Quá trình đô thị hóa ở nước ta hiện nay chuyển dịch tích cực chủ yếu đô

Trắc nghiệm Địa lí 12 Bài 18: Đô thị hóa

I. Nhận biết

Câu 1: Tỉ lệ dân thành thị nước ta chiếm khoảng 1/3 dân số cho thấy

A. nông nghiệp phát triển mạnh mẽ.          

B. đô thị hóa chưa phát triển mạnh.

C. điều kiện sống ở nông thôn khá cao.      

D. điều kiện sống ở thành thị khá cao.

Đáp án: B

Tỉ lệ dân thành thị nước ta chiếm khoảng 1/3 dân số cho thấy đô thị hóa chưa phát triển mạnh.

Câu 2: Vùng nào sau đây có số lượng đô thị nhiều nhất nước ta?

A. Trung du và miền núi Bắc Bộ.               

B. Bắc Trung Bộ.

C. Đồng bằng sông Hồng.                          

D. Đông Nam Bộ.

Đáp án: A

Trung du và miền núi Bắc Bộ là vùng có số lượng đô thị nhiều nhất nước ta

Câu 3: Đô thị nào sau đây được hình thành sớm nhất ở nước ta?

A. Cổ Loa.                

B. Thăng Long.         

C. Phú Xuân.            

D. Hội An.

Đáp án: A

Cổ Loa là đô thị được hình thành sớm nhất ở nước ta từ khoảng thế kỉ III TCN

Câu 4: Quá trình đô thị hóa ở nước ta giai đoạn 1954 - 1975 có đặc điểm nào sau đây?

A. miền Nam nhanh hơn miền Bắc.            

B. hai miền phát triển theo hai xu hướng khác nhau.

C. quá trình đô thị hóa bị chững lại do chiến tranh.  

D. phát triển rất mạnh ở cả hai miền.

Đáp án: B

Quá trình đô thị hóa ở nước ta giai đoạn 1954 - 1975 có đặc điểm hai miền phát triển theo hai xu hướng khác nhau

Câu 5: Nước ta có bao nhiêu thành phố trực thuộc Trung ương?

A. 5.                         

B. 6.                          

C. 7.                          

D. 8.

Đáp án: A

Nước ta có 5 thành phố trực thuộc Trung ương: Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh, Cần Thơ

Câu 6: Nhận xét nào sau đây đúng với đặc điểm đô thị hóa nước ta?

A. đô thị hóa nước ta diễn ra nhanh.          

B. phân bố đô thị không đều giữa các vùng.

C. trình độ đô thị hóa cao.                          

D. dân thành thị chiếm tỉ lệ cao trong số dân.

Đáp án: B

Nhận xét đúng với đặc điểm quá trình đô thị hoá ở nước ta là phân bố đô thị không đồng đều giữa các vùng: đô thị lớn thường phân bố ở các đồng bằng ven biển, các đô thị vừa và nhỏ phân bố rải rác

Câu 7: Đặc điểm nào sau đây không phải là biểu hiện của quá trình đô thị hóa?

A. tỉ lệ dân nông thôn có xu hướng tăng.    

B. dân cư thành thị có xu hướng tăng.

C. dân cư tập trung vào thành phố lớn.      

D. phổ biến rộng rãi lối sống thành thị.

Đáp án: A

Đặc điểm của đô thị hóa là:

- Dân cư đô thị có xu hướng tăng nhanh.

- Dân cư tập trung vào các thành phố lớn và cực lớn.

- Phổ biến rộng rãi lối sống thành thị.

Câu 8: Quá trình đô thị hoá diễn ra mạnh mẽ nhất ở nước ta trong thời kỳ nào sau đây?

A. Pháp thuộc.                                            

B. 1954 - 1975.         

C. 1975 - 1986.                                           

D. 1986 đến nay.

Đáp án: D

Quá trình đô thị hoá diễn ra mạnh mẽ nhất ở nước ta trong thời kỳ 1986 đến nay

Câu 9: Phát biểu nào sau đây không đúng với dân số nông thôn và dân số thành thị nước ta?

A. cả dân số thành thị và nông thôn đều tăng.

B. dân số thành thị nhiều hơn nông thôn.

C. dân số thành thị tăng nhanh hơn nông thôn.        

D. dân số nông thôn nhiều hơn thành thị.

Đáp án: B

Phát biểu không đúng với dân nông thôn và dân thành thị nước ta là dân thành thị đông hơn dân nông thôn. Vì hiện nay số dân nông thôn vẫn nhiều hơn số dân thành thị

Câu 10: Phát biểu nào sau đây đúng với đặc điểm đô thị hóa ở nước ta?

A. phân bố đô thị đều theo vùng.               

B. tỉ lệ dân thành thị tăng.

C. cơ sở hạ tầng đô thị hiện đại.                 

D. trình độ đô thị hóa cao.

Đáp án: B

    Đặc điểm đô thị hóa ở nước ta: Tỉ lệ dân thành thị đang tăng

Câu 11: Phát biểu nào sau đây đúng với đô thị hóa ở nước ta hiện nay?

A. tỉ lệ dân thành thị không thay đổi.         

B. số đô thị giống nhau ở các vùng.

C. số dân ở đô thị nhỏ hơn nông thôn.       

D. trình độ đô thị hóa còn rất thấp.

Đáp án: C

Đặc điểm đúng với đô thị hóa nước ta hiện nay là số dân đô thị (dân thành thị) nhỏ hơn số dân nông thôn. Năm 2007, số dân thành thị là 23,37 triệu người còn số dân nông thôn đạt 61,8 triệu người

Câu 12: Phát biểu nào sau đây không đúng về đô thị hóa ở nước ta?

A. tỉ lệ dân đô thị có xu hướng tăng.           

B. trình độ đô thị hóa chưa cao.

C. quá trình đô thị hóa diễn ra chậm.         

D. phân bố đô thị đồng đều cả nước.

Đáp án: D

Phân bố đô thị đồng đều cả nước là phát biểu không đúng về đô thị hóa ở nước ta

II. Thông hiểu

Câu 1: Quá trình đô thị hóa ở nước ta không có đặc điểm nào sau đây?

A. diễn ra chậm chạp với trình độ thấp.     

B. phân bố đô thị không đều giữa các vùng.

C. tỉ lệ dân thành thị thấp so với nhiều nước.  

D. phân loại đô thị dựa vào chức năng quản lý.

Đáp án: D

Quá trình đô thị hóa nước ta có 3 đặc điểm: diễn ra còn chậm, trình độ thấp; tỉ lệ dân thành thị tăng và phân bố các đô thị không đều. Nước ta chỉ có một số đô thị quy mô lớn như: Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Hải Phòng,…

Như vậy, phân loại đô thị dựa vào chức năng quản lý không chính xác.

Câu 2: Đô thị hoá ở nước ta không có đặc điểm nào sau đây?

A. tỷ lệ dân thành thị thấp.

B. diễn ra phức tạp và lâu dài.

C. diễn ra chậm chạp, trình độ thấp hơn so với thế giới.

D. lối sống thành thị phát triển chậm hơn tốc độ đô thị hoá.

Đáp án: D

Lối sống thành thị phát triển chậm hơn tốc độ đô thị hoá là đặc điểm không đúng về đô thị hoá ở nước ta.

Câu 3: Quá trình đô thị hóa làm nảy sinh hậu quả xã hội nào dưới đây?

A. tỉ lệ thiếu việc ở nông thôn cao.             

B. sự phân hóa giàu nghèo tăng lên.

C. sự phân bố dân cư không đều.               

D. trình độ đô thị hóa thấp.

Đáp án: B

 Thành thị phải chịu áp lực thất nghiệp, quá tải cho cơ sở hạ tầng, ô nhiễm môi trường sống, an ninh xã hội không đảm bảo, các tệ nạn xã hội ví dụ như thiếu việc làm sẽ nảy sinh ra nhiều vấn đề như nghèo đói lạc hậu, mù chữ, tệ nạn như trộm cắp,...

Câu 4: Tỉ lệ dân thành thị tăng nhanh trong những năm gần đây chủ yếu do

A. cơ sở hạ tầng đô thị phát triển.                   

B. quá trình công nghiệp hóa.

C. gia tăng dân số tự nhiên ở thành thị cao.    

D. di dân từ nông thôn ra thành thị.

Đáp án: B

Tỉ lệ dân thành thị nước ta tăng trong những năm gần chủ yếu là do quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa đã thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo nhiều việc làm và thu hút dân cư về các thành phố, đô thị. Bên cạnh đó, việc quy hoạch – mở rộng quy mô các thành phố, đô thị cũng khiến tỉ lệ dân thành thị ngày càng tăng lên. Tuy nhiên tỉ lệ dân thành thị nước ta vẫn còn thấp phản ánh quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa nền kinh tế diễn ra còn chậm và chưa đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong giai đoạn mới.

Câu 5: Để giảm thiểu ảnh hưởng tiêu cực của đô thị hóa, nước ta cần

A. giảm bớt tốc độ đô thị hóa.                    

B. hạn chế di dân ra thành thị.

C. mở rộng lối sống nông thôn.                  

D. gắn đô thị hóa với công nghiệp hóa.

Đáp án: D

Để giảm thiểu ảnh hưởng tiêu cực của đô thị hóa, nước ta cần gắn đô thị hóa với công nghiệp hóa vì đô thị hóa với công nghiệp hóa có mối quan hệ mật thiết với nhau. Một mặt, chính sự phát triển và phân bố công nghiệp là cơ sở quan trọng nhất để hình thành và phát triển đô thị. Mặt khác, hệ thống đô thị một khi được hình thành và có cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật phát triển sẽ trở thành nơi hấp dẫn các hoạt động sản xuất công nghiệp. Vì vậy nếu quá trình đô thị hóa không vững chắc, tức là không đi liền với công nghiệp hóa nó sẽ gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng về thiếu việc làm, nhà ở, cơ sở hạ tầng cũng như sự suy thoái môi trường sống và nhiều hiện tượng tiêu cực trong đời sống kinh tế – xã hội.

Câu 6: Biểu hiện nào sau đây chứng tỏ trình độ đô thị hóa của nước ta còn thấp?

A. địa giới các đô thị được mở rộng.           

B. mức sống dân cư được cải thiện.

C. xuất hiện nhiều đô thị mới.                    

D. cơ sở hạ tầng còn lạc hậu.

Đáp án: D

Biểu hiện chứng tỏ trình độ đô thị hóa ở nước ta còn thấp là hệ thống giao thông, điện, nước, các công trình phúc lợi xã hội vẫn còn ở mức thấp so với các nước trong khu vực và thế giới

Câu 7: Tác động lớn nhất của quá trình đô thị hóa tới sự phát triển kinh tế nước ta là

A. tăng thu nhập cho người dân.                

B. làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

C. tạo việc làm cho người lao động.            

D. gây sức ép đến môi trường đô thị.

Đáp án: B

Tác động lớn nhất của quá trình đô thị hóa tới nền kinh tế nước ta là: thúc đẩy tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Câu 8: Thời Pháp thuộc, đô thị hóa không có đặc điểm nào sau đây?

A. đô thị không có cơ sở để mở rộng.         

B. tỉnh, huyện thường được chia với quy mô nhỏ.

C. chức năng chủ yếu là hành chính và quân sự.       

D. đô thị hóa gắn với công nghiệp hóa.

Đáp án: D

Thời Pháp thuộc, đô thị nước ta chưa phát triển, nền kinh tế còn lạc hậu, đô thị hóa chưa gắn với công nghiệp hóa.

Câu 9: Điểm khác nhau của quá trình đô thị hóa giai đoạn 1975 đến nay so với giai đoạn 1954 - 1975 là

A. đô thị hóa diễn ra chậm.                        

B. có chuyển biến khá tích cực.

C. không có sự thay đổi nhiều.                   

D. trình độ đô thị hóa thấp.

Đáp án: B

Điểm khác nhau của quá trình đô thị hóa giai đoạn 1975 đến nay so với giai đoạn 1954 - 1975 là có chuyển biến khá tích cực

Câu 10: Tác động của đô thị hoá đến phát triển kinh tế của nước ta không thể hiện ở việc

A. giải quyết tình trạng thất nghiệp cho người lao động.

B. tăng cường cơ sở vật chất kĩ thuật

C. tạo ra sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.     

D. thúc đẩy công nghiệp và dịch vụ phát triển.

Đáp án: A

Tác động của đô thị hoá đến phát triển kinh tế của nước ta

- Tác động mạnh đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

- Ảnh hưởng rất lớn đến phát triển kinh tế - xã hội của phương, các vùng.

- Tạo động lực cho sự tăng trưởng và phát triển kinh tế.

Như vậy, đáp án giải quyết tình trạng thất nghiệp cho người lao động là không chính xác.

Câu 11: Tỉ lệ dân thành thị tăng nhanh trong những năm gần đây do

A. kết quả của việc di dân tự do từ nông thôn ra thành thị.

B. tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên ở thành thị cao hơn nông thôn.

C. sự dịch chuyển cơ cấu kinh tế và quy hoạch, mở rộng đô thị.

D. cơ sở hạ tầng đô thị phát triển cao so với khu vực và thế giới.

Đáp án: C

Tỉ lệ dân thành thị tăng nhanh trong những năm gần đây do sự dịch chuyển cơ cấu kinh tế và quy hoạch, mở rộng đô thị.

Câu 12: Số dân thành thị và tỉ lệ dân thành thị ở nước ta trong những năm qua thay đổi theo hướng

A. số dân thành thị và tỉ lệ dân thành thị đều tăng.

B. số dân thành thị và tỉ lệ dân thành thị đều giảm.

C. số dân thành thị tăng nhưng tỉ lệ dân thành thị giảm.

D. số dân thành thị giảm nhưng tỉ lệ dân thành thị vẫn tăng.

Đáp án: A

Số dân thành thị và tỉ lệ dân thành thị ở nước ta trong những năm qua thay đổi theo hướng

III. Vận dụng

Câu 1: Tác động tích cực của đô thị hóa đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nước ta là

A. ở nước ta có tỉ lệ dân thành thị tăng.

B. các đô thị ở nước ta có qui mô không lớn.

C. các đô thị nước ta tập trung chủ yếu ở đồng bằng.

D. thúc đẩy công nghiệp và dịch vụ phát triển.

Đáp án: D

Tác động của đô thị hoá đến phát triển kinh tế của nước ta

- Tác động mạnh đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

- Ảnh hưởng rất lớn đến phát triển kinh tế - xã hội của phương, các vùng.

- Tạo động lực cho sự tăng trưởng và phát triển kinh tế.

Như vậy, đáp án thúc đẩy công nghiệp và dịch vụ phát triển là chính xác

Câu 2: Biểu hiện nào sau đây cho thấy trình độ đô thị hoá ở nước ta còn thấp?

A. cả nước chỉ có 2 đô thị loại đặc biệt.

B. không có 1 đô thị nào có trên 10 triệu dân.

C. dân thành thị mới chỉ chiếm có khoảng 27% dân số.

D. quá trình đô thị hoá không đều giữa các vùng.

Đáp án: C

Dân số thành thị chỉ chiếm 27% dân số cả nước. Biểu hiện này cho thấy trình độ đô thị hóa của nước ta còn thấp, đồng thời phản ánh sự phát triển công nghiệp, dịch vụ còn yếu.

Câu 3: Phần lớn dân cư nước ta hiện sống ở nông thôn do

A. quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa diễn ra chậm.

B. có sự di dân từ thành thị về nông thôn.

C. nông nghiệp là ngành kinh tế phát triển nhất.

D. điều kiện sống ở nông thôn cao hơn thành thị.

Đáp án: A

Phần lớn dân cư nước ta hiện nay sống ở nông thôn do kinh tế nước ta vẫn phụ thuộc nhiều vào nông nghiệp, dân cư làm nông nghiệp còn chiếm phần đông dân số

Câu 4: Phát biểu nào sau đây không đúng với ảnh hưởng của đô thị hóa đến phát triển kinh tế - xã hội nước ta?

A. tác động mạnh tới quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

B. sử dụng hạn chế những lao động có chuyên môn kĩ thuật.

C. có khả năng tạo ra việc làm và thu nhập cho lao động.

D. ảnh hưởng rất lớn đến phát triển kinh tế của địa phương.

Đáp án: B

Tác động của đô thị hoá đến phát triển kinh tế của nước ta

- Tác động mạnh đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

- Ảnh hưởng rất lớn đến phát triển kinh tế - xã hội của phương, các vùng.

- Tạo động lực cho sự tăng trưởng và phát triển kinh tế.

Như vậy, tác động sử dụng hạn chế những lao động có chuyên môn kĩ thuật là không chính xác.

Câu 5: Khả năng đầu tư phát triển kinh tế của các đô thị nước ta còn hạn chế là do

A. phân bố tản mạn về không gian địa lí.   

B. phân bố không đồng đều giữa các vùng.

C. có quy mô, diện tích và dân số không lớn. 

D. nếp sống xen lẫn giữa thành thị và nông thôn.

Đáp án: D

Vì hiện giờ có nhiều người từ nông thôn lên sống tại đô thị để làm việc, tăng thu nhập nên họ sẽ sống theo phong cách của nông thôn, nên nếp sống của họ sẽ khác hẳn với nếp sống thành thị.

Câu 6: Phát biểu nào sau đây không đúng với các thành phố và thị xã ở nước ta?

A. là thị trường tiêu thụ sản phẩm hàng hóa lớn, đa dạng.

B. tạo ra động lực cho sự tăng trưởng, phát triển kinh tế.

C. là nơi sử dụng nhiều lao động có chuyên môn kĩ thuật.

D. cơ sở vật chất kĩ thuật hiện đại, có sức hút vốn đầu tư.

Đáp án: D

Có cơ sở vật chất kĩ thuật hiện đại, không có sức hút đối với đầu tư nước ngoài là phát biểu không đúng khi nói về các thành phố, thị xã ở nước ta hiện nay.

Các câu hỏi trắc nghiệm Địa lí lớp 12 có đáp án, chọn lọc khác:

Trắc nghiệm Bài 20: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế có đáp án

Trắc nghiệm Bài 21: Đặc điểm nền nông nghiệp nước ta có đáp án 

Trắc nghiệm Bài 22: Vấn đề phát triển nông nghiệp có đáp án

Trắc nghiệm Bài 24: Vấn đề phát triển ngành thủy sản và lâm nghiệp có đáp án

Trắc nghiệm Bài 25: Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp có đáp án