Đề bài - bài 3 trang 105 tài liệu dạy – học vật lí 9 tập 1

Hình H15.17 mô tả một kim nam châm đặt trước một ống dây có dòng điện chạy qua. Sử dụng quy tắc nắm tay phải hoặc quy tắc về cực từ, hãy vẽ thêm chiều các đường sức từ của ống dây và cho biết tên các cực từ P, Q của kim nam châm.

Đề bài

Từ phổ ở bên ngoài ống dây có dòng điện chạy qua giống với từ phổ ở bên ngoài của loại nam châm nào?

Ống dây có dòng điện chạy qua tác dụng như một nam châm mà hai đầu ống dây là hai cực từ Bắc, Nam. Các đường sức từ của ống dây có chiều đi vào, đi ra hai cực từ này như thế nào?

Quy tắc nắm tay phải xác định mối liên hệ giữa chiều dòng điện trong ống dây và chiều đường sức từ của ống dây được phát biểu như thế nào?

Hình H15.17 mô tả một kim nam châm đặt trước một ống dây có dòng điện chạy qua. Sử dụng quy tắc nắm tay phải hoặc quy tắc về cực từ, hãy vẽ thêm chiều các đường sức từ của ống dây và cho biết tên các cực từ P, Q của kim nam châm.

Đề bài - bài 3 trang 105 tài liệu dạy – học vật lí 9 tập 1

Lời giải chi tiết

- Từ phổ bên ngoài ống dây có dòng điện chạy qua giống với từ phổ ở bên ngoài của nam châm thẳng.

Các đường sức từ của ống dây có chiều đi ra ở cực từ Bắc và đi vào ở cực từ Nam.

- Quy tắc nắm tay phải: Nắm bàn tay phải rồi đặt tay ở vị trí bốn ngón tay hướng theo chiều dòng điện chạy qua các vòng dây thì ngón tay cái choãi ra chỉ chiều của đường sức từ trong ống dây.

- Ở hình H15.17 sgk: đường sức từ có chiều đi ra ở đầu A và đi vào ở đầu B. Với kim nam châm thì đầu P là cực từ Bắc còn đầu Q là cực từ Nam.