Luật ngân hàng Đại học Luật Hà Nội

. Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật Ngân hàng, NXB Công an Nhân dân, 2006, tr47.23 Đại học Quốc gia Hà Nội, Khoa Luật, Giáo trình Luật Ngân hàng, NXB. là ngân hàng bao gồm nhữngloại hình ngân hàng như sau:* Ngân hàng thương mại:17 Khoản 3 điều 9 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và khoản 7 điều 20 Luật...

Đánh giá Giáo trình luật ngân hàng Việt Nam HN

Chưa có
đánh giá nào

5 0% | 0 đánh giá

4 0% | 0 đánh giá

3 0% | 0 đánh giá

2 0% | 0 đánh giá

1 0% | 0 đánh giá

Đánh giá ngay

Đánh giá Giáo trình luật ngân hàng Việt Nam HN

Bạn phải bđăng nhập để gửi đánh giá.

Lưu ý: để đánh giá được phê duyệt, vui lòng tham khảo Chính sách & Quy định chung

Chưa có đánh giá nào.

Thực tiễn kinh tế thế giới ngày nay đã chỉ ra rằng sự tổn định và phát triển của hệ thống ngân hàng, tổ chức tín dụng là một trong những điều kiện cơ bản của sự phát triển. Để tạo lập hệ thống ngân hàng, tổ chức tín dụng hoạt động an toàn và phát huy vai trò tích cực đối với nền kinh tế và đời sống xã hội, đòi hỏi nhà nước phải sử dụng đồng bộ nhiều biện pháp, trong đó có biện pháp sử dụng pháp luật.

Ở nước ta, cùng với quá trình xây dựng và phát triển hệ thống ngân hàng, tổ chức tín dụng, pháp luật ngân hàng cũng được nhà nước ta quan tâm xây dựng và hoàn thiện. Pháp luật ngân hàng được nhà nước sử dụng làm công cụ quản lý và duy trì trật tự cho các hoạt động ngân hàng trong nền kinh tế.

Do vai trò quan trọng của pháp luật ngân hàng nên đòi hỏi những người làm về luật phải có kiến thức về bộ phận pháp luật này. Từ năm 1999 Trường Đại học Luật Hà Nội đã xuất bản cuốn Giáo trình luật ngân hàng Việt Nam.

Để đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình giảng dạy, nâng cao chất lượng đào tạo, đến nay Giáo trình luật ngân hàng Việt Nam được biên soạn, chỉnh lý nhiều lần trên cơ sở chú trọng việc tham khảo mô hình Giáo trình luật ngân hàng của nhiều cơ sở đào tạo luật có uy tín trên thế giới và cập nhật các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.

Cuốn giáo trình Luật Ngân hàng Việt Nam - Trường đại học Luật Hà Nội được biên soạn với cấu trúc chương mục như sau:

Chương I: Những vấn đề lí luận cơ bản về Luật Ngân hàng Việt Nam

1. Khái niệm hoạt động ngân hàng và cấu trúc hệ thống ngân hàng, tổ chức tín dụng

2. Vai trò của nhà nước trong lĩnh vực ngân hàng

3. Khái niệm chung về luật ngân hàng

Chương II: Ngân hàng nhà nước Việt Nam

1. Vị trí pháp lý, tư cách pháp nhân và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của ngân hàng nhà nước Việt Nam

2. Hệ thống tổ chức, lãnh đạo và điều hành ngân hàng nhà nước

3. Hoạt động của ngân hàng nhà nước

Chương III: Tổ chức tín dụng

1. Khái niệm, các loại tổ chức tín dụng

2. Quy chế thành lập, cấp giấy phép hoạt động, kiểm soát đặc biệt, giải thể, phá sản, thanh lý tổ chức tín dụng

3. Cứ cấu tổ chức, bộ máy quản lý tổ chức ứng dụng

4. Hoạt động của tổ chức tín dụng

5. Các hạn chế và bảo hiểm tiền gửi để đảm bảo an toàn trong hoạt động tổ chức tín dụng

Chương IV: Pháp luật điều chỉnh hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng

1. Khái niệm và các hình thức cho vay của tổ chức tín dụng

2. Pháp luật về chỗ vay của tổ chức tín dụng

Chương V: Pháp luật điều chỉnh hoạt động bảo lãnh ngân hàng

1. Khái niệm và đặc điểm của bảo lãnh ngân hàng

2. Pháp luật, bảo lãnh ngân hàng

Chương VI: Pháp luật về chiết khấu công cụ chuyển nhượng và các giấy tờ có giá khác của tổ chức tín dụng đối với khách hàng

1. Tổng quan về hoạt động chiết khấu công cụ chuyển nhượng và giấy tờ có giá khác của tổ chức tín dụng đối với khách hàng

2. Pháp luật về chiết khấu các giấy tờ có giá của tổ chức tín dụng

Chương VII: Pháp luật về bao thanh toán của tổ chức tín dụng

1. Khái niệm hoạt động bao thanh toán của các tổ chức tín dụng và khái niệm pháp luật về bao thanh toán

2. Pháp luật về hoạt động bao thanh toán

Chương VIII: Pháp luật về cho thuê tài chính

1. Khái niệm cho thuê tài chính và khái niệm pháp luật cho thuê tài chính

2. Pháp luật về cho thuê tài chính

Chương IX: Pháp luật về trung gian thanh toán

1. Khái niệm trung gian thanh toán và pháp luật về trung gian thanh toán

2. Chế độ mở và sử dụng tài khoản thanh toán

3. Các phương tiện thanh toán

4. Xử lý vi phạm pháp luật thanh toán

Chương X: Pháp luật về ngoại hối

1. Tổng quan về ngoại hối và hoạt động ngoại hối

2. Pháp luật về ngoại hối

 

4. Đánh giá bạn đọc

Giáo trình Luật Ngân hàng Việt Nam - Trường Đại học Luật Hà Nội được biên soạn giới thiệu tới người học, người đọc những nội dung cơ bản của môn học Luật ngân hàng Việt Nam, bao gồm: ngân hàng nhà nước Việt Nam; pháp luật điều chỉnh các hoạt động cho vay, bảo lãnh, chiết khấu, thanh toán của các tổ chức tín dụng, cho thuê tài chính, dịch vụ và pháp luật về ngoại hối.

Cuốn giáo trình là học liệu quan trọng và cần thiết phục vụ học tập và giảng dạy bộ môn Luật Ngân hàng của học viên, sinh viên và giảng viên trường đại học luật Hà Nội, đồng thời đây cũng là tài liệu tham khảo hữu ích đối với bạn đọc có nhu cầu tìm hiểu về lĩnh vực này.

Hy vọng những chia sẻ trên đây của chúng tôi sẽ là một nguồn tư liệu đánh giá chất lượng sách hiệu quả tin cậy của bạn đọc. Nếu thấy chia sẻ của chúng tôi hữu ích, bạn hãy lan tỏa nó đến với nhiều người hơn nhé! Chúc các bạn đọc sách hiệu quả và thu được nhiều thông tin hữu ích từ cuốn sách “Giáo trình Luật Ngân hàng Việt Nam - Trường Đại học Luật Hà Nội".

Luật Minh Khuê chia sẻ dưới đây những nguyên tắc chung trong hoạt động của tổ chức tín dụng để bạn đọc tham khảo:

Tổ chức tín dụng là doanh nghiệp thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt động ngân hàng. Tổ chức tín dụng bao gồm ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng, tổ chức tài chính vi mô và quỹ tín dụng nhân dân.

Trong đó:

- Ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng có thể được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng theo quy định của Luật này. Theo tính chất và mục tiêu hoạt động, các loại hình ngân hàng bao gồm ngân hàng thương mại, ngân hàng chính sách, ngân hàng hợp tác xã.

- Tổ chức tín dụng phi ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng được thực hiện một hoặc một số hoạt động ngân hàng theo quy định của Luật này, trừ các hoạt động nhận tiền gửi của cá nhân và cung ứng các dịch vụ thanh toán qua tài khoản của khách hàng. Tổ chức tín dụng phi ngân hàng bao gồm công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính và các tổ chức tín dụng phi ngân hàng khác.

Công ty cho thuê tài chính là loại hình công ty tài chính có hoạt động chính là cho thuê tài chính theo quy định của Luật này.

- Tổ chức tài chính vi mô là loại hình tổ chức tín dụng chủ yếu thực hiện một số hoạt động ngân hàng nhằm đáp ứng nhu cầu của các cá nhân, hộ gia đình có thu nhập thấp và doanh nghiệp siêu nhỏ.

- Quỹ tín dụng nhân dân là tổ chức tín dụng do các pháp nhân, cá nhân và hộ gia đình tự nguyện thành lập dưới hình thức hợp tác xã để thực hiện một số hoạt động ngân hàng theo quy định của Luật này và Luật hợp tác xã nhằm mục tiêu chủ yếu là tương trợ nhau phát triển sản xuất, kinh doanh và đời sống.

Về phạm vi, loại hình, nội dung hoạt động ngân hàng, hoạt động kinh doanh khác của tổ chức tín dụng do Ngân hàng nhà nước quy định cụ thể trong giấy phép cấp cho từng tổ chức tín dụng. Tổ chức tín dụng không được tiến hành bất kì hoạt động kinh doanh nào ngoài các hoạt động ngân hàng, hoạt động kinh doanh khác ghi trong giấy phép được Ngân hàng nhà nước cấp cho tổ chức tín dụng. Các hoạt động ngân hàng, hoạt động kinh doanh khác của tổ chức tín dụng được tiến hành Luật các tổ chức tín dụng và theo hướng dẫn của Ngân hàng nhà nước.

Về lãi suất, phí trong hoạt động kinh doanh của tổ chức tín dụng:

Tổ chức tín dụng được quyền ấn định và phải niêm yết công khai mức lãi suất huy động vốn, mức phí cung ứng dịch vụ trong hoạt động kinh doanh của tổ chức tín dụng. Tổ chức tín dụng và khách hàng có quyền thoả thuận về lãi suất, phí cấp tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng theo quy định của pháp luật. Trong trường hợp hoạt động ngân hàng có diễn biến bất thường, để bảo đảm an toàn của hệ thống tổ chức tín dụng, Ngân hàng nhà nước có quyền quy định cơ chế xác định phí, lãi suất trong hoạt động kinh doanh của tổ chức tín dụng.

Về phát hành chứng chỉ tiền gửi, kì phiếu, tín phiếu, trái phiếu của tổ chức tín dụng: 

Tổ chức tín dụng được phát hành chứng chỉ tiền gửi, tín phiếu, kì phiếu để huy động vốn theo quy định của Luật này và quy định của Ngân hàng nhà nước. Căn cứ Luật các tổ chức tín dụng và Luật chứng khoán, Chính phủ quy định việc phát hành trái phiếu, trừ trái phiếu chuyển đổi để huy động vốn của tổ chức tín dụng.

Về quy định nội bộ: 

Căn cứ vào quy định của Luật các tổ chức tín dụng và các quy định khác của pháp luật có liên quan, tổ chức tín dụng phải xây dựng và ban hành các quy định nội bộ đối với các hoạt động nghiệp vụ của tổ chức tín dụng, bảo đảm có cơ chế kiểm soát, kiểm toán nội bộ, quản lí rủi ro gắn với từng quy trình nghiệp vụ kinh doanh, phương án xử lí các trường hợp khẩn cấp.

Tổ chức tín dụng phải ban hành và gửi cho Ngân hàng nhà nước các quy định nội bộ ngay sau khi ban hành bao gồm:

- Quy định về cấp tín dụng, quản lí tiền vay để bảo đảm việc sử dụng vốn vay đúng mục đích;

- Quy định về phân loại tài sản có, trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro;

- Quy định về đánh giá chất lượng tài sản có và tuân thủ tỉ lệ an toàn vốn tối thiểu;

- Quy định về quản lí thanh khoản, trong đó có các thủ tục và các giới hạn quản lí thanh khoản;

- Quy định về hệ thống kiểm soát nội bộ và cơ chế kiểm toán nội bộ phù hợp với tính chất và quy mô hoạt động của tổ chức tín dụng;

- Quy định về hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ;

- Quy định về quản trị rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng;

- Quy định về quy trình, thủ tục, bao gồm cả nguyên tắc nhận biết khách hàng để bảo đảm ngăn ngừa việc tổ chức tín dụng bị lạm dụng cho các mục đích rửa tiền, tài trợ khủng bố và tội phạm khác;