Ý nghĩa của cải cách nền hành chính nhà nước

Theo Wikipedia, "cải" là từ Hán - Việt có nghĩa là thay đổi, “cách” là phương pháp, hình thức hành động. Cải cách là thay đổi phương pháp, hành động của một công việc, hoặc một hoạt động cụ thể để đạt mục tiêu tốt hơn.

Hành chính là hoạt động dưới sự lãnh đạo của bộ máy nhà nước để tổ chức thi hành pháp luật, bảo đảm hoạt động thường xuyên, liên tục của các cơ quan nhà nước.

Như vậy, có thể hiểu cải cách hành chính là một sự thay đổi có kế hoạch, theo một mục tiêu nhất định, được xác định bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Cải cách hành chính không làm thay đổi bản chất của hệ thống hành chính, mà chỉ làm cho hệ thống này trở nên hiệu quả hơn, phục vụ nhân dân được tốt hơn…

Ý nghĩa của cải cách nền hành chính nhà nước

Cải cách hành chính là gì? (Ảnh minh họa)
 

Việc đổi mới, cải cách hành chính có nhiều ưu điểm như sau:

- Giúp giảm chi phí, tiết kiệm thời gian cho người dân và doanh nghiệp; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước; góp phần hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường, từ đó tăng cường lòng tin của người dân và doanh nghiệp vào môi trường kinh doanh của đất nước, lòng tin của người dân đối với bộ máy Nhà nước;

- Góp phần rất quan trọng cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia...
 

Một số nội dung cải cách hành chính ở nước ta

Ở Việt Nam, cải cách hành chính gồm một số nội dung như:

- Cải cách tổ chức bộ máy hành chính: là việc điều chỉnh chức năng, nhiệm vụ  của cơ quan nhà nước cho phù hợp với yêu cầu quản lí nhà nước trong tình hình mới; khắc phục những chồng chéo về chức năng của các cơ quan nhà nước… Chẳng hạn, Hà Nội thí điểm bỏ Hội đồng nhân dân phường.

- Đổi mới, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức - bao gồm việc đổi mới chế độ quản lí công chức; cải cách chế độ tiền lương của cán bộ công chức; đào tạo bồi dưỡng cán bộ công chức, nâng cao tinh thần trách nhiệm và đạo đức của công chức…

Chẳng hạn: Trong 5 năm, công chức hành chính không đạt chuẩn bị tinh giản; Cải cách tiền lương từ 01/7/2022…

- Cải cách thủ tục hành chính là cải cách các quy định pháp luật về trình tự, thủ tục thực hiện thẩm quyền của các cơ quan hành chính nhà nước, người có thẩm quyền; cải cách các quy định về các loại thủ tục hành chính; cải cách việc thực hiện các thủ tục hành chính. Chẳng hạn xây dựng Cổng Dịch vụ công quốc gia để nhiều thủ tục được làm online; Bỏ sổ hộ khẩu, sổ tạm trú…

Trên đây là những thông tin về cải cách hành chính là gì? Tại sao phải cải cách hành chính? Nếu còn thắc mắc, bạn đọc có thể liên hệ 19006192 để được hỗ trợ.

>> 16 khoản được chi cho công tác cải cách hành chính

Ý nghĩa của cải cách nền hành chính nhà nước

Trang chủChương trình tổng thể CCHC nhà nước

Ý nghĩa của Chương trình tổng thể Cải cách hành chính Nhà nước giai đoạn 2001-2010.


Với Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2001-2010, lần đầu tiên trong quá trình cải cách, Chính phủ có một chương trình có tính chiến lược, dài hạn, xác định rõ 4 lĩnh vực cải cách là cải cách thể chế, cải cách tổ chức bộ máy hành chính, xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ, công chức và cải cách tài chính công, định rõ các mục tiêu, nhiệm vụ cải cách và xác định các giải pháp thực hiện nhằm bảo đảm thắng lợi công cuộc cải cách.

Chương trình tổng thể sẽ là công cụ quan trọng để Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành Trung ương và chính quyền địa phương các cấp đẩy mạnh cải cách hành chính.

Trong những năm gần đây, các phương tiện thông tin đại chúng thường nhắc đến thực trạng, kết quả cải cách hành chính. Vậy cải cách hành chính là gì? Kính mời quý độc giả theo dõi nội dung sau đây của Luật Hoàng Phi.

Cải cách hành chính là công cuộc, là chủ trương có tính đổi mới nhằm nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của cơ quan nhà nước, là trọng tâm của công việc cài cách bộ máy hành chính nhà nước nhằm xây dựng một nền hành chính dân chủ, có tính thống nhất, có quyền lực và năng lực.

Nội dung cải cách hành chính

Cải cách hành chính bao gồm các nội dung chính như sau:

– Xây dựng và hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về tổ chức và hoạt động của các cơ quan hành chính.

– Cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước.

Xác định rõ các chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan hành chính nhà nước, khắc phục những chồng chéo, trùng lặp về chức năng nhiệm vụ và thực hiện phân cấp quản lý giữa các cơ quan. Tiếp tục thực hiện các nguyên tắc trong xây dựng cơ cấu tổ chức của Chính phủ; đổi mới cơ chế hoạt động, thực hiện đánh giá mức độ hài lòng của cá nhân tổ chức với các dịch vụ do cơ quan hành chính cung cấp và đổi mới cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các đơn vị sự nghiệp dịch vụ công.

– Cải cách thủ tục hành chính.

+ Rà soát, đơn giản hóa thủ tục hành chính trên tất cả các lĩnh vực;

+ Thực hiện các quy định về kiểm soát thủ tục hành chính;

+ Công khai thủ tục hành chính;

+ Thống nhất cách tính chi phí mà cá nhân, tổ chức phải bỏ ra khi giải quyết các thủ tục hành chính.

– Cải cách chế độ công vụ, công chức.

+ Xây dựng, bổ sung, hoàn thiện hệ thống chức danh, tiêu chuẩn nghề nghiệp; cơ cấu cán bộ, công chức, viên chức gắn với vị trí việc làm và chức năng của từng đơn vị;

+ Hoàn thiện chế độ tuyển dụng, thi nâng ngạch theo nguyên tắc cạnh tranh… và hoàn thiện chế độ đánh giá cán bộ, công chức, viên chức;

+ Đổi mới nội dung, chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức;

+ Cải cách cơ bảo chế độ tiền lương của cán bộ, công chức, viên chức;

+ Nâng cao trách nhiệm và đạo đức của cán bộ, công chức, viên chức.

– Ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động của cơ quan hành chính.

Trên đây là giải đáp cải cách hành chính là gì và nội dung của cải cách hành chính nhà nước. Vậy tại sao Chính phủ lại tiến hành công cuộc cải cách hành chính?

Tại sao phải cải cách hành chính?

Hoạt động hành chính nhà nước đóng vai trò quan trọng trong việc bảo đảm trật tự của xã hội, duy trì sự phát triển xã theo theo định hướng của nhà nước, qua đó hiện thực hóa mục tiêu chính trị của đảng cầm quyền đại diện cho lợi ích của giai cấp cầm quyền trong xã hội. Chính vì vậy, cải cách hành chính cũng chính là yêu cầu và mong muốn của quốc gia.

Cải cách hành chính là nhiệm vụ trọng tâm của cải cách hành chính nhà nước bởi những lý do sau:

– Là nội dung phản ánh rõ nhất mối quan hệ giữa nhà nước và công dân cũng là nội dung có nhiều bức xúc nhất của người dân, doanh nghiệp cũng như có nhiều yêu cầu đổi mới.

– Vì điều kiện còn nhiều khó khăn nên chưa thể thực hiện cùng lúc nhiều nội dung cải cách;

– Xác định được căn bản các công việc của cơ quan nhà nước với doanh nghiệp, với người dân và từ đó có thể xây dựng bộ máy phù hợp, lựa chọn đội ngũ cán bộ, công chức hợp lý;

– Là tiền đề để thực hiện các nội dung cải cách khác;

– Có tác động to lớn đến việc thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội, qua thủ tục hành chính sẽ gỡ bỏ những rào cản về thủ tục hành chính đối với môi trường kinh doanh và đời sống của người dân;

– Góp phần nâng cao hình ảnh của Việt Nam trong mặt người dân trong nước và quốc tế, nâng cao vị trí về tính minh bạch, môi trường kinh doanh, năng lực cạnh tranh và đây là những giá trị to lớn có tác động đến sự phát triển kinh tế – xã hội.

Xu hướng cải cách hành chính trên thế giới

Nội dung cải cách hành chính ở các quốc gia trên thế giới là không giống nhau do có sự khác biệt về chế độ chính trị, trình độ phát triển kinh tế – xã hội cũng như truyền thống, phong tục, tập quán, … Tùy vào từng điều kiện phát triển kinh tế, xã hội của mỗi quốc gia, mà việc cải cách hành chính tập trung vào những khâu, những bộ phận nhất định.

Tuy nhiên, có thể thấy mục tiêu tổng quát trong cải cách hành chính của tất cả các nước trên thế giới chính là việc hướng tới xây dựng một bộ máy hành chính gọn nhẹ hơn, hoạt động có hiệu lực và hiệu quả hơn, nhằm phục vụ tốt nhất các nhu cầu và lợi ích hợp pháp của mỗi công dân và cả xã hội. Theo đó, những giải pháp chủ yếu ở các nước phát triển khi tiến hành các hoạt động cải cách hành chính như sau:

– Tăng cường tư nhân hoá;

– Hướng tới việc kiểm soát đầu ra, đánh giá các hoạt động theo kết quả thu được;

– Điều chỉnh mối quan hệ giữa trung ương và địa phương;

– Phi quy chế hoá: là việc chuyển từ việc giám sát đầu vào và sự tuân thủ quy trình sang việc giám sát đầu ra, đánh giá hoạt động thông qua kết quả;

– Cấu trúc tổ chức của bộ máy hành chính cũng được đổi mới theo hướng đơn giản hơn trước;

– Cải cách chế độ công vụ, công chức;

– Cải cách tài chính công;

– Hiện đại hoá nền hành chính bằng cách ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ hiện đại vào các hoạt động hành chính.

Trên đây là một số vấn đề cơ bản về cải cách hành chính là gì? Cảm ơn Quý khách hàng đã theo dõi bài viết của công ty chúng tôi.

>>>>> Tham khảo: Kiểm tra hành chính là gì?