Chức năng trung gian của hướng dẫn viên du lịch

Đời sống vật chất, tinh thần của con người ngày càng được nâng cao, chình vì vậy mà nhu cầu tham quan du lịch cũng ngày càng gia tăng. Đó chính là điều kiện để ngành du lịch phát triển hơn nữa. Và theo dự báo, nghề hướng dẫn viên du lịch (HDVDL) trong những năm tới sẽ phát triển mạnh.

Hoạt động hướng dẫn du lịch là hoạt động dịch vụ đặc trưng của dịch vụ du lịch và đóng vai trò quan trọng trong kinh doanh du lịch, đem lại nhiều lợi ích cho đơn vị kinh doanh du lịch và cả khách du lịch.

Chức năng trung gian của hướng dẫn viên du lịch

Con gái có nên làm hướng dẫn viên du lịch

Hoạt động hướng dẫn du lịch là hoạt động chủ yếu của hướng dẫn viên, hướng dẫn viên là người tiếp xúc và phục vụ khách nhiều nhất trong toàn bộ hoạt động hướng dẫn du lịch của tổ chức kinh doanh du lịch. Chất lượng công việc của HDV quyết định hiệu quả của hoạt động hướng dẫn du lịch.

Nghề hướng dẫn du lịch khá phức tạp và quan trọng , đòi hỏi HDV phải có nghiệp vụ cao khi đảm nhận công việc HDV là đem lại sự sống động trong các chuyến tham quan của du khách, HDV có vai trò giải đáp thắc mắc của du khách về phong tục, tập quan, đặc điểm, địa hình,… nơi khách tham quan ngay lập tức và sự dẫn dắt của HDV làm chuyến du lịch có hồn hơn.

HDV tạo mối quan hệ từ các nguồn khách hàng khác nhau để lôi cuốn khách mua tour và luôn có nhu cầu được mua dịch vụ hướng dẫn từ 1 tổ chức kinh doanh du lịch cụ thể nào đó. Do có cơ hội tiếp xúc với nhiều đối tượng khác nhau, HDV còn góp phần ngăn ngừa các hoạt động gây hại cho an ninh quốc gia, bảo vệ lợi ích của du khách, bảo vệ môi trường ở những nơi mà họ đang dẫn tour.

Bên cạnh đó, HDV trở thành người bạn đồng hành của du khách trong suốt chuyến tham quan, từ các hoạt động ăn uống, nghỉ dưỡng cho đến các hoạt động vui chơi, giải trí, mua sắm,…khi du khách đặt chân đến những nơi xa lạ lần đầu tiên.

Chức năng trung gian của hướng dẫn viên du lịch

Đặc biệt, khi xảy ra những tình huống bất thường làm ảnh hưởng đến chuyến du lịch của du khách thì HDV vẫn là người đại diện, là người đầu tiên đứng ra giải quyết, dàn xếp ổn thỏa mọi chuyện để du khách an tâm tiếp túc cuộc hành trình của mình, điều này chứng tỏ HDV có vai trò quan trọng không thua kém gì vai trò của các cơ quan chức năng khi các cơ quan chức năng chưa kịp xử trí để bảo vệ du khách.

4 lĩnh vực hướng dẫn viên cần biết khi dẫn tour

Hướng dẫn viên còn có vai trò truyền tải thông tin, quảng bá về du lịch quốc gia, quảng  bá cho doanh nghiệp, cho địa phương. Bên cạnh đó, HDV còn có thể nắm bắt thị hiếu, nhu cầu của khách, nhận được những phản hồi chân thật nhất.

Tóm lại, HDV giữ vai trò quan trọng trong hoạt động của các tổ chức kinh doanh du lịch, HDV phải là những người thật sự yêu nghề, giỏi nghiệp vụ và hội đủ các tố chất cần có của 1 HDV, như vậy mới có thể hoàn thành nhiệm vụ của mình đối với sứ mệnh quảng bá du lịch đất nước đến bạn bè gần xa trên khắp mọi miền và cả thế giới.

Chức năng trung gian của hướng dẫn viên du lịch

1.  Phân loại theo phạm vi hoạt động nghiệp  vụ

Hướng dẫn viên du lịch được phân thành hướng dẫn viên điều  hành  đoàn, hướng dẫn viên đưa đoàn đi cả lộ trình (tour - guides), hướng dẫn viên địa phương (Local tourist guides) và hướng dẫn viên tại điểm du lịch (on- site guides):

+ Hướng dẫn viên điều hành là người được công ty du lịch ủy quyền điều  đi ra nước ngoài làm công tác du lịch, toàn quyền đại diện cho công ty du lịch này lãnh đạo đoàn tham gia các hoạt động du lịch tại nơi đến du lịch.

+ Hướng dẫn viên dẫn đoàn đi suốt cả lộ trình là nhân viên  được  sự  điều động của công ty du lịch, đại diện tổ chức đoàn du lịch, dưới sự phối hợp của bộ phận điều hành và hướng dẫn viên địa phương thực hiện kế hoạch tiếp đón, cung cấp sự phục vụ trên toàn lộ trình cho đoàn du lịch. Công ty tổ chức du lịch ở đây là chỉ công ty du lịch ký kết trực tiếp với công ty du lịch gửi khách, đồng thời có thể cung cấp sự phục vụ hấp dẫn trên toàn bộ lộ trình.

+ Hướng dẫn viên địa phương là những nhân viên được sự điều động  của công ty du  lịch, đại diện  cho  công ty thực hiện kế hoạch tiếp đón, cung  cấp các dịch vụ như sắp xếp hoạt động du lịch ở địa phương, thuyết minh, phiên dịch. Công ty du lịch ở đây là chỉ công ty du lịch nhận sự uỷ thác của công ty tổ chức đoàn du lịch, theo kế hoạch tiếp đón, điều động hướng dẫn  viên địa phương phụ trách tổ chức hoạt động tham quan du lịch cho du khách tại địa phương.

+ Hướng dẫn viên của điểm du lịch (thuyết minh viên) là những nhân  viên ở  trong  phạm  vi  điểm  du  lịch  làm    công  việc   thuyết  minh,  hướng  dẫn  du khách. Phạm vi điểm du lịch bao gồm  các di tích, khu phong cảnh, khu bảo  tồn thiên nhiên, bảo tàng, cửa hàng lưu niệm, khu lưu niệm danh nhân, các  công trình kiến trúc nổi tiếng.....

2.  Phân loại theo tính chất nghiệp vụ

Theo  tính  chất  nghiệp  vụ,  hướng  dẫn viên  du lịch  phân  thành hướng dẫn viên du lịch chuyên nghiệp và hướng dẫn viên du lịch kiêm chức

+ Hướng dẫn viên du lịch chuyên nghiệp là hướng dẫn viên du lịch trong một thời kỳ nhất định lấy công việc hướng dẫn du lịch làm  công việc chủ yếu.

+ Hướng dẫn viên du lịch kiêm chức là hướng dẫn viên du lịch nghiệp dư, không lấy công việc hướng  dẫn du lịch  làm  nhiệm vụ chủ yếu mà tranh  thủ thời gian rảnh rỗi tham gia thực hiện hoạt động này.

3. Phân loại theo ngôn ngữ sử dụng của hướng dẫn viên du lịch

Theo ngôn ngữ sử dụng, hướng dẫn viên du  lịch  được  phân  thành  hướng dẫn viên tiếng Việt và hướng dẫn viên dùng tiếng nước ngoài.

+ Hướng dẫn viên tiếng Việt là người  có  thể  dùng  tiếng  phổ  thông, tiếng địa phương hoặc tiếng dân tộc thiểu số để phục vụ sự hướng dẫn du lịch. Hiện nay, đối tượng phục vụ chủ yếu của hướng dẫn viên du lịch là kiều bào ở nước ngoài và công dân Việt Nam.

+ Hướng dẫn viên du lịch dùng tiếng nước ngoài là chỉ  người  có  thể  vận dụng tiếng nước ngoài để phục vụ công việc hướng dẫn du lịch. Hiện nay, đối tượng chủ yếu của hướng dẫn viên du lịch loại  này  là  du  khách  nước  ngoài vào Việt Nam du lịch và công dân Việt Nam du lịch ra nước  ngoài.

4. Phân loại theo đẳng cấp, trình độ

Hướng dẫn viên du lịch phân thành sơ cấp, trung cấp, đại học theo bậc học tốt nghiệp của mình và hướng dẫn viên đặc biệt, tức là những người  đã kinh qua nghề từ  5 năm trở nên.

5. Phân loại theo tư cách hướng dẫn viên

Hướng dẫn viên du lịch được phân thành  hướng dẫn viên du lịch  chính thức và  hướng dẫn viên du lịch tạm thời/ cộng tác (Step - on guides).

+ Hướng dẫn viên chính thức là những người lấy công việc hướng dẫn du lịch làm chính.

+ Hướng dẫn viên du lịch công tác hay tạm thời thường là những giáo viên ngoại ngữ, những nhà sử  học,  những học  giả..., có  ngành nghề chính nhờ có trình độ ngoại ngữ, am hiểu kiến thức tổng hợp, kiến thức chuyên ngành, nắm được các tuyến, điểm tham quan, có phương pháp hướng dẫn khách được các hãng du lịch thuê  họ  theo hợp đồng. Đa số hướng  dẫn  viên du lịch này thường làm tự do hoặc theo mùa và có thể  đảm  đương các chức năng như một hướng dẫn viên. Công ty du lịch dùng hướng dẫn viên du lịch tạm thời là để giải quyết thời kỳ cao điểm của du lịch, hoặc phục vụ cho các loại hình du lịch đòi hỏi chuyên môn, tri thức sâu. Hướng dẫn viên du lịch loại này nhiều khi là những nhân viên không cung cấp đủ ngôn ngữ, nhưng phải là  những nhân viên  có  khả năng giao tiếp.

>> Tham gia khoá đào tạo nghiệp vụ hướng dãn viên du lịch cấp tốc tại Quảng Ninh: Xem tại đây