So sánh hiệu năng 980ti vs rx580 năm 2024

Với việc mua lại ATI vào năm 2006, “đội đỏ” đã và luôn là đối trọng trực tiếp trên thị trường GPU tiêu dùng của Nvidia. Về cơ bản thì ngần ấy năm họ vẫn ra mắt được những sản phẩm ấn tượng và tuyệt vời, được nhiều người yêu mến: Radeon 9700 Pro, HD 4870, 5970, 7970, RX 480 hay gần đây là RX 6800 XT. Nhưng bên cạnh đó, thỉnh thoảng vẫn có những quả bom xịt đúng nghĩa đen, tới mức đôi khi có người tự đặt ra câu hỏi vì sao các kỹ sư và những chuyên gia marketing của AMD lại có thể để những sản phẩm như vậy được bán ra thị trường.

Dưới đây là 6 cái tên như vậy.

Radeon 8500 - Thua cuộc vì driver quá dở

ATI trước khi bị AMD mua lại cũng đã kịp trở thành một thế lực trong ngành chip xử lý đồ họa tiêu dùng, và là cái tên duy nhất có thể cạnh tranh được với Nvidia, sau khi “đội xanh” trở thành cái tên dẫn đầu thị trường. Và đến năm 2001, rất nhiều người háo hức chờ xem Radeon 8000 của ATI làm được gì. Nhiều người thậm chí kỳ vọng Radeon 8500 sẽ đánh bại được flagship của Nvidia khi ấy là GeForce 3 Ti 500 ở nhiều bài thử nghiệm, và ở mức giá 299 USD, Radeon 8500 rẻ hơn Ti 500 những 50 USD. Rốt cuộc chuyện gì đã xảy ra?

Hóa ra, phần cứng ngon không giải quyết được tất cả mọi vấn đề. Trong những bài benchmark thực tế, 8500 thua Ti 500 rất xa, và thậm chí đôi lúc hiệu năng chỉ bằng một nửa. Trên giấy tờ, Radeon 8500 thừa sức đánh bại Ti 500, dù chênh lệch không lớn. Mọi người chưng hửng vì Radeon 8500 hóa ra không phải mẫu flagship họ kỳ vọng. Anandtech lúc ấy còn nói với hiệu năng như vậy, Radeon 8500 chỉ bằng cỡ GeForce3 Ti 200, mẫu card đồ họa giá 200 USD của Nvidia.

So sánh hiệu năng 980ti vs rx580 năm 2024

Sau cùng thì driver được viết quá tệ đã tự phá hỏng nỗ lực đánh bại Nvidia của ATI. Trong những thử nghiệm như 3DMark 2001, Radeon 8500 đúng là ngon hơn GeForce3 Ti 500 thật. Nhưng đến khi chơi điện tử, tốc độ khung hình thua rất xa. Lại nói chuyện giá như, nếu 8500 có phần mềm quản lý tối ưu tốt hơn cho game, thì ATI lúc ấy sẽ có một sản phẩm cạnh tranh được với card đồ họa cao cấp nhất của Nvidia. Tình hình tệ đến nỗi ATI phải hứa hẹn sẽ ra mắt driver mới 2 tuần một lần. Thế nhưng kể cả điều đó cũng không giúp 8500 trở thành đối thủ thực sự của GeForce3 Ti 500.

Cái thực tế nói rằng 8500 thực sự có tiềm năng đã khiến sự ra mắt của mẫu card này trở thành niềm đau của nhiều fanboy AMD. Mà thực tế sau này cũng chẳng thiếu những sản phẩm với driver nhiều lỗi, dẫn tới những mệt mỏi trong quá trình sử dụng, lấy ví dụ RX 5000 series chẳng hạn. Mà ngay sau đó, thế hệ card đồ họa Radeon 9000 lại giúp ATI vượt lên dẫn trước Nvidia, nên có thể tạm cho 8500 vào quá khứ.

Radeon R9 390X - Lò sưởi chơi được game

Tua nhanh cỡ 1 thập kỷ sau sự ra mắt của Radeon 8500, vì nói thật, trong khoảng thời gian chục năm sau đó, ATI và sau này là AMD không ra mắt sản phẩm nào tệ cả. Hãn hữu lắm thì mới có những thế hệ không đạt được hiệu năng như kỳ vọng, ví dụ HD 3000 và HD 6000. Và tới năm 2013, R9 290X tạo ra những đánh giá thực sự ấn tượng, quét sạch mọi sản phẩm khác của Nvidia. Đáng tiếc là những năm sau đó, AMD không giữ được phong độ.

So sánh hiệu năng 980ti vs rx580 năm 2024

Lý do cũng dễ hiểu. Khi ấy AMD bị mắc kẹt với tiến trình 28nm TSMC. Vì thế họ cũng không có lựa chọn nào khác ngoài việc lấy thiết kế cũ tạo ra GPU mới. Vậy là chúng ta có Radeon 300 series. R9 390X về cơ bản chính là R9 290X đổi tên, ra mắt năm 2015. Năm 2013, R9 290X rất ngon. Nhưng hai năm sau đó mọi chuyện đã khác. 390X gần như chẳng thể đuổi kịp hiệu năng của GTX 980 khi chơi game ở độ phân giải trên 1080p. Và Nvidia còn chơi lớn hơn khi ra mắt GTX 980 Ti, mạnh hơn tới 30%.

R9 390X còn là cái giếng nuốt điện nữa. Hồi đó TechPowerUp đánh giá, nói rằng 390X ngốn 344 watt điện khi chơi game, tức là gấp đôi GTX 980, và cao hơn R9 290X cỡ 100W. Chỉ đơn giản dùng máy tính với nhiều màn hình hoặc coi phim bằng đĩa Bluray cũng khiến GPU này ngốn 100W điện rồi. Ấy là chưa kể nó nóng, và ồn nữa.

Radeon R9 Fury X - Có phải là “yếu hơn Titan X chỉ một xíu”?

R9 Fury X trang chip GPU flagship mới hoàn toàn chứ không phải “đổi tên” như R9 390X. GPU tên mã Fiji ấy được phát triển từ phiên bản mới nhất của kiến trúc GCN, trang bị 4GB bộ nhớ HBM băng thông cao. Thậm chí R9 Fury X còn có cả tản nhiệt nước, thứ mà các kỹ sư AMD gọi là “ước mơ của dân ép xung.” Năm 2015, AMD đã cố hết sức để đánh bại Nvidia. Đáng tiếc là mọi chuyện không như mơ.

Với R9 Fury X, AMD tìm cách đánh bại con quái vật của Nvidia thời điểm ấy, GTX Titan X, cỗ máy xử lý đồ họa giá 999 USD. Và Nvidia lúc đấy không chỉ có mỗi Titan X. Họ còn có cả GTX 980 Ti nữa. Giá của nó cũng là 649 USD như R9 Fury X, nhưng có tận 6GB VRAM, tốn ít điện hơn, và hiệu năng thì tiệm cận Titan X. Thế là mọi nỗ lực của AMD coi như đổ sông đổ bể, từ thiết kế nguyên một kiến trúc mới, ứng dụng RAM HBM và cả tản nhiệt nước. R9 Fury X gần như không có cách nào chạm được vào vị thế của GTX 980 Ti, còn Nvidia thì không cần phải làm gì cả.

So sánh hiệu năng 980ti vs rx580 năm 2024

Nói theo cách của Anandtech có lẽ đã mô tả hoàn hảo nhất tình hình khi ấy: “Thực tế hiệu năng R9 Fury X quá gần, để rồi bị Nvidia vượt qua chỉ khiến tình hình trở nên đau khổ hơn với AMD. Nhìn khả năng vận hành của mẫu card AMD chỉ thua sút đúng một chút so với đối thủ, chúng ta mới thấy tiếc vì AMD chỉ thiếu chút nữa thôi là lật được Nvidia.”

Bản thân tuyên bố “ước mơ của dân OC” cũng gây tranh cãi. Không có cách nào đẩy điện áp lên lúc ép xung, còn xung nhịp của bộ nhớ HBM thì bị khóa hoàn toàn. Anandtech đã thành công trong việc kéo xung GPU lên 1125 MHz, tức là cao hơn xung gốc 7%. Con số này của những card đồ họa GTX 900 là cỡ 20%, đôi khi trúng “xổ số silicon” thì kiếm được chiếc card ép xung lên tận 30%.

R9 Fury X không phải sản phẩm tệ theo kiểu của R9 390X. Nó tệ vì AMD đặt quá nhiều kỳ vọng vào sản phẩm nhưng không có mục tiêu nào trở thành hiện thực.

Radeon RX 590 - Bài cũ soạn lại

Tua tiếp 3 năm kể từ khi R9 Fury X ra mắt. Mọi thứ lại trở nên ổn với AMD, dù ngôi vương hiệu năng xử lý đồ họa chẳng bao giờ thuộc về họ. Chí ít thì năm 2017, những GPU RX Vega ra mắt đã giúp AMD cạnh tranh trực tiếp được với GTX 1080 của Nvidia. Ban đầu AMD muốn tạo ra nhiều phiên bản RX Vega cho cộng đồng người dùng tầm trung và bình dân, nhưng điều đó không trở thành hiện thực. Thay vào đó, AMD quyết định đổi tên RX 400 thành RX 500, hơi thất vọng nhưng không phải quá tồi, và may cho họ là Nvidia cũng không ra mắt GPU nào mới trong năm 2017.

Đến cuối năm 2018, RTX 20 của Nvidia ra mắt, nhưng cơn sốt tiền số ít lâu trước đó đã khiến thị trường tràn ngập với GTX 1060 và 1080, nên nhu cầu thị trường cũng chẳng cao, nói thẳng ra là ế. Dù RTX 2080 Ti mạnh hơn hẳn so với GTX 1080 Ti và RX Vega 64, mức giá của nó cũng khiến nhiều anh em e dè. Bản thân AMD không cần ra mắt GPU mới để chiếm vị thế, nhất là một sản phẩm tầm trung, khi RTX 3060 và GTX 1660 Ti chỉ vài tháng sau là ra mắt. Ấy vậy mà AMD lại quyết định ra mắt RX 590, lần thứ hai đổi tên RX 400 series.

So sánh hiệu năng 980ti vs rx580 năm 2024

Cơ bản, lý do AMD không muốn bỏ ngỏ khoảng hiệu năng chênh lệch giữa RX 580 và RX Vega 56, vì thế RX 590 ra mắt để lấp chỗ trống. Sẽ không có chuyện gì đáng nói, nhưng RX 590 đơn giản chỉ là RX 580 với GPU được ép xung. Mà RX 580 lại là RX 480 ép xung. Hệ quả là hai lần kéo xung nhịp lên không khiến RX 590 trở thành một món linh kiện đáng sở hữu.

Xung nhịp cao hơn cũng đồng nghĩa với việc card ăn nhiều điện hơn. Hệ quả là RX 590 ngồn 225W điện, cao hơn RX 480 những 75W. Vấn đề là sản phẩm mạnh hơn, RX Vega 56 cũng chỉ tiêu thụ 210W. Cho nên dù có nóng và ồn, thì RX Vega vẫn cứ ổn hơn RX 590.

Radeon VII - Cái này không dành cho người tiêu dùng

RX 590 là giải pháp cho một vấn đề không tồn tại. Nhưng vấn đề khác của AMD là RTX 2080, một sản phẩm mạnh hơn bất kỳ card đồ họa nào AMD có vào thời điểm ấy. Vậy là chúng ta có Radeon VII, card đồ họa có khi nhiều anh em đã quên rằng nó tồn tại.

Nói Radeon VII mới cũng không đúng lắm, vì để tạo ra sản phẩm này, AMD đã lấy GPU phục vụ cho hệ thống trung tâm dữ liệu, Radeon Instinct MI50, cắt bớt cấu hình để hợp với nhu cầu chơi game. VRAM bị cắt một nửa, từ 32 xuống còn 16GB, hạ hiệu năng xử lý FP64, vốn có lợi cho những tác vụ nghiên cứu khoa học, rồi hạ chuẩn kết nối từ PCIe 4.0 xuống 3.0.

So sánh hiệu năng 980ti vs rx580 năm 2024

Ở phía bên kia chiến tuyến, RTX 2080 dù có khả năng xử lý ray tracing thời gian thực và hỗ trợ nâng cấp hình ảnh thông qua nhân xử lý deep learning, cả hai công nghệ này khi ấy vẫn còn rất mới, chưa thực sự hoàn thiện như ngày hôm nay. Vậy nên AMD nghĩ rằng sức mạnh xử lý đồ họa thô là đủ để Radeon VII cạnh tranh được với RTX 2080.

Dù đội đỏ nói rằng Radeon VII có thể cạnh tranh trực tiếp với RTX 2080 (dẫn đến hệ quả họ bán card với giá 699 USD), những bài đánh giá lại chứng minh điều ngược lại. Thử nghiệm cho thấy ở độ phân giải 1440p, Radeon VII thua RTX 2080 cỡ 4%. Thậm chí nó còn chẳng vượt quá xa mẫu card 3 năm tuổi, GTX 1080 Ti. Radeon VII chỉ đạt được hiệu năng cỡ đó, bất chấp việc ứng dụng tiến trình gia công chip 7nm, và băng thông bộ nhớ cao hơn. Tính ra, Radeon VII cũng mạnh hơn Vega 64 khoảng 20% ở cùng mức điện áp tiêu thụ. Nhưng điều đó là không đủ để người tiêu dùng lựa chọn.

Tệ hơn, Radeon VII còn bị AMD bán lỗ, vì hồi 2018, chi phí sản xuất chip 7nm và việc ứng dụng bộ nhớ HBM không hề rẻ. Công nghệ đỉnh, tiêu thụ điện ổn, nhưng không kiếm ra được lợi nhuận là cơn ác mộng của những kế toán ở AMD. Đấy là chưa nói đến chuyện chỉ vài tháng sauy, RX 5700 XT ra mắt, với hiệu năng đạt cỡ 90% Radeon VII, với cái giá chỉ bằng một nửa. Tự nhiên Radeon VII trở thành sản phẩm bị lãng quên.

Rốt cuộc, sự hiện diện của Radeon VII gây khó hiểu hệt như chính cái tên gọi của nó vậy. AMD đáng lẽ chỉ cần chờ vài tháng nữa để ra mắt thế hệ card kiến trúc RDNA đầu tiên.

Radeon RX 6500 XT - Nỗ lực “chống đào coin” phản tác dụng

Mấy năm gần đây “card rẻ” càng lúc càng hiếm, và hiệu năng của chúng cũng chẳng mạnh hơn những sản phẩm ra mắt năm 2016, 2017 là bao. Mọi chuyện trở nên tồi tệ hơn khi cơn sốt tiền ảo diễn ra từ cuối 2020 tới đầu 2022, khiến GPU càng lúc càng khan hiếm. Hẳn là nhiều anh em sẽ muốn một sản phẩm có giá dưới 300 USD, đủ chơi điện tử là ổn, không cần quá mạnh.

Hệ quả là đến đầu năm 2022, AMD ra mắt RX 6500 XT, card đồ họa bình dân mới của họ, bán giá 199 USD, và RX 6400 giá 159 USD. Mức giá này thực sự khiến nhiều người nghĩ tới RX 480 và 470 nhiều năm trước. Và thậm chí hiệu năng của RX 6400 và 6500 XT cũng chẳng khác gì RX 470 và 480, thậm chí y xì.

So sánh hiệu năng 980ti vs rx580 năm 2024

Hiệu năng của RX 6500 XT còn thua cả RX 5500 XT của thế hệ trước, cũng như GTX 1650 Super, và thậm chí là cả RX 590 nữa. Nói cách khác, card đồ họa ra mắt năm 2022 thua cả một sản phẩm ra mắt 6 năm về trước.

Hóa ra, 6500 XT và 6400 ban đầu là giải pháp GPU cho laptop, được AMD hàn vào PCB rồi lắp tản nhiệt lên để trang bị cho máy tính để bàn. Hệ quả là những GPU này chỉ có 4GB GDDR6, giới hạn kết nối PCIe x4, và chỉ xuất được hình ảnh ra tối đa 2 màn hình. Hai GPU này cơ bản là tiết kiệm điện. Nhưng anh em chơi game có ai quan tâm tới chuyện đó?

So sánh hiệu năng 980ti vs rx580 năm 2024

Tệ hơn, cả RX 6500 XT lẫn RX 6400 đều không được đặt vào đúng vị trí và thời điểm phù hợp trên thị trường. Nếu dùng bo mạch chủ có khe PCIe 4.0, hiệu năng không tệ. Nhưng nếu dùng với bo mạch chủ chỉ có PCIe 3.0, hiệu năng lại giảm rõ rệt. Bỗng nhiên một sản phẩm bình dân lại không hề phù hợp với số đông, vì hầu hết đều đang dùng máy tính cũ và muốn nâng cấp. Hài hước là ở chỗ, những CPU Ryzen 5000 tầm trung và bình dân lại bị chính AMD vô hiệu hóa cầu nối PCIe 4.0, vì bo mạch chủ giá rẻ không có kết nối này, thế là tự tay bóp hiệu năng của RX 6500 XT.

Giữa RX 6500 XT và RX 6400, nếu chọn ra mẫu GPU nào tệ hơn, câu trả lời có thể là RX 6500 XT. Nó không giải quyết được gì, khi những card đồ họa đời cũ cũng đã chạm đến ngưỡng giá của 6500 XT, đã vậy đôi khi hiệu năng còn ngon hơn. Còn RX 6400 chí ít còn có lợi cho anh em dựng case SFF vì nó mỏng, gọn gàng và tiết kiệm điện.