Đánh giá theo phương pháp chấm điểm năm 2024

3.1. Đánh giá theo phương pháp chấm điểm1: Căn cứ quy mô, tính chất của gói thầu mà có thể quy định mức điểm yêu cầu tối thiểu đối với một số tiêu chuẩn tổng quát. Mức điểm yêu cầu tối thiểu quy định không thấp hơn 70% tổng số điểm về kỹ thuật. Đối với gói thầu có yêu cầu kỹ thuật cao, mức quy định này từ 80% đến 90% tổng số điểm về kỹ thuật. HSDT có tổng số điểm (cũng như số điểm của một số tiêu chuẩn tổng quát) đạt bằng hoặc vượt mức điểm yêu cầu tối thiểu sẽ được đánh giá là đạt yêu cầu về kỹ thuật và được tiếp tục xem xét về tài chính. Ví dụ về TCĐG về kỹ thuật theo phương pháp chấm điểm được nêu tại Ví dụ 2 Phần 4 - Phụ lục. 3.2. Đánh giá theo phương pháp đạt/không đạt2: Căn cứ quy mô, tính chất của gói thầu mà xác định mức độ yêu cầu đối với từng nội dung. Đối với các tiêu chí đánh giá tổng quát, chỉ sử dụng tiêu chí đạt, không đạt. Đối với các tiêu chí chi tiết cơ bản trong tiêu chí tổng quát, chỉ sử dụng tiêu chí đạt, không đạt; đối với các tiêu chí chi tiết không cơ bản trong tiêu chí tổng quát ngoài tiêu chí đạt, không đạt, được áp dụng thêm tiêu chí chấp nhận được nhưng không được vượt quá 30% tổng số các tiêu chí chi tiết trong tiêu chí tổng quát đó. Tiêu chí tổng quát được đánh giá là đạt khi tất cả các tiêu chí chi tiết cơ bản được đánh giá là đạt và các tiêu chí chi tiết không cơ bản được đánh giá là đạt hoặc chấp nhận được. HSDT được đánh giá là đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật khi có tất cả các tiêu chí tổng quát đều được đánh giá là đạt. Ví dụ về TCĐG về kỹ thuật theo tiêu chí đạt, không đạt được nêu tại Ví dụ 1 Phần 4 - Phụ lục. Mục 4. Tiêu chuẩn đánh giá về giá Căn cứ tính chất, quy mô của từng gói thầu cụ thể mà lựa chọn một trong ba phương pháp dưới đây cho phù hợp: 4.1. Phương pháp giá thấp nhất3: Cách xác định giá thấp nhất theo các bước sau đây: Bước 1. Xác định giá dự thầu; Bước 2. Sửa lỗi (thực hiện theo quy định tại phần Ghi chú (1)); Bước 3. Hiệu chỉnh sai lệch (thực hiện theo quy định tại phần Ghi chú (2)); Bước 4. Xác định giá dự thầu sau sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch, trừ đi giảm giá (nếu có)3; Bước 5. Xác định giá trị ưu đãi (nếu có) theo quy định tại Mục 32 CDNT; Bước 6. Xếp hạng nhà thầu: HSDT có giá dự thầu sau sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch, trừ đi giảm giá (nếu có) và cộng giá trị ưu đãi (nếu có) thấp nhất được xếp hạng thứ nhất4. 4.2. Phương pháp giá đánh giá4: Cách xác định giá đánh giá theo các bước sau đây: Bước 1. Xác định giá dự thầu; Bước 2. Sửa lỗi (thực hiện theo quy định tại phần Ghi chú (1)); Bước 3. Hiệu chỉnh sai lệch (thực hiện theo quy định tại phần Ghi chú (2)); Bước 4. Xác định giá dự thầu sau sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch, trừ đi giảm giá (nếu có)2;


1 Trường hợp áp dụng phương pháp này thì xóa bỏ Khoản 3.2. Đánh giá theo phương pháp đạt, không đạt. 2 Trường hợp áp dụng phương pháp này thì xoá bỏ Khoản 3.1. Đánh giá theo phương pháp chấm điểm. 3 Trường hợp áp dụng phương pháp này thì xóa bỏ Khoản 4.2. Phương pháp giá đánh giá. 3 Trường hợp đấu thầu quốc tế thì bổ sung Bước chuyển đổi giá dự thầu sang một đồng tiền chung (nếu có). 4 Trường hợp đấu thầu quốc tế, việc xếp hạng nhà thầu thực hiện trên cơ sở giá dự thầu của nhà thầu sau sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch, trừ đi giảm giá (nếu có), cộng giá trị ưu đãi (nếu có) và không bao gồm giá trị thuế, phí, lệ phí. 4 Trường hợp áp dụng phương pháp này thì xóa bỏ Khoản 4.1. Phương pháp giá thấp nhất. 2 Trường hợp đấu thầu quốc tế thì bổ sung Bước chuyển đổi giá dự thầu sang một đồng tiền chung (nếu có).


Theo bà Trịnh Nguyên Thảo tham khảo Khoản 1 Điều 58 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP về quy trình chào hàng cạnh tranh thông thường, trong đó quy định "Sử dụng tiêu chí đạt, không đạt để đánh giá về năng lực, kinh nghiệm và đánh giá về kỹ thuật".

Tuy nhiên, tại Điều 4 Chương I Thông tư số 08/2022/TT-BKHĐT: "3. Đối với gói thầu dịch vụ phi tư vấn:

  1. Mẫu số 3A sử dụng để lập E-HSMT áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế, chào hàng cạnh tranh theo phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ".

Trong mẫu số 3A có nội dung:

"Mục 3. Tiêu chuẩn đánh giá về kỹ thuật

Sử dụng tiêu chí đạt/không đạt hoặc phương pháp chấm điểm để xây dựng tiêu chuẩn đánh giá về kỹ thuật. Khi sử dụng phương pháp chấm điểm thì phải quy định mức điểm tối thiểu và mức điểm tối đa đối với các tiêu chuẩn tổng quát, tiêu chuẩn chi tiết. Việc xây dựng tiêu chuẩn đánh giá về kỹ thuật dựa trên yêu cầu về các sản phẩm đầu ra được nêu tại Chương V…".

Bà Thảo hỏi, bên mời thầu có thể sử dụng phương pháp đánh giá chấm điểm để đánh giá kỹ thuật hồ sơ đề xuất được không? Hay phải sử dụng phương pháp đánh giá đạt/không đạt đối với quy trình chào hàng cạnh tranh thông thường?

Bộ Kế hoạch và Đầu tư trả lời vấn đề này như sau:

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 60 Luật Đấu thầu, Chính phủ quy định chi tiết việc lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư qua mạng và lộ trình áp dụng.

Căn cứ Khoản 7 Điều 88 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP, Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định chi tiết về thời gian và quy trình lựa chọn nhà thầu qua mạng.

Tại Khoản 1 Điều 58 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP quy định, đối với gói thầu áp dụng chào hàng cạnh tranh thông thường, sử dụng tiêu chí đạt, không đạt để đánh giá về năng lực, kinh nghiệm và đánh giá về kỹ thuật.

Theo hướng dẫn tại Điểm a Khoản 3 Điều 4 Thông tư số 08/2022/TT-BKHĐT, đối với gói thầu dịch vụ phi tư vấn, Mẫu số 3A sử dụng để lập E-HSMT áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế, chào hàng cạnh tranh theo phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ.

Hướng dẫn tại Mục 3 Chương III Mẫu E-HSMT đã nêu, sử dụng tiêu chí đạt/không đạt hoặc phương pháp chấm điểm để xây dựng tiêu chuẩn đánh giá về kỹ thuật.

Theo đó, đối với gói thầu áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế qua mạng, sử dụng tiêu chí đạt/không đạt hoặc phương pháp chấm điểm để xây dựng tiêu chuẩn đánh giá về kỹ thuật; đối với gói thầu áp dụng chào hàng cạnh tranh qua mạng, sử dụng tiêu chí đạt/không đạt để xây dựng tiêu chuẩn đánh giá về kỹ thuật.

Khi nào sử dụng phương pháp giá đánh giá?

Phương pháp giá đánh giá được áp dụng đối với gói thầu mà các chi phí quy đổi được trên cùng một mặt bằng về các yếu tố kỹ thuật, tài chính, thương mại cho cả vòng đời sử dụng của hàng hóa, công trình, dịch vụ phi tư vấn.

Phương pháp giá thấp nhất áp dụng khi nào?

Phương pháp 1 - Giá thấp nhất: Phương pháp này áp dụng đối với các gói thầu đơn giản, quy mô nhỏ trong đó các đề xuất về kỹ thuật, tài chính, thương mại được coi là cùng một mặt bằng khi đáp ứng các yêu cầu ghi trong hồ sơ mời thầu.

Đấu thầu theo phương pháp giá cố định là gì?

- Phương pháp giá cố định: + Nhà thầu có hồ sơ dự thầu đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật, có giá dự thầu sau sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch, trừ đi giá trị giảm giá (nếu có) không vượt giá gói thầu và có điểm kỹ thuật cao nhất được xếp hạng thứ nhất.

Nhà thầu có đánh giá thấp nhất được xếp hạng như thế nào?

- Nhà thầu có giá đánh giá thấp nhất được xếp hạng thứ nhất.