F1 âm tính lần 1 thì f2 thế nào

Tình hình dịch Covid vẫn diễn biến phức tạp khi ở nhiều địa phương gia tăng ca nhiễm mới mỗi ngày. Khi số F0 tăng, thì những người tiếp xúc gần như F1, F2 cũng tăng theo. Vấn đề liên quan đến những người tiếp xúc đặc biệt được quan tâm.

  • F2 Covid-19 có được đi làm không?
  • F2 có được đi máy bay không?
  • F2 có được tiêm vắc xin không?
  • F2 có được đi khám bệnh không?

F2 có được đi làm không?

Câu hỏi: Cho em hỏi, ở công ty em có trường hợp là F0, hiện người ấy đã đi cách ly, điều trị. Qua quá trình tiếp xúc thì F2 là F2 của người ấy, cho em hỏi F2 có được đi làm không?

Theo quy định tại Quyết định 3638/QĐ-BYT, người tiếp xúc với người tiếp xúc gần [còn gọi là F2] là người có tiếp xúc gần trong vòng 2 mét với F1 trong khoảng thời gian từ khi F1 có khả năng lây nhiễm từ ca bệnh [F0] cho đến khi F1 được cách ly y tế.

Cũng theo Quyết định 3638, thì Bộ Y tế xử trí đối với các trường hợp F2 như sau:

F2 được lập danh sách và tùy vào tình hình đánh giá nguy cơ, dịch tễ để tiến hành lấy mẫu bệnh phẩm xét nghiệm F2 mở rộng.

Bên cạnh đó, tổ chức cách ly F2 tại nhà trong khi chờ kết quả xét nghiệm Real time RT- PCR của F1.

- Nếu kết quả xét nghiệm Real time RT-PCR lần 1 của F1 dương tính với SARS-CoV-2 thì chuyển cấp cách ly F2 lên thành F1.

- Nếu kết quả xét nghiệm Real time RT-PCR lần 1 của F1 và của F2 [nếu có] đều âm tính với SARS-CoV-2, trên cơ sở đánh giá nguy cơ, dịch tễ để xác định:

 F2 được kết thúc việc cách ly tại nhà, tuy nhiên vẫn phải tiếp tục tự theo dõi sức khỏe trong 14 ngày. Trong thời gian đó, nếu xuất hiện triệu chứng nghi ngờ mắc bệnh phải thông báo ngay cho cơ quan y tế và Tổ Covid cộng đồng.

Như vậy, căn cứ nội dung trên có thể thấy, bạn là F2 thì tạm thời sẽ cách ly tại nhà trong khi chờ kết quả xét nghiệm PCR của F1.

Nếu F1 âm tính, bạn được đi làm và tự theo dõi sức khỏe trong vòng 14 ngày tiếp theo. Nếu F1 dương tính, bạn từ F2 trở thành F1 và phải cách ly tại nhà không được đi làm. Ngoài câu hỏi liên quan đến việc "F2 có được đi làm không?" các đối tượng là F2 cần biết thêm những thông tin dưới đây.


F2 Covid-19 có phải cách ly không phù thuộc vào kết quả xét nghiệm của F1. Ảnh minh họa.

F2 có được đi máy bay không?

Câu hỏi: Cho em hỏi F2 thì có được đi lại không, em đang ở trong diện F2 khi bạn cùng phòng là F1, em đã mua vé máy bay để về quê, cho em hỏi liệu F2 có được đi máy bay không?

Căn cứ Quyết định số 1840/QĐ-BGTVT ngày 20/10/2021, Bộ GTVT về điều kiện tham gia chuyến bay:

1. Nếu hành khách cư trú, lưu trú trước chuyến bay tại địa bàn có dịch ở cấp 4 hoặc cách ly y tế vùng [phong tỏa] hoặc hành khách trên chuyến bay xuất phát từ địa bàn có dịch ở cấp 4 hoặc cách ly y tế vùng [phong tỏa] phải có:

+ Kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 theo phương pháp RT-PCR hoặc xét nghiệm nhanh kháng nguyên có giá trị trong vòng 72 giờ kể từ thời điểm lấy mẫu xét nghiệm đến trước thời điểm khởi hành chuyến bay;

2. Nếu hành khách khác cần đáp ứng 01 trong 03 điều kiện:

+ Người có chứng nhận đã tiêm đủ liều vắc xin phòng COVID-19, trong đó, liều cuối cùng đã được tiêm ít nhất 14 ngày và không quá 12 tháng tính đến thời điểm khởi hành chuyến bay; 

+ Người có giấy chứng nhận khỏi bệnh COVID-19 hoặc có giấy ra viện không quá 6 tháng tính đến thời điểm khởi hành chuyến bay; 

+ Người có kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 theo phương pháp RT-PCR hoặc xét nghiệm nhanh kháng nguyên có giá trị trong vòng 72 giờ kể từ thời điểm lấy mẫu xét nghiệm đến trước thời điểm khởi hành chuyến bay.

Như vậy, việc bạn có được đi máy bay không, cần dựa vào kết quả xét nghiệm PCR của F1, nếu F1 dương tính với Covid, bạn trở thành F1 thì bạn phải cách ly ít nhất 14 ngày kể từ ngày tiếp xúc lần cuối với ca bệnh xác định, trường hợp này bạn sẽ không được đi máy bay.

Nếu F1 âm tính, và bạn cũng có kết quả PCR âm tính thì bạn có thể đi máy bay nếu đáp ứng đủ các điều kiện nêu trên.

F2 có được tiêm vắc xin không?

Câu hỏi: Tôi sắp đến hẹn tiêm mũi 2 vắc xin Covid-19 nhưng mới đây phát hiện mình là F2 do tiếp xúc với người cùng công ty là F1. Cho tôi hỏi, liệu tôi có được tiêm vắc xin không?

Quyết định 3802/QĐ-BYT Bộ Y tế ban hành ngày 10/8/2021 hướng dẫn tạm thời khám sàng lọc trước khi tiêm vắc xin phòng COVID-19, trong đó có nêu cụ thể nhóm đối tượng phải trì hoãn tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 gồm:

- Người có tiền sử rõ ràng đã mắc COVID-19 trong vòng 6 tháng

- Người đang mắc bệnh cấp tính

- Phụ nữ mang thai dưới 13 tuần

Như vậy, nếu kết quả PCR của F1 và bạn [nếu có] âm tính, bạn vẫn có thể tiêm vắc xin mũi 2 theo đúng thời hạn quy định. Tuy nhiên, nếu F1 dương tính và bạn không may bị nhiễm Covid-19, bạn buộc phải hoãn mũi tiêm này.

F2 có được đi khám bệnh không?

Câu hỏi: Bà tôi đang thuộc diện F2 sau khi tiếp xúc với F1, bà bị bệnh và phải đi tái khám theo chỉ định của bác sĩ. Cho tôi hỏi trường hợp bà tôi là F2 có được đi khám bệnh không?

Căn cứ các nội dung nêu trên có thể thấy, trong thời gian chờ kết quả xét nghiệm PCR của F1 thì bà bạn phải cách ly tại nhà và không được đi khám bệnh. Vì nếu F1 dương tính thì bà của bạn là F2 sẽ trở thành F1 mới và sẽ áp dụng quy định cách ly với trường hợp F1.  Việc F2 ở nhà bao lâu là phụ thuộc vào kết quả của F1 vì kết quả xét nghiệm của người F1 quyết định mọi thứ liên quan đến chuỗi lây nhiễm về sau. Nếu F1 âm tính thì bà bạn sẽ được đi khám bệnh, đồng thời bà cần tự theo dõi sức khỏe thêm 14 ngày kế tiếp, nếu xuất hiện triệu chứng nghi ngờ mắc bệnh phải thông báo ngay cho cơ quan y tế và Tổ Covid cộng đồng.

Trên đây là giải đáp về việc F2 có được đi làm không và những thông tin F2 cần biết. Nếu còn băn khoăn hoặc có thêm vướng mắc, bạn vui lòng liên hệ hotline 

 19006199 để được hỗ trợ.

>> Nếu là F1 Covid-19, bạn cần biết tất cả những thông tin sau

Ngọc Thúy

Bài viết đã giải quyết được vấn đề của bạn chưa?

THỨ SÁU, 31/12/2021 12:42:59

Theo đó, nếu kết quả xét nghiệm [bằng phương pháp RT-PCR hoặc test nhanh kháng nguyên] lần 1 của F1 và của F2 [nếu có] đều âm tính thì được hết cách ly. Tuy nhiên, đối với một số trường hợp còn dựa trên cơ sở đánh giá nguy cơ, dịch tễ, các yếu tố xung quanh để xác định F2 được kết thúc cách ly y tế hay không. Sau khi hết cách ly, F2 tiếp tục tự theo dõi sức khỏe trong 7 ngày. Nếu xuất hiện triệu chứng nghi ngờ mắc bệnh phải thông báo ngay cho cơ quan y tế và tổ "Covid cộng đồng''. Trước đó, việc cách ly F2 được thực hiện theo Quyết định số 3638/QĐ-BYT ngày 30.7 của Bộ Y tế “Hướng dẫn tạm thời giám sát và phòng chống Covid-19”. Nếu kết quả xét nghiệm RT-PCR lần 2 của F1 âm tính và F2 có kết quả xét nghiệm [test nhanh hoặc PCR gộp mẫu] âm tính thì F2 được kết thúc cách ly y tế tại nhà và tiếp tục tự theo dõi sức khỏe trong 14 ngày. 

Đến ngày 30.12, toàn tỉnh có 17.864 F2 đang cách ly.

PV

  • TAG
  • CÁCH LY Y TẾ
  • F2
  • KẾT THÚC CÁCH LY Y TẾ
  • CÔNG VĂN SỐ 4166
  • SỞ Y TẾ

Để bảo vệ bản thân và chính gia đình của mình trong dịch Covid thì con người phải có ý thức trong việc thực hiện các quy định của Nhà nước về tiếp xúc và chách ly. Một trong những biện pháp được Nhà nước ưu tiên hàng đầu khi có trường hợp tiếp xúc với người bệnh F1 là tiến hành cách ly tập trung trong vùng được khoanh vùng dịch. Tuy nhiên, bệnh nhân F1 phải xét nghiệm virus âm tính mấy lần thì những người F2 mới có thể an toàn quay trở về với công việc thường ngày? Thông qua bài viết này, chúng tôi xin được giải đáp thắc mắc F1 âm tính mấy lần thì F2 hết cách ly tại nhà? giúp Quý bạn đọc.

Những đối tượng nào thì cần được xét nghiệm Covid -19?

Trước khi giải đáp được thắc mắc F1 âm tính mấy lần thì F2 hết cách ly tại nhà chúng ta cần xác định vậy ai sẽ thuộc đối tượng cần xét nghiệm Covid-19.

Mặc dù chúng ta đều biết cần phải xét nghiệp Covid – 19 là một điều cần thiết để tự bảo vệ mình và người thân, tránh việc lân lan covid ra ngoài cộng đồng cũng như để có biện pháp ngăn ngừa nếu các bạn dương tính với Covid.

Tuy nhiên, không phải trường hợp nào cũng cần đi xét nghiệm Virus SARS-CoV-2, mà chỉ những đối tượng dưới đây mới cần đi xét nghiệm:

– Những đối tượng đã xuất hiện những triệu chứng của việc nhiễm Covid-19;

– Những người đã tiếp xúc gần với bệnh nhân nhiễm bệnh [tiếp xúc trong phạm vi 2m và thời gian tiếp xúc từ 15 phút trở lên];

– Những bệnh nhân đến khám, chữa bệnh tại các cơ sở y tế và được yêu cầu đi xét nghiệm Covid-19.

Một người phải xét nghiệm bao nhiêu lần để chắc chắn âm tính với Covid – 19?

Đối với những đối tượng khác nhau thì cần phải thực hiện số lần xét nghiệm khác nhau.

– Với những trường hợp nghi ngờ nhiễm SARS-CoV-2, thì chỉ cần làm xét nghiệm một lần để xác định người đó có bị mắc bệnh hay không. 

– Tuy nhiên, đối với những bệnh nhân đã nhiễm virus Covid-19 sau quá trình điều trị thì sẽ được lấy mẫu bệnh phẩm và trải qua 2 lần xét nghiệm. Nếu cả hai lần đó đều nhận được kết quả âm tính thì bệnh nhân sẽ được xác định là đã khỏi bệnh và được ra viện.

– Đối với những người nhập cảnh, trở về từ vùng dịch cần phải trải qua 3 lần xét nghiệm để có thể chắc chắn không nhiễm bệnh:

Chỉ định xét nghiệm lần 1: Test nhanh tại nơi nhập cảnh

Người nhập cảnh vào Việt Nam sẽ được lấy mẫu bệnh phẩm và thực hiện xét nghiệm tại cửa khẩu. Tuy nhiên, trong trường hợp cửa khẩu không đủ điều kiện để thực hiện xét nghiệm nhanh thì người nhập cảnh sẽ được di chuyển đến tập trung để được xét nghiệm đảm bảo thực hiện đúng quy tắc an toàn y tế.

Chỉ định xét nghiệm lần 2: Tại cơ sở cách ly tập trung

Những người nhập cảnh được chỉ định cách ly lần 2 vào ngày thứ 6 trong quá trình cách ly hoặc có các biểu hiện, triệu chứng nhiễm bệnh. 

Nếu nhận kết quả Dương tính thì người bệnh sẽ lập tức được cách ly y tế theo đúng quy định. Trường hợp nhận được kết quả Âm tính, người nhập cảnh sẽ được phép về nơi lưu trú để thực hiện tiếp thời gian cách ly 14 ngày.

Chỉ định xét nghiệm lần 3: Thực hiện tại nơi lưu trú

Người nhập cảnh đã trở về địa phương để thực hiện tiếp quá trình tự cách ly tại nhà sẽ được các cơ sở y tế tại địa phương giám sát và xét nghiệm Covid-19 vào ngày thứ 14. Nếu nhận được kết quả Âm tính, thì người nhập cảnh sẽ kết thúc quá trình tự cách ly.

Tại sao lại phải thực hiện việc xét nghiệm nhiều lần để cho ra kết quả chắc chắn?

Khi một xét nghiệm được sản xuất và triển khai ứng dụng trong một thời gian ngắn, độ chính xác của nó thường không được kiểm chứng một cách đầy đủ. Các xét nghiệm được phát triển trong điều kiện kiểm soát chặt chẽ trong phòng thí nghiệm, nhưng khi được sử dụng trên các mẫu ngoài hiện trường, được vận chuyển và thực hiện bởi các nhân viên ở ngoài thực tế thì những điều kiện trên sẽ làm cho các sai lệch rất có khả năng xảy ra.

Virus Corona chủng mới được xét nghiệm thông qua các mẫu quét họng hoặc mũi. Các mẫu quét này sau đó được vận chuyển về phòng xét nghiệm, được xử lý tách chiết và dùng các phương pháp phát hiện vật liệu di truyền của vi rút corona.

Mọi xét nghiệm y khoa đều có hai yếu tố quan trọng: độ nhạy và độ đặc hiệu. Độ nhạy được đo trong phòng thí nghiệm trong trường hợp này là lượng vi rút nhỏ nhất mà xét nghiệm đó có thể phát hiện được. Xét nghiệm đồng thời cũng phải có độ “đặc hiệu”, để đảm bảo nó không phát hiện nhầm sang các vật liệu di truyền của các yếu tố gây bệnh khác, ngoài SARS-CoV-2.

Các xét nghiệm di truyền đang được sử dụng thường có độ nhạy và độ đặc hiệu rất cao trong các điều kiện thí nghiệm. Nhưng trong môi trường thực tế, cách lấy mẫu và giai đoạn nhiễm bệnh của người bệnh có thể tạo ra sự sai khác rất lớn. Hơn thế nữa, có rất nhiều loại xét nghiệm khác nhau được phát triển và sử dụng trong các phòng xét nghiệm, các bệnh viện và các trung tâm kiểm soát bệnh tật [CDC]. Và sự phiên giải kết quả cũng phụ thuộc không chỉ vào các xét nghiệm mà còn các yếu tố bên ngoài khác, ví dụ như việc phân bố và lan truyền của dịch bệnh cũng như các điều kiện thực hành trong phòng xét nghiệm.

Đó chính là lý do vì sao phải xét nghiệm nhiều lần.

F1 âm tính mấy lần thì F2 hết cách ly tại nhà? Từ các căn cứ nêu trên có thể thấy, việc F2 hết cách ly tại nhà không phụ thuộc vào số lần xét nghiệm âm tính của F1 mà nó tủy vào từng trường hợp cụ thể.

Nhưng chung quy lại, F2 chỉ hết cách ly tại nhà khi F1 hoàn toàn âm tính với SARS-CoV-2 theo như giải đáp của Phó Giáo sư, Tiến sĩ Trần Đắc Phu – Nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, cho biết: ” Nếu xét nghiệm F1 âm tính thì F2 không phải cách ly nữa, tuy nhiên F2 cần phải theo dõi sức khỏe và có vấn đề gì báo cho cơ sở y tế để hướng dẫn và tư vấn kịp thời, đặc biệt cần phải áp dụng các biện pháp phòng bệnh 5K của Bộ Y tế“.

Trên đây là câu trả lời cho câu hỏi F1 âm tính mấy lần thì F2 hết cách ly tại nhà dựa trên những nguồn thông tin mà chúng tôi tổng hợp được. Mong rằng đây sẽ là nguồn tài liệu bổ ích có thể giúp Quý bạn đọc trong thực tế cũng như là trong việc nghiên cứu. Chúc Quý bạn đọc có một sức khỏe tốt để chống chọi với Covid, đồng thời hạn chế ra đường, thực hiện tốt các phương pháp phòng chống Covid theo đúng quy định của Bộ Y tế.

Video liên quan

Chủ Đề