Tại sao Việt Nam là nước nhập siêu

Theo Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên, việc Việt Nam đã sớm kiểm soát được đại dịch COVID-19 cùng với đó là việc xác định đúng thời điểm để mở cửa nền kinh tế chính là 2 nguyên nhân cơ bản giúp Việt Nam đạt kỷ lục xuất nhập khẩu 620 tỷ USD.

Tại sao Việt Nam là nước nhập siêu

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên 

Tính đến ngày 21/10, kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam đã đạt 620 tỷ USD, đặc biệt, xuất siêu gần 8 tỷ USD, đây là một kỷ lục với 32 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, cao hơn so 2 mặt hàng so với cùng kỳ năm trước, tăng trưởng tập trung ở mặt hàng Việt Nam có thế mạnh và khai thác tốt các FTA như: Hàng dệt may (tăng 24%) và da giày (tăng 36%).

Để đạt được những kết quả tốt trong phục hồi kinh tế, khôi phục sản xuất, đẩy mạnh xuất khẩu thời gian qua theo Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên có 2 nguyên nhân cơ bản đó là việc Việt Nam đã sớm kiểm soát được đại dịch COVID-19 cùng với đó là việc xác định đúng thời điểm để mở cửa nền kinh tế.

Theo Bộ trưởng, Việt Nam đã có một hệ thống doanh nghiệp trong đó có doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp nội địa có năng lực sản xuất và năng lực xuất khẩu tốt, trong bối cảnh thế giới đứt gãy nguồn cung cả về nguyên liệu và sản xuất, gây ra thiếu hụt các loại hàng hóa, chúng ta đã mở cửa đúng lúc, thúc đẩy các doanh nghiệp phát triển, tìm kiếm thị trường mới.

“Chúng ta đã tranh thủ được thị trường thế giới khan hiếm về hàng hóa và tranh thủ cơ hội để đẩy mạnh xuất khẩu”, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đánh giá và cho biết: Theo thống kê 9 tháng năm 2022, xuất nhập khẩu của Việt Nam tiếp tục tăng cao so với cùng kỳ, đạt gần 558 tỷ USD.

Trong đó, xuất khẩu đạt 282,3 tỷ USD, tăng 17,2%, gấp 2 lần so với mục tiêu của ngành (mục tiêu cả năm xuất khẩu tăng khoảng 8%). Cán cân thương mại tiếp tục duy trì xuất siêu 6,76 tỷ USD (cùng kỳ nhập siêu 3,44 tỷ USD), góp phần làm tích cực cho cán cân thanh toán, ổn định tỷ giá và ổn định các chỉ số kinh tế vĩ mô khác của nền kinh tế.

Mặc dù 10 ngày nữa mới hết tháng, đến ngày hôm qua, theo số liệu ước, kim ngạch hai chiều đã đạt khoảng 620 tỷ USD. “Như vậy chỉ còn thiếu hơn 40 tỷ USD nữa là bằng số của năm 2021 và đến giờ này chúng ta xuất siêu gần 8 tỷ USD, đây là một kỷ lục”- Bộ trưởng chia sẻ tại phiên thảo luận ở tổ về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022 sáng 22/10.

Theo Bộ trưởng, hiện Việt Nam có 32 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, cao hơn so 2 mặt hàng so với cùng kỳ năm trước, đặc biệt, tăng trưởng tập trung ở mặt hàng Việt Nam ta có thế mạnh và khai thác tốt các FTA như: Hàng dệt may (tăng 24%) và da giày (tăng 36%).

Bên cạnh đó, những mặt hàng tranh thủ được giá cao để đẩy mạnh xuất khẩu như: hóa chất, sản phẩm chất dẻo, phân bón, thép...Các doanh nghiệp đang khai thác rất hiệu quả lợi thế từ các FTA để đẩy mạnh xuất khẩu; Thị trường truyền thống được khai thác triệt để, mở thêm các thị trường mới.

Mặc dù đạt được kết quả tích cực, tuy nhiên, theo Bộ trưởng, xuất khẩu tăng trưởng cao nhưng chưa thật sự bền vững do còn thiếu sự cân đối về cơ cấu thị trường xuất khẩu, cơ cấu hàng hoá xuất khẩu và cơ cấu chủ thể xuất khẩu. Cụ thể, xuất khẩu vẫn phụ thuộc vào khu vực FDI (chiếm hơn 74%), tốc độ đa dạng hoá thị trường ở một số sản phẩm (như rau quả) còn chậm nên chưa có khả năng đáp ứng các yêu cầu về tiêu chuẩn, chất lượng của các thị trường và các ưu đãi thuế quan từ các FTA đã ký kết.

“Xuất nhập khẩu còn phụ thuộc một số thị trường lớn, tiềm ẩn rủi ro, năng lực xuất khẩu của các doanh nghiệp 100% vốn Việt Nam, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa còn chưa cao”, Bộ trưởng nêu rõ.

Theo đó, Bộ trưởng đưa ra giải pháp: cần tiếp tục đẩy mạnh xuất khẩu, tăng cường quản lý nhập khẩu phù hợp, bảo đảm cán cân thương mại hài hòa, bền vững; thúc đẩy xuất khẩu chính ngạch gắn với tái cơ cấu ngành hàng và xây dựng thương hiệu. Nhất là các tỉnh Nam Bộ, Trung Bộ đối với sản phẩm nông sản phải tìm hiểu, đáp ứng được yêu cầu tại các thị trường, hướng tới xuất khẩu chính ngạch. 

“Nếu xuất khẩu chính ngạch thì trong mọi tình huống không bao giờ chúng ta bị thiệt hại. Đồng thời, tập trung đẩy mạnh khai thác các hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam đã ký kết, phát huy tốt vai trò hệ thống cơ quan thương vụ nước ngoài, cảnh báo sớm nguy cơ các vụ kiện phòng vệ thương mại để các doanh nghiệp có thông tin xây dựng kế hoạch sản xuất, xuất khẩu có hiệu quả”, Bộ trưởng nhấn mạnh.

Đối với lĩnh vực công nghiệp, Bộ trưởng nhìn nhận, giá trị tăng thêm của ngành công nghiệp đã tăng được 9,63%, cao hơn so với mức tăng chung của toàn nền kinh tế (tăng 8,83%) và tăng cao hơn so với mức tăng của cùng kỳ năm trước (9 tháng/2021 tăng 4,45%). Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 10,69%, đóng góp 2,74 điểm phần trăm vào tốc độ tăng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế.

Đáng chú ý, quy mô sản xuất công nghiệp tiếp tục được mở rộng với chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) 9 tháng tăng 9,6% so với cùng kỳ năm trước (9 tháng/2021 tăng 3,9%). Tăng trưởng cao ở 2 nhóm: Nhóm ngành công nghiệp chế biến chế tạo với tốc độ tăng 10,4% và Nhóm sản xuất và phân phối điện tăng 7,5%.

Bộ trưởng cũng chỉ ra mặt được của các ngành sản xuất đã bước vào giai đoạn phục hồi tích cực, cơ bản nối lại được các chuỗi cung ứng, cả sản lượng và số lượng đơn hàng mới đều tăng, sản xuất đáp ứng nhu cầu của thị trường nội địa và xuất khẩu. Chỉ số sản xuất công nghiệp tăng ở 61/63 địa phương. Cơ bản đảm bảo đủ điện, xăng dầu, nguyên vật liệu cho sản xuất, tiêu dùng, sinh hoạt.

Dù đạt được các kết quả khả quan, song theo Bộ trưởng, sản xuất công nghiệp vẫn chưa lấy lại được đà tăng trưởng như trước dịch bệnh ở một số địa phương trọng điểm và một số ngành hàng công nghiệp chế biến, chế tạo; ngành khai khoáng và ngành sản xuất, phân phối điện tăng chưa cao; các doanh nghiệp nhỏ và vừa gặp khó khăn trong hồi phục sản xuất; năng lực sản xuất công nghiệp chậm được cải thiện, đặc biệt là trong các ngành công nghiệp nền tảng, then chốt; mức độ liên kết và tham gia chuỗi giá trị của doanh nghiệp trong nước với các doanh nghiệp FDI diễn ra còn chậm.

Do vậy, theo Bộ trưởng, thời gian tới cần tiếp tục tập trung tháo gỡ khó khăn, đẩy mạnh sản xuất công nghiệp, khôi phục sản xuất kinh doanh để đưa các dự án công nghiệp lớn có vai trò quan trọng đi vào vận hành nhằm tăng năng lực sản xuất. Đồng thời tổ chức kết nối cho các doanh nghiệp trong tìm kiếm nguyên vật liệu phù hợp, tham gia vào chuỗi giá trị của các doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp lớn toàn cầu.

9 tháng đầu năm 2022, xuất nhập khẩu của Việt Nam tiếp tục tăng cao so với cùng kỳ, đạt gần 558 tỷ USD. Trong đó, xuất khẩu đạt 282,3 tỷ USD, tăng 17,2%, gấp 2 lần so với mục tiêu của ngành (mục tiêu cả năm xuất khẩu tăng khoảng 8%).

Cán cân thương mại tiếp tục duy trì xuất siêu 6,76 tỷ USD (cùng kỳ nhập siêu 3,44 tỷ USD), góp phần tích cực cho cán cân thanh toán, ổn định tỷ giá và ổn định các chỉ số kinh tế vĩ mô khác của nền kinh tế.

(Nguồn: Công Thương)

Cuối năm 2015, Việt Nam chính thức hội nhập hoàn toàn và đầy đủ vào các cơ chế của Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC). Đây là cơ hội to lớn cho xuất khẩu hàng của Việt Nam vào thị trường này kể từ khi AEC được thiết lập kể từ năm 2010. Tuy nhiên, liên tục 4 năm từ năm 2010 cho đến nay, Việt Nam nhập siêu từ các nước ASEAN.

Liên tiếp nhập siêu

Về xuất khẩu, các doanh nghiệp Việt Nam dường như chưa mặn mà với thị trường này. Qua kim ngạch 4 năm qua, ASEAN luôn chỉ xếp thứ 3 về giá trị xuất khẩu, đứng sau Mỹ và EU, trong khi đó dân số của ASEAN đông gần gấp đôi Mỹ (318 triệu người, thống kê tháng 7/2014) và hơn 100 triệu người so với 17 nền kinh tế của Liên minh Châu Âu (EU) cộng lại (505 triệu người năm 2013).

Bên cạnh đó, Việt Nam còn gần gũi về địa lý, được hưởng các chính sách miễn thuế xuất khẩu vào 6 nước phát triển hơn và đặc biệt là quy mô dân đông, tỷ lệ tiêu dùng của các quốc ASEAN được đánh giá cao hàng bậc nhất khu vực.

Tại sao Việt Nam là nước nhập siêu

Trái ngược với vị trí thứ 3 về xuất khẩu, thì trong 4 năm ASEAN luôn là thị trường nhập khẩu thứ 2 của Việt Nam, chỉ sau Trung Quốc. Các mặt hàng mà Việt Nam nhập khẩu của các nước ASEAN tập trung chủ yếu là cơ khí, máy móc, thiết bị và thực phẩm. Các quốc gia mà Việt Nam luôn thâm hụt cán cân thương mại (nhập siêu) là Thái Lan và Singapore.

Với việc nhập siêu liên tiếp nhiều năm, thì rất có thể sau khi gia nhập đầy đủ, chúng ta sẽ khó đạt được những kỳ vọng biến ASEAN thành một trong những thị trường xuất khẩu chính được.

TS. Lê Đăng Doanh, nguyên Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM) đánh giá: "Việt nam và 3 nước khác gia nhập toàn diện Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) vào năm 2015 nhưng trước đó năm 2010, 6 nước phát triển đã hiện thực hóa một số điều khoản của AEC rồi.

Chúng ta xuất phát chậm hơn họ 5 năm, trong khi cộng đồng doanh nghiệp có đến hơn 60% chưa quan tâm đến AEC; đi sau nhưng tốc độ hội nhập chậm, khả năng nắm bắt thời cơ kém, bị động sẽ khiến doanh nghiệp Việt Nam yếu thế trước sự chủ động của các tập đoàn, doanh nghiệp lớn của ASEAN.

Dễ người nhưng khó ta

Cũng tập trung lý giải nguyên nhân có lợi thế nhưng doanh nghiệp Việt Nam chưa tận dụng được, các chuyên gia, doanh nghiệp chỉ ra những tồn tại như: thị trường bị xé lẻ bởi chênh lệch thu nhập, đặc tính thương mại khác biệt; các mặt hàng xuất khẩu có thế mạnh các quốc gia xung đột nhau; những bất lợi của nước đi sau, doanh nghiệp đi sau…

Theo chuyên gia Kinh tế Phạm Chi Lan, dù các yêu cầu hàng rào kỹ thuật, vệ sinh an toàn không khắt khe như thị trường lớn nhưng có lợi cho ta cũng có lợi cho nhiều nhà xuất khẩu khác, nhất là khi ASEAN ký kết nhiều hiệp định tự do song phương với nhiều đối tác ngoài khu vực. Cạnh tranh sẽ ngày càng khốc liệt, cơ hội và lợi thế đang chia đều cho các đối tác khác nhau.

Hiện mặt hàng thế mạnh nhất của Việt Nam xuất sang các nước ASEAN là gạo, thủy sản và 1 số sản phẩm cây công nghiệp như: cà phê, cao su, hồ tiêu, điều. Tuy nhiên, hiện hàng điện tử tiêu dùng của Thái Lan, Malaysia, Indonesia đang xấm lấn khá mạnh thị trường Việt với những tên tuổi nhưu: Toshiba, Hitachi, Sharp, LG… với mức giá rẻ hơn từ 5% - 10% giá mặt hàng cùng loại liên doanh trong nước.

Mặc dù dân số đông, tiêu dùng cao nhưng trình độ phát triển kinh tế không đồng đều và bị phân hóa chi tiêu. Thu nhập đầu người cao chủ yếu ở các nước ASEAN - 6, trong đó có Singapore, Brunay, Malaysia, Thái Lan, các nước còn lại thu nhập bình quân/ người ở mức trung bình thấp của thế giới. Các nước có thu nhập cao, dân số ít và tiêu chuẩn của người tiêu dùng khắt khe. Các nước thu nhập thấp dân số đông và có như cầu mua sắm cao nhưng ở những hàng hóa cấp thấp…

Chính vì thế, đây cũng là đặc điểm mà nhiều doanh nghiệp Việt Nam cho rằng: phân hóa thị trường lớn khiến nhu cầu hàng hóa bị xé lẻ, không thống nhất và rất khó để xâm nhập thị trường, điều này khác với các thị trường Mỹ và EU, khi thu nhập đồng đều và sức mua tương đương nhau.

Theo TS. Lê Đăng Doanh, cơ cấu hàng xuất khẩu có thế mạnh của Việt Nam khá tương đồng với các hàng sản xuất, xuất khẩu chủ lực của nhiều nước. Chính vì vậy, nhu cầu trong nước của họ đã được đáp ứng, nếu cạnh tranh tại thị trường này thì hàng Việt phải có chất lượng tốt hơn. Tuy nhiên, đa số mặt hàng của Việt Nam yếu thế so với sản phẩm cùng loại của các nước ở khía cạnh: giá cả cao và chất lượng thấp hơn.

Bên cạnh đó, theo đại diện một vài doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam: thị trường ASEAN rộng lớn nhưng bị xé lẻ theo từng nước và tiêu dùng thị trường này không cao như kỳ vọng. Về lý thuyết, xuất khẩu sang Mỹ, EU doanh nghiệp chịu chi phí lớn từ khoảng cách đường vận chuyển dài.

Tuy nhiên, trên thực tế hầu hết doanh nghiệp Việt Nam bán sản phẩm từ xưởng, các khâu còn lại do nhà nhập khẩu chịu. Trong trường hợp nếu có tính yếu tố chi phí vào đơn hàng thì hầu hết xuất khẩu hàng từ Việt Nam sang các nước này là đơn hàng lớn, giá cao và điều đặc biệt là chi phí vận chuyển không ảnh hưởng đến doanh nghiệp Việt Nam. Trong khi đó xuất khẩu sang ASEAN, dù quãng đường ngắn nhưng đơn hàng nhỏ, giá thấp nên lợi nhuận không cao.