạch xây dựng vùng huyện Hải Hà đã được phê duyệt theo Quyết định số 3788/QĐ-UBND ngày 27/11/2015 của UBND tỉnh Quảng Ninh, định hướng phát triển vùng huyện Hải Hà theo chủ trương và chính sách của Đảng và Nhà nước, đáp ứng mục tiêu phát triển Quảng Ninh trở thành một tỉnh Dịch vụ - Công nghiệp hiện đại vào năm 2020; là một trong những đầu tàu kinh tế của Miền Bắc, là một trong ba cực tăng trưởng của vùng đồng bằng sông Hồng. Triển khai, cụ thể hóa, vận dụng có sáng tạo các định hướng quy hoạch của tỉnh Quảng Ninh, vùng, quốc gia với tầm nhìn dài hạn trong mối liên hệ giao lưu phát triển giữa Asean với Trung Quốc, góp phần quan trọng đưa khu vực trở thành trung tâm giao lưu văn hóa, xã hội và liên kết kinh tế thương mại quốc tế. Xây dựng Hải Hà thành khu vực phát triển đô thị sinh thái, hiện đại, có cơ sở hạ tầng đồng bộ, khả năng cạnh tranh cao, có bước phát triển đột phá trên cơ sở xác định tính khác biệt, lợi thế nổi trội của khu vực, đảm bảo tính hấp dẫn cao, thu hút các thành phần kinh tế trong nước và quốc tế tham gia đầu tư. Làm cơ sở để quản lý, kiểm soát phát triển, triển khai các bước tiếp theo trong quá trình đầu tư xây dựng trên địa bàn.

Show

Mặt khác, UBND tỉnh Quảng Ninh phê duyệt Quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2.000 thị trấn Quảng Hà, huyện Hải Hà, tỉnh Quang Ninh giai đoạn 2013 đến 2020, với tính chất là trung tâm hành chính, chính trị, văn hóa, khoa học – kỹ thuật, kinh tế xã hội của huyện Hải Hà có chức năng tổng hợp tạo động lực phát triển các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội của huyện, vùng Đông Bắc tỉnh Quảng Ninh.

Việc triển khai Trung tâm văn hóa thể thao không chỉ là cơ sở phát huy các tiềm năng thế mạnh của huyện Hải Hà trong tổng thể Tiểu vùng các Khu kinh tế cửa khẩu với Trung Quốc (Móng Cái, Hải Hà, Đầm Hà, Bình Liêu) mà còn đóng góp không gian kiến trúc đô thị cho thị trấn Quảng Hà, đáp ứng nhu cầu giao lưu sinh hoạt văn hóa và lễ hội, các hoạt động thể dục thể thao.

Trước đây, Ủy ban nhân dân huyện Hải Hà về việc phê duyệt đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng tỉ lệ 1/500 Trung tâm văn hóa thể thao huyện Hải Hà tại Quyết định số 263/QĐ-UBND ngày 02/3/2012. Tuy nhiên, phương án quy hoạch chưa đảm bảo tính khả thi trong thực hiện dự án. Vì vậy, việc lập điều chỉnh Quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 Trung tâm văn hóa thể thao, thị trấn Quảng Hà, huyện Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh là rất cần thiết nhằm:

  • Cụ thể hóa các mục tiêu của Quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 thị trấn Quảng Hà, huyện Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2013 đến 2020 (đã được phê duyệt tại Quyết định số 1513/QĐ-UBND ngày 17/06/2013 của UBND tỉnh Quảng Ninh).
  • Tuân thủ các định hướng quy hoạch phân khu tạo trung tâm văn hóa thể dục thể thao cấp huyện, phục vụ nhu cầu tập luyện, thi đấu và biểu diễn nghệ thuật cho các sự kiện quan trọng của toàn huyện.
  • Điều chỉnh, bổ sung một số loại hình chức năng, tổ chức lại không gian kiến trúc cảnh quan, cơ cấu lại sử dụng đất theo hướng phù hợp, tăng hiệu quả sử dụng đất, tăng thu hút, thúc đẩy kêu gọi đầu tư, hiện thực hóa dự án.
  • Là một trong những yếu tố cần thiết để hoàn thiện hệ thống hạ tầng xã hội của khu vực, phục vụ nhu cầu phát triển của Thị trấn Quảng Hà cũng như huyện Hải Hà.
  • Là cơ sở để tiến hành lập các dự án phát triển kinh tế xã hội, phát triển đô thị và hạ tầng kỹ thuật, kêu gọi đầu tư là cơ sở để thực hiện công tác quản lý theo quy hoạch.

    I.2. Phạm vi ranh giới, diện tích khu quy hoạch:

    a) Phạm vi ranh giới

    Khu đất lập quy hoạch thuộc thị trấn Quảng Hà theo đồ án quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 mở rộng thị trấn Quảng Hà, huyện Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2013 đến 2020 đã được phê duyệt theo Quyết định số 1513/QĐ-UBND ngày 17 tháng 06 năm 2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh. Theo đó, tứ cận khu đất hiện nay được xác định như sau:

    • Phía Đông : Giáp khu dân cư hiện hữu;
    • Phía Tây : Giáp đường hiện hữu lộ giới 31m;
    • Phía Nam : Giáp trường THPT Quảng Hà;
    • Phía Bắc : Giáp đường hiện hữu lộ giới 58m.

    Diện tích khu quy hoạch: 55.994,3 m², được giới hạn bởi các điểm: A, B, C, D, E, F, G, H, I, J, K, L và A.

    Điểm

    Tọa độ X

    Tọa độ Y

    A

    2372589.82

    500424.39

    B

    2372549.15

    500534.84

    C

    2372540.22

    500602.25

    D

    2372542.50

    500627.74

    E

    2372540.22

    500635.04

    F

    2372522.13

    500656.72

    G

    2372449.34

    500630.32

    H

    2372299.54

    500575.99

    I

    2372297.65

    500571.96

    J

    2372351.34

    500423.92

    K

    2372379.10

    500347.38

    L

    2372382.93

    500345.63

    A

    2372589.82

    500424.39

    b) Tính chất khu vực lập quy hoạch:

    Khu vực lập quy hoạch là trung tâm văn hóa Thể dục thể thao cấp huyện, phục vụ nhu cầu tập luyện, thi đấu và biểu diễn nghệ thuật cho các sự kiện quan trọng của toàn huyện.

    I.3. Mục tiêu:

    • Cụ thể hóa các mục tiêu của Quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 Thị trấn Quảng Hà, huyện Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2013 đến 2020.
    • Xác định khung kết cấu hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật đồng bộ, hòa hợp với định hướng chung.
    • Khai thác quỹ đất hợp lý, tăng hiệu quả sử dụng đất.
    • Tạo cơ sở pháp lý để quản lý đất đai, quản lý xây dựng và là tiền đề lập các dự án đầu tư xây dựng.

    CHƯƠNG II.

    CĂN CỨ LẬP QUY HOẠCH

    II.1. Các căn cứ pháp lý

    II.2. Các nguồn tài liệu, số liệu, cơ sở bản đồ

    II.3. Phân tích, đánh giá điều kiện tự nhiên, hiện trạng, khu vực lập quy hoạch

    II.1.

    II.1. Các căn cứ pháp lý:

    • Luật Quy hoạch số 21/2017/QH14 ngày 24/11/2017;
    • Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/6/2014;
    • Luật Quy hoạch đô thị số 30/2009/QH12 ngày 17/6/2009;
    • Luật số 35/2018/QH14 ngày 20/11/2018 về sửa đổi một số điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch;
    • Văn bản hợp nhất số 49/VBHN-VPQH ngày 10/12/2018 của Văn phòng Quốc hội về Luật Xây dựng ngày 18/6/2014;
    • Nghị quyết số 751/2019/UBTVQH14 ngày 16/8/2019 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về Giải thích một số điều của Luật Quy hoạch;
    • Nghị định số 44/2015/NĐ-CP ngày 06/5/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quy hoạch xây dựng;
    • Nghị định số 72/2019/NĐ-CP ngày 30/8/2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điểu của Nghị định số 37/2010/NĐ-CP ngày 07/4/2010 của Chính phủ về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị và Nghị định số 44/2015/NĐ-CP ngày 06/5/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quy hoạch xây dựng;
    • Văn bản hợp nhất số 07/VBHN-BXD ngày 22/11/2019 của Bộ Xây dựng về Luật Xây dựng ngày 18/6/2014;
    • Thông tư số 11/2010/TT-BVHTTDL ngày 22/12/2010 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định tiêu chí của trung tâm Văn hóa - Thể thao quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh;
    • Thông tư số 06/2013/TT-BXD ngày 13/5/2013 của Bộ Xây dựng hướng dẫn về nội dung thiết kế đô thị; Thông tư số 16/2013/TT-BXD ngày 16/10/2013 của Bộ Xây dựng sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 06/2013/TT-BXD ngày 13/5/2013 của Bộ trưởng Bộ xây dựng hướng dẫn về nội dung thiết kế đô thị;
    • Thông tư số 12/2016/TT-BXD ngày 29/6/2016 của Bộ Xây dựng Quy định về hồ sơ của nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng vùng, quy hoạch đô thị và quy hoạch xây dựng khu chức năng đặc thù;
    • Quyết định số 1513/QĐ-UBND ngày 17/06/2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh về việc phê duyệt Quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 thị trấn Quảng Hà, huyện Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2013 đến 2020;
    • Quyết định số 263/QĐ-UBND ngày 02/3/2012 của Ủy ban nhân dân huyện Hải Hà về việc phê duyệt Quy hoạch chi tiết xây dựng tỉ lệ 1/500 Trung tâm văn hóa thể thao huyện Hải Hà;
    • Các Quy chuẩn và Tiêu chuẩn Việt Nam hiện hành.

    II.2. Các nguồn tài liệu, số liệu, cơ sở bản đồ:

    • Bản đồ khảo sát địa hình khu vực lập quy hoạch phân khu đô thị tỷ lệ 1/2.000.
    • Bản đồ Quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 Thị trấn Quảng Hà, huyện Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2013 đến 2020.

      II.3. Phân tích, đánh giá điều kiện tự nhiên, hiện trạng, khu vực lập quy hoạch:

      II.3.1. Điều kiện tự nhiên:

      1. Địa hình, địa mạo:

      Khu vực nghiên cứu nằm ở phía Nam song Hà Cối, có địa hình bằng phẳng, hướng dốc từ Bắc xuống Nam, và từ Tây sang Đông

      1. Địa chất:

      Địa tầng khu đất được mô tả và đánh giá tính chất cơ lý theo thứ tự từ trên xuống dưới như sau:

      • Lớp 1: Lớp đất cát pha. Lớp đất này năm ngay trên bề mặt, phân bố hầu khắp khu vực khảo sát. Thành phần sét pha. Đất có màu xám ghi, xám nâu. Trạng thái xốp mềm. Bề dày lớp đất nhỏ, trung bình xác định tại các hố khoan là 0,5m.
      • Lớp 2: Lớp đất hòn lớn. Lớp này nằm dưới lớp 1, phân bố toàn bộ khu vực khảo sát. Đất hòn lớn, bao gồm đá cục, hòn, khối, tảng tròn cạnh (đá cuội) màu xám ghi khá rắn chắc có xen kẹt cát pha sét pha màu vàng, trạng thái chặt cứng. Bề dày biến đổi từ khoảng 5,0m đến chưa xác định.
      • Lớp 3: Lớp sét pha màu tím. Lớp này nằm dưới lớp 2, phân bố toàn bộ khu vực khảo sát. Đất có màu tím đỏ. Thành phần sét pha, có chỗ xen kẹp đá phong hóa. Trạng thái dẻo cứng, nửa cứng, có chỗ cứng. Bề dày lớp đất chưa xác định bởi hiện tại các hố khoan đều chưa khoan qua lớp này.
      • Khí hậu:

      Quảng Hà nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm mưa nhiều.

      1. Nhiệt độ:
      2. Nhiệt độ trung bình năm : 22,2°C
      3. Nhiệt độ cao nhất trong năm : 38°C
      4. Nhiệt độ thấp nhất trong năm : 8°C
      5. Độ ẩm không khí:

      Độ ẩm không khí trung bình hằng năm là 83%. Cao nhất có tháng lên tới 87%, thấp nhất có tháng xuống đến 74%.

      1. Chế độ mưa:
      2. Lượng mưa trung bình năm là 1.442 mm
      3. Năm có lượng mưa cao nhất 294 mm
      4. Năm có lượng mưa thấp nhất dưới 30 mm
      5. Chế độ gió, bão:

      Khu vực nghiên cứu có 2 loại gió chính thổi theo mùa: Gió mùa Đông Bắc từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau, thịnh hành là gió Bắc và gió Đông Bắc, tốc độ gió từ 2 – 4 m/s.

      1. Thủy văn:
      2. Thủy triều của thị trần Quảng Hà mang tính nhật triều điển hành là hầu hết số ngày trong tháng là nhật triều (trong một ngày có một lần nước lớn và một lần nước ròng).
      3. Đây là khu vực có cao độ triều lớn nhất so với các khu vực khác thuộc bờ biển Việt Nam.
      4. Mực nước triều kết hợp với lũ các song vào mùa mưa lũ có thể lên đến 4 – 5m (cao độ hải văn).

      II.3.2. Đánh giá hiện trạng:

      1. Hiện trạng dân cư: Khu vực lập quy hoạch có 15 hộ dân sinh sống ở phía Tây Nam khu đất
      2. Hiện trạng kiến trúc công trình: chủ yếu là công trình nhà ở cấp 4, nhà bán kiên cố.
      3. Hiện trạng sử dụng đất:

      Bảng thống kê hiện trạng sử dụng đất

      Stt

      Loại đất

      Diện tích (m²)

      Tỷ lệ (%)

      1

      Đất ở hiện hữu

      6.533,1

      11,7

      2

      Đất thể dục thể thao

      25.307,0

      45,2

      3

      Đất nông nghiệp

      11.174,6

      20,0

      4

      Đất trống

      11.204,8

      20,0

      5

      Đất giao thông

      1.774,8

      3,1

      Tổng Cộng

      55.994,3

      100,0

      1. Hiện trạng hạ tầng kỹ thuật:
      2. Giao thông: tuyến đường tiếp cận chính là tuyến đường phía Bắc khu quy hoạch (đường 18A) có lộ giới khoảng 40m và tuyến đường phía Tây có lộ giới khoảng 8 -10m.
      3. Cấp nước: hiện tại khu vực quy hoạch chưa có hệ thông cấp nước sinh hoạt.
      4. Thoát nước mặt: khu vực đã có hệ thống thoát nước chung trên đường 18A, nước sẽ được thoát vào hệ thống này và thoát ra sông Hà Cối ở phía tây khu đất.
      5. Cấp điện: khu vực đã có hệ thống điện hạ thế trên tuyến đường 18A.
      6. Thông tin liên lạc: đã có hệ thống tương đối hoàn chỉnh trên tuyến đường 18A.
        1. Đánh giá chung:
      7. Điểm mạnh:
      8. Vị trí thuận lợi để liên kết với các khu trung tâm hành chính cũng như trung tâm công cộng của thị trấn.
      9. Hiện trạng mặt bằng trống thuận tiện cho việc đầu tư dự án, xây dựng.
      10. Địa hình bằng phẳng giảm chi phí san lấp.
      11. Cơ hội:
      12. Được định hướng là trung tâm văn hóa thể dục thể thao cấp huyện tương lai phát triển thành cấp Tỉnh.
      13. Nâng cao hạ tầng xã hội cho Thị trấn Quảng hà cũng như huyện Hải Hà.
      14. Thu hút đầu tư xây dựng tại khu vực, phát triển kính tế khu vực.
      15. Điểm yếu:
      16. Cần thực hiện công tác đền bù giải tỏa cho những hộ dân trong khu đất.
      17. Vốn đầu tư cao.
      18. Thách thức:
      19. Sự phát triển của khu vực vẫn chưa đủ sức hút đối với nhà đầu tư.

      CHƯƠNG III.

      CHỈ TIÊU QUY HOẠCH KIẾN TRÚC

      III.1. Chỉ tiêu quy hoạch kiến trúc

      III.2. Chỉ tiêu quy hoạch hạ tầng kỹ thuật

      III.1. Chỉ tiêu về quy hoạch kiến trúc:

      • Mật độ xây dựng : 20%
      • Tầng cao tối đa : 25 tầng
      • Hệ số sử dụng đất : 0,95 lần

      III.2. Chỉ tiêu quy hoạch hạ tầng kỹ thuật:

      • Cấp nước
        • Chọn nguồn nước cấp cho khu quy hoạch là nguồn nước máy đô thị từ đường ống cấp nước trên đường phía Bắc và phía Tây.
        • Sinh hoạt : 120 lít/người.ngày.
        • Thương mại dịch vụ : 2 l/người.ngđ
        • Tưới cây : 4 l/m².ngày.
        • Rửa đường : 0,5 lít /m².ngày.
      • Thoát nước thải : 100% nước cấp
      • Cấp điện : 0,015-0,03kW/ m² diện tích sàn xây dựng.
      • Rác thải : 0,01 kg/m²sàn/ngày.

        CHƯƠNG IV.

        ĐỀ XUẤT QUY HOẠCH

      IV.1. Bảng cơ cấu sử dụng đất

      IV.2. Bảng chỉ tiêu quy hoạch – kiến trúc từng lô đất

      IV.3. Tổ chức không gian quy hoạch kiến trúc

      IV.1.

      IV.1. Cơ cấu sử dụng đất:

      Stt

      Chức năng sử dụng đất

      Diện tích

      (m²)

      Tỷ lệ (%)

      A

      ĐẤT TRUNG TÂM VĂN HÓA THỂ THAO

      51.514,4

      100,0

      I

      Đất xây dựng công trình

      10.317,5

      18,4

      1

      Đất xây dựng công trình thể dục thể thao

      4.903,2

      8,8

      1.1

      Đất xây dựng khán đài sân vận động

      864,0

      1,5

      1.2

      Đất xây dựng công trình nhà thi đấu đa năng

      2.280,2

      4,1

      I.3

      Đất xây dựng công trình hồ bơi

      1.759,0

      3,1

      2

      Đất xây dựng công trình thương mại dich vụ thể thao, văn phòng

      5.414,3

      9,7

      2.1

      Đất công trình dịch vụ thể dục thể thao (Khách sạn, văn phòng, phục vụ hoạt động chuyên môn.)

      1.300,0

      2,3

      2.2

      Đất công trình thương mại dịch vụ thể thao

      750,0

      1,3

      2.3

      Đất thương mại dịch vụ liền kề

      3.364,3

      6,0

      II

      Đất sân thể thao ngoài trời

      12.497,5

      22,3

      1

      Đất sân vận động (sân bóng đá 11 người, đường chạy, ném đĩa, ném tạ xích, sân đẩy tạ ...)

      9.178,8

      2

      Đất sân bóng đá mini (01 sân)

      770,0

      3

      Đất sân bóng rổ (02 sân)

      1.216,0

      4

      Đất sân tennis (02 sân)

      1.332,7

      III

      Đất cây xanh

      13.916,5

      24,9

      IV

      Đất giao thông, sân bãi

      14.782,9

      34,4

      B

      ĐẤT GIAO THÔNG VÀ BÃI XE

      4.479,9

      C

      TỔNG CỘNG (RANH QUY HOẠCH)

      55.994,3

      IV.2. Bảng chỉ tiêu quy hoạch – kiến trúc từng lô đất:

      STT

      Chức năng công trình

      Ký hiệu

      Diện tích chiếm đất (m²)

      Tầng cao tối đa (tầng)

      Mật độ xây dựng (%)

      A

      ĐẤT TRUNG TÂM VĂN HÓA THỂ THAO

      51.514,4

      25

      20,0

      I

      Đất xây dựng công trình

      10.317,5

      1

      Đất xây dựng công trình thể dục thể thao

      4.903,2

      1.1

      Đất xây dựng khán đài sân vận động

      (1)

      8.64,0

      1

      1.2

      Đất xây dựng công trình nhà thi đấu đa năng

      (3)

      2.280,2

      1

      1.3

      Đất xây dựng công trình hồ bơi

      (4)

      1.759,0

      1

      2

      Đất xây dựng công trình thương mại dich vụ thể thao, văn phòng

      5.414,3

      2.1

      Đất công trình dịch vụ thể dục thể thao (Khách sạn, văn phòng, phục vụ hoạt động chuyên môn….)

      (8)

      1.300,0

      25

      2.2

      Đất công trình thương mại dịch vụ thể thao

      (9)

      750,0

      5

      2.3

      Đất thương mại dịch vụ liền kề

      3.364,3

      - Đất thương mại dịch vụ liền kề 1

      (TM1)

      720,0

      4

      - Đất thương mại dịch vụ liền kề 2

      (TM2)

      540,0

      4

      - Đất thương mại dịch vụ liền kề 3

      (TM3)

      1.474,3

      4

      - Đất thương mại dịch vụ liền kề 4

      (TM4)

      630,0

      4

      II

      Đất sân thể thao ngoài trời

      12.497,5

      1

      Đất sân vận động (sân bóng đá 11 người, đường chạy, ném đĩa, ném tạ xích, sân đẩy tạ)

      (2)

      9.178,8

      2

      Đất sân bóng đá mini (01 sân)

      (5)

      770,0

      3

      Đất sân bóng rổ (02 sân)

      (6)

      1.216,0

      4

      Đất sân tennis (02 sân)

      (7)

      1.332,7

      III

      Đất cây xanh

      13.916,5

      IV

      Đất giao thông, sân bãi

      14.782,9

      B

      ĐẤT GIAO THÔNG VÀ BÃI XE

      4.479,9

      C

      TỔNG CỘNG (RANH QUY HOẠCH)

      55.994,3

      IV.3. Tổ chức không gian quy hoạch kiến trúc:

      IV.3.1. Nguyên tắc tổ chức không gian:

      - Xác định các tuyến giao thông tiếp cận chính và tuyến trục chính trong khu quy hoạch, chú ý đến việc kết nối hệ thống giao thông, hệ thống HTKT với hệ thống hiện hữu xung quanh.

      - Bố trí các khu chức năng tại các vị trí thích hợp nhằm tạo bán kính phục vụ tốt nhất cho khu vực.

      - Tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan hợp lý, kết hợp tận dụng tốt cảnh quan hiện hữu xung quanh tạo môi trường tiện nghi cho đô thị đồng thời hướng tới một đô thị xanh sạch đẹp và phát triển bền vững.

      - Dự kiến tầng cao, khoảng lùi công trình, các hình thức kiến trúc cho từng khu chức năng.

      - Cảnh quan khu vực thiết kế là một sự kết nối các khu vực công cộng và khu cây xanh lại với nhau một cách thống nhất. Mỗi một loại hình không gian đều có các giải pháp tổ chức riêng hài hòa với nhau để tạo nên bộ mặt đô thị hiện đại.

      - Không gian quy hoạch kiến trúc của khu vực bao gồm các chức năng sau:

      • Chức năng thể dục thể thao:
      • Sân vận động
      • Nhà thi đấu đa năng
      • Hồ bơi
      • Sân thể thao ngoài trời
        • Chức năng dịch vụ thể thao:
      • Công trình thương mại dịch vụ liền kề
      • Công trình thương mại dịch vụ TDTT
        • Chức năng phụ trợ:
      • Công trình hành chính, điều hành
      • Bãi xe

      - Không gian theo các trục đường chính: cần có tính định hướng cao, gợi mở đến các khu chức năng đô thị. Nhằm làm giảm bớt độ ồn, khói bụi mà các phương tiện tham gia giao thông có thể gây ra, bố trí hệ thống cây xanh xen kẽ, các thảm cỏ sát hè vừa để chống ô nhiễm môi trường vừa khống chế được sự đi lại tự do của người đi bộ cắt ngang qua những trục đường giao thông chính.

      - Không gian cây xanh mặt nước – không gian cộng đồng: Không gian cây xanh được kết hợp với rạch nhằm tạo ra một khu vực cảnh quan đẹp cho toàn khu và cũng là khu điều hòa khí hậu cho khu vực.

      IV.3.2. Tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan đô thị:

      Trên cơ sở hướng tiếp cận và mối liên hệ giữa các chức năng của khu quy hoạch đề xuất tổ chứ không gian như sau:

      - Tạo trục đường chính của khu vực kết nối từ đường hiện hữu phía Tây lộ giới 31m vào khu trung tâm với điểm nhấn kết trục là công trình Sân vận động;

      - Bố trí khối công trình Nhà thi đấu đa năng và bể bơi có mái che nằm đăng đối hai bên trục đường chính khu vực để tạo cảnh quan lối vào;

      - Công trình dịch vụ thể thao kết hợp điều hành, phụ trợ được bố trí tiếp giáp trục đường phía bắc nhầm tổ chức không gian, chức năng đa dạng loại hình gắn kết với chức năng văn hóa, thể thao, tạo sức hút cho khu vực trung tâm;

      - Bổ sung cụm công trình thương mại dịch vụ thể thao tiếp giáp trục đường phía bắc tạo nguồn thu cho khu vực;

      - Bãi xe tập trung ở khu vực phía Bắc và phía Nam Sân vận động.

      Mặt bằng tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan

      IV.3.3. Bố cục không gian các khu vực trọng tâm, điểm nhấn:

      Tuyến nhấn chính là trục cảnh quan chính được tiếp cận từ đường phía Tây khu đất. Toàn khu quy hoạch có điểm nhấn chính là công trình dịch vụ thể dục thể thao đa chức năng (Khách sạn, văn phòng, phục vụ hoạt động chuyên môn….) cao 25 tầng nằm ngay góc ngã tư phía Tây Bắc khu đất, và điểm nhấn phụ là tổ hợp các công trình thể dục thể thao nằm ở trung tâm khu đất, gồm sân vận động ở trung tâm và hai công trình ở hai bên trục chính là nhà thi đấu đa năng, hồ bơi.

      Công trình điểm nhấn chính – Tổ hợp công trình thể dục thể thao

      Không gian tổ hợp các công trình thể dục thể thao

      CHƯƠNG V.

      THIẾT KẾ ĐÔ THỊ

      V.1. Khung thiết kế đô thị

      V.2. Hệ thống cây xanh mặt nước và quảng trường

      V.3. Xác định khoảng lùi công trình trên từng đường phố, nút giao thông:

      V.4. Xác định các công trình điểm nhấn trong khu vực theo tầm nhìn

      V.5. Xác định các không gian khu ở

      V.6. Xác định các không gian kiến trúc công cộng – dịch vụ:

      V.7. Quy định chiều cao xây dựng công trình

      V.8. Không gian kiến trúc phụ - tiện ích đô thị

      V.1. Khung thiết kế đô thị:

      - Tạo trục đường chính đồng thời là trục cảnh quan của khu vực kết nối từ đường hiện hữu phía Tây vào khu trung tâm với điểm nhấn kết trục là công trình Sân vận động làm công trình điểm nhấn.

      - Bố trí khối công trình Nhà thi đấu đa năng và bể bơi có mái che nằm đăng đối hai bên trục đường chính khu vực để tạo cảnh quan lối vào;

      - Công trình dịch vụ thể thao kết hợp điều hành, phụ trợ được bố trí tiếp giáp trục đường phía bắc nhầm tổ chức không gian, chức năng đa dạng loại hình gắn kết với chức năng văn hóa, thể thao, tạo sức hút cho khu vực trung tâm;

      - Bổ sung cụm công trình thương mại dịch vụ thể thao tiếp giáp trục đường phía bắc tạo nguồn thu cho khu vực;

      Sơ đồ khung thiết kế đô thị của khu vực quy hoạch như sau:

      V.2. Hệ thống cây xanh mặt nước và quảng trường:

      Hệ thống công viên cây xanh công cộng:

      - Khuyến khích trồng các loại cây hoa phù hợp với chức năng công trình, đảm bảo môi trường sinh thái.

      - Lựa chọn loại cây trồng có sự phối hợp màu sắc hài hòa, sinh động tạo nét đặc trưng riêng cho khu quy hoạch, phù hợp với đặc điểm vùng miền.

      Cây xanh đường phố

      Cây xanh trong các không gian khác

      - Cây tầm cao: trồng trên tuyến giao thông a18 phía bắc và đường nhánh khu vực phía Tây

      • Cây tầm trung: trộng theo dạng định hướng tạo không gian xanh trong lối đi

      - Cây tầm trung: trồng trên tuyến giao thông phía nam và phía đông.

      - Cây tầm thấp, nhóm cây bụi: trồng xung quanh khuôn viên tạo cảnh quan không gian xanh, đẹp.

      V.3. Xác định khoảng lùi công trình trên từng đường phố, nút giao thông:

      Phân cấp rõ ràng mạng lưới giao thông khu vực quy hoạch, theo đó có 04 tuyến đường giao thông giới hạn khu đất.

      - Ngoài ra còn có hệ thống đường nội bộ liên kết các chức năng công trình với nhau.

      Nguyên tắc tổ chức giao thông:

      - Đối với các tuyến đường xung quanh khu đất tuân thủ định hướng quy hoạch 1/2000 đã được phê duyệt.

      - Phân định các tuyến giao thông chính đảm bảo kết nối các chức năng liên hoàn.

      - Kết nối liên hoàn các chức năng, đồng thời có thể tiếp cận dễ dàng vào trung tâm của khu đất và các chức năng thể dục thể thao, đảm bảo thuận lợi cho người sử dụng.

      Quy định về khoảng lùi:

      - Đối với khoảng lùi công trình ngoài việc áp dụng theo quy hoạch phân khu, các quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng hiện hành còn dựa trên cách tổ chức không gian theo quy định của thiết kế đô thị.

      - Đối với tuyến đường phía bắc 18a: khoảng lùi tối thiểu 6m. Khuyến khích tổ chức mảng cỏ xanh kết hợp lối đi dạo phù hợp với yêu cầu tập trung đông người.

      - Đối với các tuyến đường còn lại: khoảng lùi tối thiểu 3m, khuyến khích tổ chức mảng cỏ xanh kết hợp lối đi dạo phù hợp với yêu cầu tập trung đông người. Tuy nhiên nếu công trình cao trên 22m thì phải lùi 6m theo quy chuẩn hiện hành.

      Sơ đồ xác định khoảng lùi công trình trên từng đường phố, nút giao thông

      V.4. Xác định các công trình điểm nhấn trong khu vực theo tầm nhìn:

      - Công trình điểm nhấn chính là công trình dịch vụ thể thao (khách sạn, văn phòng) cao 25 tầng nằm tiếp giáp trục đường phía bắc nhầm tổ chức không gian điểm nhấn toàn khu đồng thời kết hợp các chức năng đa dạng loại hình gắn kết với chức năng văn hóa, thể thao, tạo sức hút cho khu vực trung tâm.

      - Công trình điểm nhấn phụ là công trình sân vận động nằm ở cuối trục cảnh quan chính tạo không gian điểm nhấn để kết trục. Đông thời kết hợp với công trình nhà thi đấu đa năng và bể bơi nằm đăng đối hai bên trục đường chính khu vực tạo thành cụm công trình điểm nhấn cho toàn khu trung tâm văn hóa thể dục.

      Công trình điểm nhấn

      Sơ đồ xác định các công trình điểm nhấn

      V.5. Xác định không gian kiến trúc công trình thể dục thể thao:

      a) Đối với hình khối kiến trúc

      Khuyến khích xây dựng các hình khối mang biểu tượng, đặc trưng của các công trình thể dục thể thao. Tuy nhiên ưu tiên thuận tiện về công năng, chức năng đảm bảo thuận tiện sử dụng cho vận động viên, khán giả, người dân...). Tầng cao tối đa 1 tầng.

      a) Đối với hình thức kiến trúc chủ đạo

      Hình thức kiến trúc hiện đại, thẩm mỹ, hài hòa với cảnh quan khu vực xung quanh. Khuyến khích thiết kế mang tính đặc trưng của công trình thể thao và mang tính tập trung cao để tạo tính thu hút và đặc trưng riêng của khu trung tâm văn hóa thể thao.

      b) Màu sắc chủ đạo của công trình kiến trúc

      - Mặt ngoài công trình không được sử dụng màu sắc, vật liệu gây ảnh hưởng tới thị giác, sức khoẻ con người, yêu cầu về vệ sinh và an toàn giao thông.

      - Khuyến khích màu sắc mang tính chất của công trinh thể dục thể thao tạo nhận nhiện công trình và tính thẩm mỹ cho khu quy hoạch.

      Các công trình thể dục thể thao.

      Sơ đồ xác định không gian công trình thể dục thể thao.

      V.6. Xác định các không gian kiến trúc công trình thương mại dịch vụ, văn phòng, phục vụ hoạt động chuyên môn:

      a) Đối với hình khối kiến trúc

      Khuyến khích công trình hợp khối, có mật độ xây dựng thấp tạo không gian xanh thoáng cho công trình. Tầng cao tối đa 25 tầng.

      b) Đối với hình thức kiến trúc chủ đạo

      Hình thức kiến trúc chủ đạo là kiến trúc hiện đại, đường nét mạch lạc phù hợp với yêu cầu hấp dẫn của công trình. Trang trí ở một số đường nét để tạo điểm nhấn. Hướng tới kiến trúc xanh thân thiện với môi trường cũng như hòa hợp với cảnh quan thiên nhiên vốn có của khu vực.

      a) Màu sắc chủ đạo của công trình kiến trúc

      Mặt ngoài công trình không được sử dụng màu sắc, vật liệu gây ảnh hưởng tới thị giác, sức khoẻ con người, yêu cầu về vệ sinh và an toàn giao thông.

      Sơ đồ xác định không gian công trình thể thương mại dịch vụ thể thao, văn phòng, phục vụ hoạt động chuyên môn.

      Phối cảnh công trình thương mại dịch vụ, văn phòng, phục vụ hoạt động chuyên môn

      V.7. Quy định chiều cao xây dựng công trình:

      Chiều cao công trình được xác định phù hợp với chức năng công trình. chiều cao công trình phải đảm bảo tỷ lệ hợp lý trong không gian, không được lắp đặt vật thể kiến trúc cao hơn chiều cao cho phép của công trình.

      - Công trình dịch vụ thể thao, văn phòng, phục vụ hoạt động chuyên môn: chiều cao tối đa 93,5m;

      - Công trình thương mại dịch vụ: chiều cao tối đa 27,5m;

      - Công trình thương mại dịch vụ liền kề: chiều cao tối đa 15,3m.

      Sơ đồ xác định tầng cao công trình

      V.8. Không gian kiến trúc phụ - tiện ích đô thị:

      - Cần có các tiện ích đô thị như máy tập thể dục thể thao, khuôn viên chơi thể thao, tập dưỡng sinh,... Ghế ngồi nghỉ, tuyến dành cho người khuyết tật, cột đèn, chiếu sáng, biển hiệu, biển chỉ dẫn phải đảm bảo mỹ quan, an toàn, thuận tiện, thống nhất, hài hòa với tỷ lệ công trình kiến trúc.

      - Gạch lát trong các khuôn viên công cộng, vỉa hè nên có màu sắc trung tính hài hòa với công trình kiến trúc xung quanh, có thể tận dụng các họa tiết và màu sắc độc đáo nhằm tăng tính định hướng, tính nhận biết về vị trí hình ảnh của một nơi chốn. Bên cạnh đó, khuyến khích sử dụng gạch định hướng có màu sắc tươi sáng (vàng cam...) hỗ trợ người khuyết tật có cảm giác an toàn đi lại giữa các khu vực.

      Khu vực ghế ngồi nghỉ chân Khu vui chơi Đèn chiếu sáng công cộng

      Tiện ích công cộng

      Gạch lát Tấm bảo vệ cây

      CHƯƠNG VI.

      QUY HOẠCH HỆ THỐNG HẠ TẦNG KỸ THUẬT

      VI.1. Quy hoạch giao thông

      VI.2. Cao độ nền và thoát nước mặt

      VI.3. Quy hoạch cấp nước

      VI.4. Quy hoạch thoát nước thải, chất thải rắn và vệ sinh môi trường

      VI.5. Quy hoạch hệ thống điện và chiếu sáng

      VI.6. Quy hoạch thông tin liên lạc

      VI.7. Đánh giá tác động môi trường

      VI.1.

      VI.1. Quy hoạch giao thông:

      VI.1.1. Cơ sở quy hoạch:

      Quy hoạch hệ thống giao thông dựa trên các tài liệu sau:

      - Bản đồ quy hoạch tổng mặt bằng sử dụng đất, kiến trúc cảnh quan, giao thông.

      - Quy chuẩn công trình quốc gia về các công trình hạ tầng kỹ thuật QCVN 07-2016.

      - Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam TCXDVN 104:2007: Đường đô thị - yêu cầu thiết kế.

      - Các văn bản, quy trình, quy phạm hiện hành của ngành giao thông và các quy định khác của Nhà nước liên quan đến công tác khảo sát, thiết kế và xây dựng.

      VI.1.2. Mục tiêu và nguyên tắc quy hoạch:

      - Thiết kế mạng lưới giao thông đảm bảo kết nối khu vực quy hoạch với các khu lân cận.

      - Mạng lưới giao thông nội bộ đảm bảo các quy phạm, tiêu chuẩn hiện hành của nhà nước.

      VI.1.3. Giải pháp quy hoạch:

      a) Mạng lưới đường

      Mạng lưới đường trong khu vực được thiết kế trên cơ sở Quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2.000 Trung tâm thị trấn Quảng Hà, huyện Hải Hà.

      b) Xác định quy mô phân cấp mạng lưới đường trong khu vực

      - Tuyến đường đối ngoại chính của khu vực quy hoạch là đường D1, D2, N1, N2 với lộ giới 17-46m, có chức năng kết nối khu quy hoạch với các khu du lịch lân cận.

      - Tuyến đường chính trong khu vực có bề rộng 7,0-16m thuận lợi cho việc lưu thông nội bộ trong nhà văn hóa.

      - Các tuyến đường lát gạch có bề rông 3,0 – 10,0m phục vụ cho người đi bộ trong khu vực quy hoạch.

      Bảng tổng hợp khối lượng giao thông

      STT

      Tên Đường

      Chiều dài (m)

      Chiều rộng (m)

      Ký hiệu

      Lộ giới (m)

      Vỉa hè trái

      Mặt Đường

      Vỉa hè phải

      A

      Giao thông đối ngoại

      1.025,9

      1

      Đường D1 (giáp ranh phía Tây)

      230,0

      31,0

      7,0

      17,0

      7,0

      2-2

      2

      Đường D2 (giáp ranh phía Đông)

      254,4

      17,0

      5,0

      7,0

      5,0

      3-3

      3

      Đường N1 (giáp ranh phía Bắc)

      226,0

      46,0

      5,0

      36,0

      5,0

      1-1

      45,5

      17,0

      5,0

      7,0

      5,0

      3-3

      4

      Đường N2 (giáp ranh phía Nam)

      270,0

      17,0

      5,0

      7,0

      5,0

      3-3

      B

      Giao thông nội khu

      1.646,5

      1

      Đường giao thông chính

      554,0

      7,0 - 16,0

      2

      Đường đi bộ nội khu

      1092,5

      3,0 - 10,0

      TỔNG

      2.672,40

      Bố trí 1 bãi đậu xe phục vụ nội khu có tổng diện tích 4.480,3m²

      c) Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật chủ yếu

      - Độ dốc ngang đường: Để đảm bảo cho việc thoát nước được nhanh chóng, độ đốc ngang mặt đường thiết kế là 2%, độ dốc ngang hè là 2%.

      - Bán kính cong bằng của các tuyến đường đảm bảo theo đúng TCXDVN104-2007.

      - Độ dốc dọc đường thiết kế đối với cấp đường chính đảm bảo ≤ 4%.

      VI.2. Cao độ nền và thoát nước mặt

      VI.2.1. Cơ sở quy hoạch:

      - Quy hoạch cao độ nền và thoát nước mặt dựa trên các tài liệu sau:

      - Bản đồ quy hoạch tổng mặt bằng sử dụng đất, kiến trúc cảnh quan, giao thông.

      - Bản đồ khảo sát địa hình 1/500 do chủ đầu tư cung cấp.

      - Quy chuẩn công trình quốc gia về các công trình hạ tầng kỹ thuật QCVN 07-2016.

      - Tiêu chuẩn thiết kế thoát nước: mạng lưới thoát nước ngoài nhà TCVN 7957-2008.

      - Các văn bản, quy trình, quy phạm hiện hành của ngành thoát nước và các quy định khác của Nhà nước liên quan đến công tác khảo sát, thiết kế và xây dựng.

      VI.2.2. Mục tiêu và nguyên tắt quy hoạch:

      - Thiết kế mạng cao độ nền theo định hướng chung của khu vực.

      - Mạng lưới thoát nước mưa được thiết kế dựa vào hiện trạng địa hình, đảm bảo thoát nước mặt cho đô thị.

      VI.2.3. Hiện trạng:

      a) Nền đất xây dựng:

      Khu vực có địa hình bằng phẳng, cao trình thấp so với các công trình hiện hữu

      b) Hệ thống thoát nước:

      Khu vực chưa có hệ thống thoát nước mặt, nước mưa chủ yếu chảy tràn trên bề mặt.

      VI.2.4. Giải pháp quy hoạch cao độ nền và thoát nước mặt:

      a) Quy hoạch chiều cao:

      - Chọn giải pháp đắp nền cho khu vực để đảm bảo chống ngập hoàn toàn.

      - Khống chế cao độ nền xây dựng tối thiểu cho khu vực tuân thủ đồ án quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 thị trấn Quảng Hà.

      - Cao độ xây dựng H>3,50m, phù hợp với cao độ hiện hữu các công trình lân cận.

      - Hướng đổ dốc: từ giữa các tiểu khu ra xung quanh.

      - Cao độ thiết kế đường đảm bảo điều kiện tổ chức giao thông và thoát nước mặt cho khu đất.

      Khối lượng đắp nền:

      - Khối lượng san nền theo công thức:

      V=Htb * F

      Trong đó:

      V : Khối lượng đào đắp ô đất (m3)

      Htb: Cao độ thi công trung bình (m)

      F: Diện tích ô lưới (m2)

      - Khối lượng san nền:

      • Cao độ thi công trung bình: +0,93m;
      • Khối lượng đắp nền: 53.150,15m3.

      Nguồn đất đắp:

      Đất đắp nền được tận dụng từ các khu vực đào nền, cát hoặc đất đá từ các khu vực lân cận thị trấn Quảng Hà. Khối lượng đất đào, nạo vét bùn ao được vận chuyển đến đúng nơi tập kết theo quy định của UBND huyện Hải Hà và UBND tỉnh Quảng Ninh.

      b) Hệ thống cống thoát nước mặt:

      - Hệ thống thoát nước mưa của quy hoạch được thiết kế phù hợp với mạng lưới thoát nước mưa của Quy hoạch phân khu để có thể kết nối được với toàn bộ hệ thống trong khu vực.

      - Hệ thống thoát nước khu vực bao gồm các tuyến đầu tư xây mới. Đảm bảo cao độ các điểm đấu nối, đảm bảo vệ sinh môi trường và độc lập với hệ thống nước thải.

      - Hệ thống thoát nước mặt là hệ thống cống ngầm có kích thước từD400mm ÷ D800mm.

      - Các tuyến thoát nước mưa được thiết kế với chế độ tự chảy, được bố trí trên cơ sở tận dụng tối đa độ dốc của địa hình, sao cho chiều dài của tuyến đến điểm đấu nối là ngắn nhất và đảm bảo thu hết nước mặt. Các tuyến thoát nước sẽ được bố trí dưới vỉa hè và lòng đường dọc theo các tuyến đường.

      - Hướng thoát nước chính: Nước mưa được thu gom bằng các tuyến cống và hệ thống hố ga dọc theo các tuyến đường giao thông đấu nối với hệ thống thoát nước mưa theo đinh hướng quy hoạch phân khu.

      - Cơ sở tính toán mạng lưới thoát nước mặt áp dụng công thức cường độ giới hạn:

      Q = φ x q x F.

      Q: lực lượng nước mưa (l/s)

      φ: hệ thống dòng chảy

      F: diện tích lưu vực (ha)

      q: cường độ mưa tính toán (l/s/ha).

      - Cống thoát nước mặt xây mới trong khu vực được tính toán theo chu kỳ T= 2 năm, độ dốc cống đảm bảo khả năng tự làm sạch i=1/D, độ sâu chôn cống tối thiểu H=0,5m (Tính đến đỉnh cống).

      VI.3. QUY HOẠCH CẤP NƯỚC

      1. Cơ sở quy hoạch:

      - Quy hoạch hệ thống cấp nước dựa trên các tài liệu sau :

      - Bản đồ quy hoạch tổng mặt bằng sử dụng đất, kiến trúc cảnh quan, giao thông.

      - Quy chuẩn công trình quốc gia về các công trình hạ tầng kỹ thuật QCVN 07-2016.

      - Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam cấp nước ngoài nhà: TCXDVN 33:2006: Mạng lưới đường ống và công trình tiêu chuẩn thiết kế.

      - Tiêu chuẩn thiết kế phòng cháy, chữa cháy _ TCVN 2622:1995.

      - Các văn bản, quy trình, quy phạm hiện hành của ngành cấp nước và các quy định khác của Nhà nước liên quan đến công tác khảo sát, thiết kế và xây dựng.

      1. Mục tiêu và nguyên tắc quy hoạch:

      - Thiết kế mạng lưới cấp nước đảm bảo cấp nước liên tục cho khu dân cư.

      - Các chỉ tiêu cấp nước:

      • Thương mại dịch vụ: 2 l/m² sàn.ngđ
      • Tưới cây: 4 l/m².ngày.
      • Rửa đường: 0,5 lít /m².ngày.
      • Nước rò rỉ, dự phòng: 10% lưu lượng chung
      • Nước phòng cháy chữa cháy tính toán: 10 lít/s x 3 giờ x 1 đám cháy.
      • Hệ số điều hòa Kngaymax: 1,3
      • Hiện trạng

      Hiện tại khu quy hoạch có hệ thống cấp nước đô thị từ đường ống cấp nước trên đường phía Bắc và phía Tây.

      1. Phương hướng quy hoạch cấp nước
      2. Nguồn nước cấp:

      Chọn nguồn nước cấp cho khu quy hoạch là nguồn nước máy đô thị từ đường ống cấp nước trên đường phía Bắc và phía Tây.

      1. Bảng tổng hợp nhu cầu dùng nước:

      Lưu lượng cấp nước chữa cháy qc = 10l/s cho một đám cháy, số đám cháy xảy ra đồng thời một lúc là 1 đám cháy (TCVN 2622 - 1995).

      Stt

      Chức năng công trình

      Ký hiệu

      Diện tích chiếm đất (m²)

      Tổng diện tích sàn xây dựng (m²)

      Chỉ tiêu (L/Đvt)

      Lưu lượng nước cấp (m3/ngđ)

      ĐẤT TRUNG TÂM HÓA THỂ THAO (VHTT01) (theo quy hoạch 1/2000)

      51.514

      A

      ĐẤT TRUNG TÂM VĂN HÓA THỂ THAO

      51.514,4

      I

      Đất xây dựng công trình

      10.317,5

      1

      Đất xây dựng công trình thể dục thể thao

      4.903,2

      6922,8

      1.1

      Đất xây dựng khán đài sân vận động

      (1)

      864,0

      864,0

      2,0

      1,7

      1.2

      Đất xây dựng công trình nhà thi đấu đa năng

      (3)

      2280,2

      3420,3

      2,0

      6,8

      1.3

      Đất xây dựng công trình hồ bơi

      (4)

      1759,0

      2638,5

      2,0

      5,3

      2

      Đất xây dựng công trình thương mại dich vụ thể thao, văn phòng

      5.414,3

      41907,2

      2.1

      Đất công trình dịch vụ thể dục thể thao (Khách sạn, văn phòng, phục vụ hoạt động chuyên môn….)

      (8)

      1.300,0

      24700

      2,0

      49,4

      2.2

      Đất công trình thương mại dịch vụ thể thao

      (9)

      750,0

      3750

      2,0

      7,5

      2.3

      Đất thương mại dịch vụ liền kề

      3.364,3

      - Đất thương mại dịch vụ liền kề 1

      (TM1)

      720,0

      2880

      2,0

      5,8

      - Đất thương mại dịch vụ liền kề 2

      (TM2)

      540,0

      2160

      2,0

      4,3

      - Đất thương mại dịch vụ liền kề 3

      (TM3)

      1.474,3

      5897,2

      2,0

      11,8

      - Đất thương mại dịch vụ liền kề 4

      (TM4)

      630,0

      2520

      2,0

      5,0

      II

      Đất sân thể thao ngoài trời

      12.497,5

      1

      Đất sân vận động (sân bóng đá 11 người, đường chạy, ném đĩa, ném tạ xích, sân đẩy tạ)

      (2)

      9178,8

      4,0

      36,7

      2

      Đất sân bóng đá mini (01 sân)

      (5)

      770,0

      4,0

      3,1

      3

      Đất sân bóng rổ (02 sân)

      (6)

      1216,0

      4,0

      4,9

      4

      Đất sân tennis (02 sân)

      (7)

      1332,7

      4,0

      5,3

      III

      Đất cây xanh

      13.916,5

      4,0

      55,7

      IV

      Đất giao thông, sân bãi

      14.782,9

      0,5

      7,4

      B

      ĐẤT GIAO THÔNG VÀ BÃI XE

      4.480,3

      0,5

      2,2

      DỰ PHÒNG, RÒ RỈ

      10% [Qtb]

      21,3

      NƯỚC PCCC

      10 (l/s/1 đám cháy) với 1 đám cháy

      trong 3 giờ

      108,0

      C

      TỔNG CỘNG (RANH QUY HOẠCH)

      55.994,3

      QxKngaymax+PCCC

      412,5

      - Tổng nhu cầu dùng nước Q = 420 m3/ngđ (Kmax =1,3)

      1. Mạng lưới đường ống cấp nước:

      - Nguyên tắc quy hoạch mạng lưới cấp nước phải bảo đảm các yêu cầu sau:

      - Mạng lưới phải bao trùm được các điểm tiêu thụ nước.

      - Dựa vào mạng lưới quy hoạch giao thông, phân khu chức năng khu quy hoạch, sự kết nối bổ sung cho mạng cấp nước xung quanh và vị trí của tuyến ống cấp nước chính trên đường trục chính phía Bắc. Để cấp nước cho khu quy hoạch như sau:

      - Từ tuyến ống trên đường trục chính phía Bắc sẽ đấu nối vào và cấp nước cho khu quy hoạch. Như vậy, các tuyến ống này được nối với nhau tạo thành các vòng cấp nước nhằm bảo đảm sự an toàn và liên tục cho mạng cấp nước khu quy hoạch. Từ mạng vòng cấp nước chính sẽ phát triển các tuyến phân phôi cấp nước hoàn chỉnh cho khu quy hoạch.

      - Tuyến ống cấp nước nhỏ nhất là tuyến ống nhựa Þ50, nhằm bảo đảm cấp nước lâu dài và tránh lắng cặn trong tuyến ống khi sử dụng. Nếu hệ thống cấp nước chính đô thị bảo đảm được nguồn nước và áp lực nước trên mạng thì hệ thống cấp nước của khu xây dựng cũng bảo đảm áp lực.

      - Hệ thống cấp nước được xây dựng trên lề đường cách mặt đất 0,5m – 0,7m và cách móng công trình 1,5m. Vận tốc nước chảy trong ống vmin = 1.0 m/s.

      1. Hệ thống cấp nước chữa cháy:

      - Lưu lượng cấp nước chữa cháy q = 10 l/s cho 1 đám cháy, số đám cháy xảy ra đồng thời cùng lúc là 1 đám cháy theo TCVN 2622 - 1995. Trong khu quy hoạch dựa trên các tuyến ống cấp nước chính xây dựng và bố trí trụ cứu hoả lấy nước chữa cháy với khoảng cách từ 100m đến 150m. Ngoài ra, có thể lấy nước mặt nhằm dự phòng cho công tác cứu hoả khi có sự cố cháy.

      VI.4. QUY HOẠCH THOÁT NƯỚC THẢI, CHẤT THẢI RẮN VÀ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG

      1. Cơ sở quy hoạch:

      - Quy hoạch hệ thống thoát nước thải và xử lý chất thải rắn dựa trên các tài liệu sau:

      - Bản đồ quy hoạch tổng mặt bằng sử dụng đất, kiến trúc cảnh quan, giao thông.

      - Quy chuẩn công trình quốc gia về các công trình hạ tầng kỹ thuật QCVN 07-2016.

      - Tiêu chuẩn thiết kế thoát nước: mạng lưới thoát nước ngoài nhà TCVN 7957-2008.

      - Quy chuẩn kỹ thuật Việt Nam về nước thải sinh hoạt _ QCVN 14:2008/BTNMT.

      - Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24/04/2015 của Chính phủ về quản lý chất thải và phế liệu.

      - Các văn bản, quy trình, quy phạm hiện hành của ngành thoát nước và các quy định khác của Nhà nước liên quan đến công tác khảo sát, thiết kế và xây dựng.

      1. Mục tiêu và nguyên tắc quy hoạch:

      - Thiết kế mạng lưới thoát nước thải thu gom lượng nước thải của khu quy hoạch. Nước thải được xử lý sạch trước khi thải ra môi trường.

      - Toàn bộ rác thải được thu gom và đem đi xử lý.

      - Chỉ tiêu thoát nước thải: Lấy bằng 100% lượng nước cấp cho sinh hoạt và dịch vụ công cộng.

      - Chỉ tiêu rác thải: 0,01 kg/m²sàn/ngày.

      1. Lưu lượng nước thải và khối lượng rác thải:

      Stt

      Chức năng công trình

      Ký hiệu

      Diện tích chiếm đất (m²)

      Tổng diện tích sàn xây dựng (m²)

      Chỉ tiêu (l/đvt)

      Lưu lượng nước thải (m3/ngđ)

      Chỉ tiêu ctr (kg/đvt)

      Khối lượng ctr (kg/ngđ)

      A

      ĐẤT TRUNG TÂM VĂN HÓA THỂ THAO

      51.514,4

      I

      Đất xây dựng công trình

      10.317,5

      1

      Đất xây dựng công trình thể dục thể thao

      4.903,2

      6922,8

      1.1

      Đất xây dựng khán đài sân vận động

      (1)

      864,0

      864,0

      2,0

      1,7

      0,01

      8,64

      1.2

      Đất xây dựng công trình nhà thi đấu đa năng

      (3)

      2280,2

      3420,3

      2,0

      6,8

      0,01

      34,20

      1.3

      Đất xây dựng công trình hồ bơi

      (4)

      1759,0

      2638,5

      2,0

      5,3

      0,01

      26,39

      2

      Đất xây dựng công trình thương mại dich vụ thể thao, văn phòng

      5.414,3

      41907,2

      2.1

      Đất công trình dịch vụ thể dục thể thao (Khách sạn, văn phòng, phục vụ hoạt động chuyên môn….)

      (8)

      1.300,0

      24700

      2,0

      49,4

      0,01

      247,00

      2.2

      Đất công trình thương mại dịch vụ thể thao

      (9)

      750,0

      3750

      2,0

      7,5

      0,01

      37,50

      2.3

      Đất thương mại dịch vụ liền kề

      3.364,3

      - Đất thương mại dịch vụ liền kề 1

      (TM1)

      720,0

      2880

      2,0

      5,8

      0,01

      28,80

      - Đất thương mại dịch vụ liền kề 2

      (TM2)

      540,0

      2160

      2,0

      4,3

      0,01

      21,60

      - Đất thương mại dịch vụ liền kề 3

      (TM3)

      1.474,3

      5897,2

      2,0

      11,8

      0,01

      58,97

      - Đất thương mại dịch vụ liền kề 4

      (TM4)

      630,0

      2520

      2,0

      5,0

      0,01

      25,20

      C

      TỔNG CỘNG (RANH QUY HOẠCH)

      55.994,3

      QxKngaymax

      127,0

      634,8

      - Tổng lưu lượng nước thải: 130 m³/ngàyđêm.

      - Tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt: 0,7 tấn/ngàyđêm.

      1. Giải pháp thiết kế hệ thống thoát nước thải
      2. Cơ sở để tính xác định hệ thống thoát nước thải:

      - Hệ thống cống thoát nước thải được lựa chọn theo kiểu riêng hoàn toàn.

      - Nước thải từ các công trình sẽ được xử lý qua hầm tự hoại sau đó theo các tuyến cống chính dẫn về trạm xử lý cục bộ của khu quy hoạch, công suất 130m³/ngđ. Trạm xử lý được xây dựng ngầm để đảm bảo mỹ quan.

      - Nước thải được xử lý tại trạm xử lý đạt cột A QCVN 14-2008 BTNMT và được thoát ra hệ thống thoát nước chung trên đường phía Bắc khu quy hoạch.

      1. Hệ thống thoát nước thải cho khu quy hoạch:

      - Cống thoát nước thải được thiết kế dọc theo các tuyến đường có bố trí công trình. Cống thoát nước thải sử dụng loại cống tròn, vật liệu bê tông cốt thép hoặc chịu lực và không thấm, các tuyến cống được xây dựng ngầm dưới lề đường, độ sâu chôn cống tính từ đỉnh cống >0,5m khi cống không chịu hoạt tải của xe, >0,7m khi cống chịu tác động trực tiếp từ hoạt tải xe.

      - Vận tốc nước chảy trong cống Vmin = 0,7 m/s, Vmax = 3,0m/s, độ dầy cống 0,6 và độ dốc cống tối thiểu 1/D.

      - Cơ sở tính toán thủy lực đường ống:

      Q =w . v (m³/s)

      Trong đó:

      - Q : lưu lượng (m³/s)

      - w : tiết diện ướt của ống (m³)

      - v : tốc độ nước chảy (m/s)

      - Vận tốc : v = C. (R.i) 0,5

      Trong đó:

      - I : độ dốc thủy lực

      - h : chênh cao đầu và cuối ống (m)

      - l : chiều dài ống cống (m)

      - R = w/X: bán kính thủy lực (m)

      - X: chu vi ước (m²)

      - C = (1/n)*R1/6: hệ số lưu tốc

      - n: hệ số nhám

      - Chọn cống thoát nước sinh hoạt có đường kính D = 200-300, độ dốc tối thiểu là 1/D.

      1. Vệ sinh môi trường:
      2. Nước thải:

      Đảm bảo 100% các công trình và các khu vệ sinh trong các công trình phải xây dựng bể tự hoại.

      1. Rác thải:

      - Hệ thống thu gom gồm 3 giai đoạn:

      - Chất thải rắn phải được phân loại thành rác vô cơ và rác hữu cơ ngay từ ban đầu ở các công trình và để vào bao chứa rác riêng.

      - Chất thải rắn phải được thu gom trong ngày bằng xe ba bánh, xe chuyên dùng sau đó tập trung vào điểm tập trung chất thải rắn của đô thị.

      - Chất thải rắn được vận chuyển đến khu xử lý chất thải rắn của tỉnh.

      - Tại các ngã 3 ngã 4 đường cần bố trí các thùng rác có nắp đậy, kín không chảy nước rác, các thùng sử dụng phải được làm vệ sinh sạch sẽ cũng như sửa chữa khi hỏng hóc một cách thường xuyên, để chứa rác trong ngày.

      - Tại các khu công cộng cần bố trí các khu vệ sinh công cộng có xử lý sơ bộ trước khi thoát ra cống thoát nước thải.

      VI.5. Quy hoạch hệ thống điện và chiếu sáng:

      VI.5.1. Cơ sở thiết kế:

      Quy hoạch hệ thống điện và chiếu sáng đồ án QHCTXD tỷ lệ 1/500 trung tâm văn hóa thể theo huyện Hải Hà dựa trên các tài liệu sau :

      - Quyết định số 263/QĐ-UBND ngày 02/3/2012 của Ủy ban nhân dân huyện Hải Hà về việc phê duyệt Quy hoạch chi tiết xây dựng tỉ lệ 1/500 Trung tâm văn hóa thể thao huyện Hải Hà;

      - Quyết định số 1513/QĐ-UBND ngày 17/06/2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh về việc phê duyệt Quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 thị trấn Quảng Hà, huyện Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2013 đến 2020;

      - Bản đồ quy hoạch sử dụng đất, kiến trúc cảnh quan tỷ lệ 1/500...

      - Quy chuẩn xây dựng Việt Nam về quy hoạch xây dựng: QCXDVN01: 2008/BXD.

      - Quy phạm trang bị điện phần:

      I Qui định chung 11TCN - 18 – 2006

      II Hệ thống đường dẫn điện 11TCN - 19 – 2006

      III Bảo vệ và tự động 11TCN - 20 – 2006

      IV Thiết bị phân phối và trạm BA 11TCN - 21 – 2006

      - Quyết định 1867NL/KHKT ngày 16/9/1994 Qui định các tiêu chuẩn kỹ thuật điện khí hóa áp trung thế 22 kV.

      - Máy biến áp lực IEC-76.

      - Nghị định 14/2014/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành Luật Điện lực về an toàn điện.

      - Các văn bản, quy trình, quy phạm hiện hành của ngành điện và các quy định khác của Nhà nước liên quan đến công tác khảo sát, thiết kế và xây dựng công trình điện.

      VI.5.2. Mục tiêu và nguyên tắc quy hoạch:

      - Cải tạo, chỉnh trang và xây dựng mới mạng lưới trung thế và hạ thế cấp điện sinh hoạt, mạng chiếu sáng đường phố, chiếu sáng công cộng, cấp điện sinh hoạt đến từng hạng mục công trình.

      - Hệ thống cấp điện là hệ thống ngầm, ngoài việc đảm bảo nhu cầu sử dụng cho các hoạt động của khu dân cư... còn phải đảm bảo khoảng cách an toàn với các hệ thống khác như cấp thoát nước...

      - Chỉ tiêu cấp điện:

      + Công cộng, dịch vụ, du lịch: 20-30W/m2 sàn.

      + Cây xanh: 20kW/ha.

      + Giao thông: 10kW/ha.

      VI.5.3. Hiện trạng:

      Khu quy hoạch sử dụng nguồn điện Quốc gia thông qua tuyến đường dây trung thế 22kVdọc đường hiện hữu phía Bắc khu đất.

      VI.5.4. Phương án quy hoạch:

      a) Phụ tải điện:

      Khu quy hoạch có tổng diện tích đất khoảng 5,7ha. Phụ tải điện bao gồm điện sinh hoạt dân dụng phục vụ khucông trình công cộng, thương mại dịch vụ, chiếu sáng lối đi sân bãi và điện sân vận động …

      Xác định phụ tải: Căn cứ chỉ tiêu cấp điện, khả năng phát triển phụ tải, cos(j)=0,9. Công suất phụ tải dự kiến khoảng: 1.040,7kW(1.156kVA).

      b) Nguồn điện:

      Khu quy hoạch sử dụng nguồn điện Quốc gia thông qua tuyến đường dây trung hạ thế dọc đường hiện hữu phía Bắc khu đất. Như vậy nguồn điện cấp cho khu vực đảm bảo độ tin cậy cung cấp điện.

      c) Mạng điện:

      Trạm biến thế phân phối 22 /0,4 kV:

      - Với nhu cầu công suất khoảng 1.156kVA của khu quy hoạch như trên, dự kiến bố trí 01 trạm biến áp phân phối (XM1) 22/0,4kV với tổng công suất: 1.250 kVA.

      - Chọn hình thức trạm: Do đặc điểm của công trình là cấp điện cho khu trung tâm văn hóa thể theo nên ưu tiên chọn hình thức trạm là trạm KIOS đảm bảo an toàn và mỹ quan đô thị. Các vị trí đấu nối trạm thể hiện trên bản vẽ quy hoạch cấp điện.

      Mạng trung thế 22kV:

      - Hệ thống lưới điện được thiết kế ngầm xây dựng mới các tuyến cáp ngầm 22kV sử dụng cáp ngầm cách điện XLPE 24kV cở dây 70mm2 đấu nối trạm biến áp (XM1) vào tuyến trung thế.

      - Chiều dài tuyến 22kV ngầm xây mới khoảng: 80m.

      Mạng hạ thế:

      - Xây dựng mới lưới điện ngầm hạ thế đấu nối từ bảng điện hạ thế tại trạm biến áp phân phối đến các tủ phân phối thứ cấp trong khu vực sử dụng cáp ngầm cách điện XLPE 600V tiết diện thích hợp được luồn trong các ống nhựa PVC chịu lực, các vị trí vượt đường giao thông sử dụng ống sắt mạ kẽm thay cho ống nhựa PVC và được chôn trực tiếp trong đất. Các phụ tải được lấy điện ở các tủ phân phối thứ cấp gần nhất, việc phân tải theo thực tế sử dụng.

      - Chiều dài tuyến hạ thế ngầm xây mới khoảng:1000m.

      Hệ thống chiếu sáng:

      - Tất cả các loại đường trong đều được chiếu sáng nhân tạo, các vỉa hè đường được tổ chức chiếu sáng chung với chiếu sáng đường đảm bảo độ chói tối thiểu qui định tại bảng 7.6 và bảng 7.7 trong quy chuẩn xây dựng Việt Nam quy hoạch xây dựng 2008.

      - Sử dụng đèn led, đèn trang trí có công suất từ 90W-200W ánh sáng vàng làm tăng độ nhạy độ phân biệt đối với mắt thường, tùy theo từng loại đường từng khu vực mà bố trí, sử dụng trụ bát giác STK hình côn cho phù hợp, ở các tiểu đảo sử dụng đèn 2 nhánh hoặc 3 nhánh, ở các quảng trường sử dụng trụ đèn trang trí.

      - Nguồn điện cung cấp cho hệ thống đèn chiếu sáng được lấy từ các tủ phân phối thứ cấp trong khu vực, các tủ này được lắp đặt các contactor, điện kế, rờ le thời gian và một số thiết bị phụ khác. Vị trí nguồn được thể hiện trên bản vẽ quy hoạch cấp điện.

      - Dây dẫn: hệ thống lưới điện chiếu sáng được thiết kế ngầm sử dụng cáp ngầm cách điện bằng PVC 600V tiết diện thích hợp được luồn trong các ống nhựa PVC chịu lực, các vị trí vượt đường giao thông sử dụng ống sắt mạ kẽm thay cho ống nhựa PVC và được chôn trực tiếp trong đất.

      Chiếu sáng công viên, vườn hoa:

      - Tất cả cổng ra vào, các sân tổ chức các hoạt động ngoài trời, các đường trong công viên, vườn hoa đều được chiếu sáng đảm bảo độ rọi tối thiểu chiếu sáng công viên, vườn hoa quy định tại bảng 7.8 trong quy chuẩn xây dựng Việt Nam quy hoạch xây dựng 2008.

      - Sử dụng đèn led, đèn trang trí có công suất từ 100W-200W tùy theo mục đích sử dụng mà bố trí ánh sáng cho phù hợp. Trụ sử dụng trong công viên, vườn hoa là loại trụ đèn trang trí STK, gang, nhôm.

      - Nguồn điện cung cấp cho hệ thống đèn chiếu sáng công viên, vườn hoa được lấy từ các tủ phân phối thứ cấp gần nhất trong khu vực.

      - Dây dẫn: hệ thống lưới điện chiếu sáng được thiết kế ngầm sử dụng cáp ngầm cách điện bằng PVC 600V tiết diện thích hợp được luồn trong các ống nhựa PVC chịu lực, các vị trí vượt đường giao thông sử dụng ống sắt mạ kẽm thay cho ống nhựa PVC và được chôn trực tiếp trong đất.

      Chiếu sáng bề mặt các công trình kiến trúc:

      - Thiết kế kết hợp ánh sáng tự nhiên và ánh sáng nhân tạo đảm bảo kỹ thuật và mỹ thuật và độ chói qui định tại bảng 7.9 trong quy chuẩn xây dựng Việt Nam quy hoạch xây dựng 2008.

      - Sử dụng đèn LED, đèn pha, đèn trang trí có công suất từ 100W-200W tùy theo mục đích sử dụng mà bố trí ánh sáng cho phù hợp.

      - Nguồn điện cung cấp cho hệ thống đèn chiếu sáng bề mặt các công trình kiến trúc được lấy từ các tủ phân phối trong các công trình kiến trúc.

      - Dây dẫn: hệ thống lưới điện chiếu sáng được thiết kế ngầm sử dụng cáp ngầm cách điện bằng PVC 600V tiết diện thích hợp được luồn trong các ống nhựa PVC.

      - Chiều dài tuyến chiếu sáng xây dựng mới khoảng: 1200m.

      VI.6. Quy hoạch thông tin liên lạc:

      VI.6.1. Cơ sở thiết kế:

      Quy hoạch thông tin liên lạc đồ án QHCTXD tỷ lệ 1/500trung tâm văn hóa thể theo huyện Hải Hà dựa trên các tài liệu sau:

      - Quy hoạch hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

      - Quyết định số 263/QĐ-UBND ngày 02/3/2012 của Ủy ban nhân dân huyện Hải Hà về việc phê duyệt Quy hoạch chi tiết xây dựng tỉ lệ 1/500 Trung tâm văn hóa thể thao huyện Hải Hà;

      - Quyết định số 1513/QĐ-UBND ngày 17/06/2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh về việc phê duyệt Quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 thị trấn Quảng Hà, huyện Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2013 đến 2020;

      - Các tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng Việt Nam do Bộ Xây Dựng ban hành.

      - Các tiêu chuẩn do Bộ Bưu chính viễn thông Việt nam ban hành.

      - Bản đồ quy hoạch tổng mặt bằng sử dụng đất, kiến trúc cảnh quan, giao thông.

      - Tiêu chuẩn TC VNPT/06,2003 về ống nhựa dùng cho tuyến cáp ngầm.

      - Các văn bản, quy trình, quy phạm hiện hành của ngành viễn thông và các quy định khác của Nhà nước liên quan đến công tác khảo sát, thiết kế và xây dựng.

      VI.6.2. Mục tiêu và nguyên tắc quy hoạch:

      - Đầu tư xây dựng mới một hệ thống ngầm thông tin liên lạc hoàn chỉnh, có khả năng kết nối đồng bộ với hệ thống bưu chính cơ sở và mạng viễn thông quốc gia. Các tuyến cống bể và cáp đồng sẽ được đi ngầm.

      - Công trình công cộng: 1 thuê bao/200m2 sàn.

      VI.6.3. Hiện trạng:

      Hiện khu vực quy hoạch đã có hệ thống thông tin liên lạc thông qua tuyến TTLL hiện hữu dọc tuyến đường phía Bắc khu đất.

      VI.6.4. Phương án quy hoạch:

      a) Nguồn cung cấp:

      - Hệ thống thông tin liên lạc cho khu quy hoạch là hệ thống ngầm từ bưu điện Hải Hà đến dọc tuyến đường phía Bắc khu đất.

      b) Nhu cầu TTLL: khoảng 336 thuê bao.
      c) Phương án thiết kế

      - Để đáp ứng các yêu cầu và đối tượng sử dụng dịch vụ và tiến độ thực hiện, lựa chọn xây dựng mạng truyền thông theo công nghệ định hướng NGN.

      - Việc đầu tư vào hệ thống thiết bị có thể được Chủ đầu tư thực hiện. Tuy nhiên, cần xây dựng một hệ thống ống dẫn, cống, bể cáp riêng, cho phép cung cấp dịch vụ đến mọi khu vực của dự án. Mạng của khu đô thị dựa trên cơ sở truyền dẫn băng thông rộng với tính năng mở rộng dễ dàng, hỗ trợ các kiểu truy nhập và các kết nối chuẩn với mạng của VNPT, EVN, Viettel,…

      - Trong phạm vi Quy hoạch phân khu chỉ đề xuất hệ thống hạ tầng thông tin bao gồm hệ thống ống luồn cáp và ga kéo cáp. Việc đầu tư hệ thống cáp và thiết bị đầu cuối do Chủ đầu tư thực hiện.

      - Theo quy hoạch hạ tầng viễn thông thụ động tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Khu vực đảo Tuần Châu nằm trong khu vực triển khai ngầm hóa toàn bộ các tuyến cáp thông tin, lắp đặt các cột ăng ten chuẩn A1, cột loại A2B <50m và phủ sóng wifi công cộng.

      d) Bố trí đường dây:

      - Xây dựng và lắp đặt tuyến cáp kết nối vào tuyến thông tin liên lạc từ bưu điện Hải Hà dọc tuyến đường theo quy hoạch phân khutl 1/2000 đến cung cấp dịch vụ cho khu quy hoạch.

      - Xây dựng và lắp đặt lưới ngầm thông tin liên lạc phân phối sử dụng cáp quang đấu nối vào tuyến cáp chính cung cấp dịch vụ cho hộ tiêu thụ thông qua các tủ phân phối thứ cấp.

      - Hệ thống cáp trong khu vực được đi ngầm trong các tuyến cống bể xây dựng mới. Cáp trong nội bộ khu nhà ở chủ yếu sử dụng cáp đi trong cống bể (ngầm) loại cáp quang.

      - Tuyến cống bể: Sẽ được lắp đặt ở một bên đường hoặc cả hai bên đường tuỳ theo cụ thể các nhu cầu. Vị trí các tuyến ống được bố trí theo quy hoạch hạ tầng đường dây, đường ống.

      1. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
      2. Khái quát:

      Nhằm phân tích những tác động tích cực và tiêu cực của dự án đối với môi trường sinh quyển và đối với đời sống của con người. Làm sáng tỏ các mối liên hệ giữa các biện pháp quản lý làm giảm thiểu ô nhiễm và sự biến đổi của môi trường.

      1. Các tác động tích cực:

      Khi dự án đi vào hoạt động, sẽ tạo ra những ảnh hưởng tích cực đến kinh tế xã hội cũng như môi trường của khu vực, xây dựng khu dân cư mang tính chất – giáo dục – văn hóa – TDTT.

      1. Các tác động tiêu cực:

      - Những tác động tiêu cực đến môi trường sẽ xảy ra nếu trong từng giai đoạn hoạt động của dự án nếu không có biện pháp phòng ngừa và xử lý thích hợp:

      - Làm thay đổi cảnh quan khu vực.

      - Việc xây dựng làm giảm khả năng thoát nước mặt của khu vực.

      - Ô nhiễm môi trường do rác thải và nước thải sinh hoạt.

      - Ô nhiễm không khí do bụi, khói,...Ô nhiễm bụi được coi là vấn đề tác động môi trường nghiêm trọng trong quá trình thi công các hoạt động san lấp mặt bằng, làm đường giao thông, lắp đặt các hệ thống kỹ thuật,...

      - Những tác động tiêu cực của dự án đối với môi trường là không thể tránh khỏi, do đó việc phân tích, đánh giá các tác động này cũng rất cần thiết nhằm đưa ra những biện pháp hữu hiệu để phòng ngừa và giảm thiểu tác động của chúng.

      1. Các tác động của dự án trong giai đoạn chuẩn bị thi công thực hiện dự án

      Trong giai đoạn này, công tác chính có ảnh hưởng đến môi trường xã hội là đền bù, giải phóng mặt bằng để thi công xây dựng công trình, hạ tầng kỹ thuật.

      1. Các tác động của dự án trong giai đoạn thi công thực hiện dự án
      2. Một số công tác chính có thể tác động tiêu cực tới môi trường như sau:

      - San lấp mặt bằng cục bộ ở những khu vực xây dựng công trình.

      - Thi công các công trình: xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật và các công trình phục vụ.

      - Lập lán trại, tập kết công nhân, vật tư, thiết bị đến công trường .

      - Vận chuyển vật tư thiết bị, vật liệu xây dựng

      - Gia công chế tạo thiết bị cấu kiện tại chỗ

      - Lắp đặt thiết bị cấu kiện

      - Dọn dẹp vệ sinh công trường.

      1. Các hậu quả gây ra đối với môi trường:

      Những yếu tố môi trường bị ảnh hưởng: môi trường không khí, môi trường nước, cảnh quan khu vực,...

      • Ô nhiễm không khí:

      Do bụi, khói,...Ô nhiễm bụi được coi là vấn đề tác động môi trường nghiêm trọng trong quá trình thi công các hoạt động san lấp mặt bằng, làm đường giao thông, lắp đặt các hệ thống kỹ thuật,...Khi có gió thổi qua các khu nền san lấp, đoạn đường, đổ đất đá, vận chuyển vật liệu (cát, xi măng,...) sẽ tạo ra các đám mây bụi bám vào cây cối, các công trình xung quanh làm mất mỹ quan khu vực, gây ô nhiễm không khí. Mùi, khí độc hại (xăng dầu, khí CO, SO­­2, NOx) có thể phát sinh và gây ô nhiễm trong quá trình thi công, trong đó chủ yếu do quá trình đốt cháy nhiên liệu của các động cơ các thiết bị san lấp, cần cẩu, tàu thuyền, ô tô,...Chúng ảnh hưởng xấu đến môi trường sống của thảm thực vật.

      • Ô nhiễm tiếng ồn:

      Do hoạt động của động cơ các thiết bị san nền, đầm bê tông và ô tô vận chuyển nguyên vật liệu.

      MỨC ĐỘ GÂY ỒN CỦA CÁC THIẾT BỊ THI CÔNG

      XÁC ĐỊNH CÁCH NGUỒN 15M

      Stt

      Thiết bị

      Mức ồn ở khoảng cách 15 m (dB)

      Mức ồn ở khoảng cách 200 m (dB)

      1

      Máy ủi

      93

      71

      2

      Máy trộn bê tông

      75

      53

      3

      Máy đóng cọc

      75

      53

      4

      Máy nén

      80

      58

      5

      Máy cưa tay

      82

      60

      Tổng

      72

      Trong quá trình thi công, cần bố trí sao cho các máy móc có độ ồn lớn không nên hoạt động cùng một lúc và công trường thi công cần có biện pháp hạn chế đến mức tối đa ô nhiễm tiếng ồn trong khu vực.

      • Ô nhiễm nước:

      Do sự gia tăng độ đục, vật chất lơ lửng do quá trình san lấp mặt bằng, xây dựng đường và các công trình; trong đó, chất rắn lơ lửng, chất thải rắn và dầu là các dạng gây tác động lớn đến môi trường nước.

      • Chất thải rắn:

      Nguồn chất thải rắn trong quá trình thi công bao gồm vật liệu xây dựng, san nền và các chất thải sinh hoạt của công nhân thi công công trình. Chất thải là mảnh gỗ, bao bì, túi nylon, bê tông, nhựa xốp,...do hoạt động xây dựng thải ra; có thể là vỏ trái cây, rau quả, vụn giấy, vỏ đồ hộp, túi nylon do sinh hoạt của công nhân thi công trên công trường. Vì vậy đơn vị thi công cần có biện pháp thu gom rác thải hàng ngày để tránh tác dộng xấu đến môi trường.

      • Cảnh quan tự nhiên:

      Cảnh quan tự nhiên sẽ bị thay đổi đáng kể do quá trình san lấp mặt bằng và thi công các công trình; tuy nhiên vơí những nguyên tắc quy hoạch đã đặt ra, cảnh quan khu vực sau khi xây dựng xong sẽ thay đổi theo hướng tích cực, đẹp và hài hoà hơn.

      1. Các tác động môi trường khi dự án đi vào hoạt động

      Với những nguyên tắc quy hoạch đã đặt ra, việc xây dựng và phát triển khu dân cư sẽ góp phần bảo vệ cảnh quan tự nhiên tại khu vực.

      1. Vấn đề ô nhiễm môi trường:

      Khu dân cư được xây dựng với các nguyên tắc được xây dựng chặt chẽ nhằm bảo vệ tối đa cảnh quan tự nhiên của khu vực. Việc xây dựng đảm bảo vấn đề vệ sinh môi trường bằng việc xây dựng hệ thống xử lý nước thải, xử lý rác và hạn chế tối đa ô nhiễm khói bụi và tiếng ồn của động cơ xe ô tô.

      Những vấn đề về chất thải rắn, nước thải sinh hoạt, nước mưa,...được giải quyết bằng hệ thống hạ tầng kỹ thuật hoàn chỉnh.

      1. Cảnh quan khu vực:

      Không gian cảnh quan khu vực hài hoà giữa tự nhiên và nhân tạo, hiện đại và truyền thống với văn hóa địa phương tạo nên một tổng thể hài hòa, hợp lý.

      1. Các biện pháp giảm thiểu tác động môi trường trong giai đoạn thi công xây dựng dự án
      2. Công tác đảm bảo an toàn lao động:

      Trong quá trình xây dựng, công tác đảm bảo an toàn lao động phải được thực hiện thường xuyên, với các biện pháp cụ thể như sau:

      • Bố trí mặt bằng tổng thể:

      Việc bố trí thi công các hạng mục công trình phải xem xét đến yêu cầu về khoảng cách an toàn, thoát hiểm sự cố, phòng cháy chữa cháy, lối đi thông suốt, không ảnh hưởng giao thông và các hoạt động xây dựng khác.

      • Hiện trường làm việc:

      - Thành lập Ban chỉ huy công trường điều hành toàn bộ công việc thi công.

      - Các vị trí thi công đều có lắp điện thoại hoặc bộ đàm để liên lạc với bộ phận chỉ huy công trường xử lý khi có sự cố.

      - Ở những khu vực thi công nguy hiểm, người lao động phải được trang bị các thiết bị bảo đảm an toàn cá nhân. Bố trí thiết kế có chứa đủ không gian an toàn cho công tác thi công.

      - Có các biển hiệu cảnh báo về an toàn ở những nơi có nguy cơ tiềm ẩn của sự mất an toàn.

      - Có các chương trình tuyên truyền giáo dục, tập huấn về công tác bảo hộ lao động cho mọi đối tượng lao động trong công trường.

      - Tại các vị trí thi công trên cao, cần phải có những trang thiết bị an toàn cần thiết, đặc thù cho người lao động (dây an toàn).

      - Bố trí bộ phận y tế trong công trường làm nhiệm vụ cấp cứu khi cần thiết.

      • An toàn điện:

      - Các thiết kế quay và các vị trí nguy hiểm phải có rào chắn và biển báo, có lắp công tắc liên động an toàn.

      - Tất cả các thiết kế tạm thời phục cụ thi công phải được nối đất an toàn: có đặt bình cứu hoả, điện trở tiếp đất < 5W.

      - Tủ điều khiển hạ thế bố trí đủ cự ly an toàn và không gian sửa chữa.

      - Các khu vực thi công cần dặt bình và các dụng cụ cứu hoả.

      • Định biên lao động:

      - Để đảm bảo an toàn thi công, định biên lao dộng trên công trường cần tính toán phù hợp, tránh tình trạng thừa nhân công trên một diện tích hẹp.

      1. Các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường không khí, nước,...:

      - Để giảm thiểu các tác động tiêu cực của dự án đến môi trường trong quá trình xây dựng, cần quản lý tốt các nguồn gây ô nhiễm. Cụ thể:

      - Thành lập Ban quản lý môi trường dự án, thực hiện chức năng thanh tra và kiểm tra môi trường.

      - Quản lý hồ sơ dự án chặt chẽ về các mặt mặt bằng thi công, khối lượng thi công trong từng giai đoạn, tiến độ,...

      - Quản lý thông tin về phương tiện và thiết bị thi công.

      - Có biện pháp che chắn công trường trong giai đoạn san lấp mặt bằng để hạn chế bụi phát tán trên diện rộng.

      - Có các quy định trong công trường để giữ gìn vệ sinh khu vực xây dựng. Tập kết vật liệu đúng nơi quy định, không gây ảnh hưởng đến giao thông hoặc đến sinh hoạt cũng như lao động sản xuất của khu vực xung quanh. Thu gom, tập kết và xử lý rác thải xây dựng, tránh gây ảnh hưởng đến môi trường khu vực.

      - Phun nước tại các điểm đổ vật liệu để tránh bụi.

      - Có bộ phận công nhân thường xuyên quét dọn mặt bằng.

      - Đối với xe chuyên chở vật liệu, phải có biện pháp che phủ, tránh để vật liệu rơi vãi, tránh chở vật liệu rời quá đầy.

      - Lựa chọn các loại vật liệu phù hợp giảm ảnh hưởng đến thảm thực vật.

      - Khi tiến hành san lấp, cần có biện pháp san gạt phù hợp tránh các tác động mạnh đến môi trường.

      - Lựa chọn thời điểm thi công chính vào những tháng ít mưa, gió,...

      1. Các biện pháp giảm thiểu tác động môi trường trong quá trình dự án đi vào hoạt động:

      - Các vấn đề về nước thải, chất thải rắn,... được giải quyết bằng hệ thống hạ tầng kỹ thuật hoàn chỉnh (được trình bày ở phần Quy hoạch hệ thống hạ tầng kỹ thuật) và phải được thực hiện, quản lý thực hiện chặt chẽ.

      1. Các biện pháp giảm thiểu nguồn tác động liên quan đến chất thải
      2. Môi trường không khí

      - Các thiết bị phải vận hành đúng quy định về mức độ an toàn kỹ thuật, an toàn môi trường;

      - Quy định tốc độ khi vận chuyển CTR trong khu vực dự án;

      - Nhà tiếp nhận chất thải được thiết kế với các cửa tiếp nhận kín và tự động để xe vận chuyển đổ chất thải vào hố chứa; hố chứa chất thải luôn tạo áp suất âm nhằm ngăn chặn mùi hôi ảnh hưởng khu vực xung quanh;

      - Trồng thêm các loại cây xanh thích hợp nhằm tạo cảnh quan khu vực đồng thời cải thiện môi trường không khí xung quanh.

      • Nước thải

      - Nước thải sinh hoạt được xử lý bằng hầm tự hoại trước khi đưa về trạm xử lý cục bộ của khu quy hoạch.

      - Chất lượng nước sau khi được xử lý phải đạt QCVN 14:2008/BTNMT, cột A trước khi xả thải.

      • Chất thải rắn

      - Bố trí thùng chứa chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH) tại các khu vực. CTRSH từ các thùng chứa sẽ được thu gom và đưa về khu xử lý;

      - Phế liệu loại ra sẽ được giao cho đơn vị có chức năng tái chế để xử lý;

      - Các chất thải nguy hại còn lại được thu gom riêng và giao cho đơn vị chức năng xử lý;

      1. Các biện pháp giảm thiểu nguồn tác động không liên quan đến chất thải

      - Quy định tốc độ và hạn chế sử dụng còi khi các xe vận chuyển di chuyển trong khu vực dự án;

      - Ưu tiên sử dụng các hệ thống tự động hóa, kiểm soát từ xa, hạn chế con người làm việc trực tiếp với máy móc, thiết bị có tiếng ồn cao. Thời gian làm việc của nhân viên liên quan đến bảo trì sẽ được quy định để giảm thiểu các ảnh hưởng bởi tiếng ồn trong quá trình bảo trì;

      - Thiết bị với công nghệ tiên tiến và độ ồn thấp sẽ được áp dụng và các yêu cầu hạn chế tiếng ồn của thiết bị phải được quy định trong hợp đồng mua thiết bị, để kiểm soát tiếng ồn từ các nguồn;

      - Các thiết bị được kiểm tra, bảo dưỡng định kỳ nhằm hạn chế tối đa tiếng ồn, độ rung trong quá trình hoạt động.

      1. Biện pháp giảm thiểu các rủi ro và sự cố môi trường (Phòng ngừa, ứng phó sự cố cháy nổ)

      - Hệ thống báo cháy tự động trong công trình bao gồm bộ điều khiển báo cháy thông minh, mô-đun giám sát địa chỉ, nút cảnh báo, chuông báo động và tủ điều khiển,... Bộ phận có nhân viên trực trong 24 giờ và điện thoại đường dây bên ngoài được đặt trong phòng điều khiển, ngoài ra có thể báo động trực tiếp. Theo thông số kỹ thuật liên quan, đặt đầu báo cháy, nút báo động và chuông báo động ở khu vực tương ứng của nhà máy. Sau khi bộ điều khiển báo cháy nhận được tín hiệu báo động, hiển thị vị trí báo động và thời gian báo động trong màn hình ngay lập tức và in bản ghi cảnh báo.

      - Bố trí vòi chữa cháy trong nhà để đảm bảo rằng có hai vòi nước đầy đủ trong cùng một tầng của tòa nhà để tiếp cận bất kỳ bộ phận nào trong phòng để dập tắt đám cháy. Vòi chữa cháy trong nhà phải được đặt ở khoảng cách không quá 30m và khoảng cách còn lại của vòi chữa cháy trong nhà không quá 50m.

      - Việc xả khói ngẫu nhiên phải được đặt cho hố chứa chất thải và lưu lượng xả khói sẽ được tính theo thể tích xả khói trong 60m³/h trên một mét vuông (1m²). Biện pháp xả khói tự nhiên của việc mở cửa sổ bên ngoài có thể được thực hiện để bảo vệ và xả khói ở các khu vực còn lại.

      - Vật liệu không cháy được sử dụng cho vật liệu ống dẫn trong hệ thống xả khói cơ học (tấm thép mạ kẽm), vật liệu cách nhiệt đường ống và thiết bị; mối nối của ống dẫn được chế tạo bằng vật liệu không cháy.

      VI.7.

      CHƯƠNG VII.

      KHÁI TOÁN KINH PHÍ

      Việc lập Điều chỉnh quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 Trung tâm văn hóa thể thao huyện Hải Hà mang tính khả thi, phù hợp với định hướng đồ án quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 mở rộng thị trấn Quảng Hà, huyện Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2013 đến 2020 đã được phê duyệt.

      Kính đề nghị các cấp chính quyền sớm thẩm định, phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 Trung tâm văn hóa thể thao huyện Hải Hà để làm cơ sở thực hiện triển khai các bước tiếp theo.