Hãy làm những điều bạn thích hãy đi theo tiếng nói trái tim viết đoạn văn

Goodreads helps you follow your favorite authors. Be the first to learn about new releases!

Start by following Rosie Nguyễn.

 (?)

Quotes are added by the Goodreads community and are not verified by Goodreads. (Learn more)

Showing 1-15 of 15

“Những ngày tuổi trẻ tưởng dài rộng mênh mông nhưng kỳ thực lại rất hữu hạn ngắn ngủi. Nên nếu bạn còn trẻ, hãy học cách để biến tuổi trẻ của bạn thành vô giá.”
Rosie Nguyễn, Tuổi Trẻ Đáng Giá Bao Nhiêu

“Tôi vẫn thường ngẫm nghĩ lý do những người có tài như thế lại thất bại. Có lẽ tài năng là chưa đủ. Đam mê là chưa đủ. Yêu thích là chưa đủ. Trên con đường đó vẫn nhiều cạm bẫy, vẫn nhiều ngã rẽ, vẫn nhiều thử thách chông gai. Biết được đam mê, vẫn không hết lòng, kiên trì, nhiệt tình theo đuổi nó. Vẫn không có tính kỷ luật, ép mình vào khuôn khổ. Để cuộc sống trôi đi với những thứ nhỏ nhặt vụn vặt. Thì tương lai vẫn mờ mịt như cũ.”
Rosie Nguyễn, Tuổi Trẻ Đáng Giá Bao Nhiêu

“Chỉ khi đã ở những năm gần cuối của lứa tuổi đôi mươi, tôi mới nhận ra rằng cách tốt nhất để trải qua tuổi trẻ của mình là học thật nhiều, làm thật nhiều, đi thật nhiều, gặp gỡ thật nhiều người và chứng kiến nhiều điều. Phấn đấu dấn thân xông pha trải nghiệm là cách rất tốt để xây dựng nền tảng tiền đề cho tương lai”
Rosie Nguyễn, Tuổi Trẻ Đáng Giá Bao Nhiêu

“Hoặc cũng có thể là vì, sau những lần thất bại trong cuộc sống, sau những va vấp của tuổi trẻ, từ bao giờ chúng ta đã tự thuyết phục bản thân rằng mình là một người bình thường, mình không có gì đặc biệt, rằng hãy thôi mơ mộng viển vông, hãy chấp nhận sống một cuộc đời bình thường, có những công việc bình thường. Và rồi chúng ta chết đi, trên tấm bia mộ ghi: "Đây là nơi yên nghỉ của một người hoàn toàn bình thường.”
Rosie Nguyễn, Tuổi Trẻ Đáng Giá Bao Nhiêu

“Bạn hối tiếc vì không nắm bắt lấy một cơ hội nào đó, chẳng có ai phải mất ngủ.Bạn trải qua những ngày tháng nhạt nhẽo với công việc bạn căm ghét, người ta chẳng hề bận lòng.Bạn có chết mòn nơi xó tường với những ước mơ dang dở, đó không phải là việc của họ.Suy cho cùng, quyết định là ở bạn. Muốn có điều gì hay không là tùy bạn.Nên hãy làm những điều bạn thích. Hãy đi theo tiếng nói trái tim. Hãy sống theo cách bạn cho là mình nên sống.Vì sau tất cả, chẳng ai quan tâm.”

Rosie Nguyễn

“...đừng cầu nguyện để đời bạn không phải trải qua những nghịch cảnh, khó khăn. Mà cầu nguyên để bạn đủ sức lực để đương đầu với những sóng gió của cuộc đời.”
Rosie Nguyễn, Tuổi Trẻ Đáng Giá Bao Nhiêu

“Đôi khi nghĩ về tuổi bé thơ, mình vẫn ước có thể an yên được như thời đó, chấp nhận sự thật như bản thân nó là, chấp nhận sự việc như nó đã xảy ra, và điềm nhiên bước tiếp.”
Rosie Nguyễn, Mình Nói Gì Khi Nói Về Hạnh Phúc


Ngày 18/03/2022 14:45:51, lượt xem: 907

Đề bài: Anh/ chị hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về câu nói: “Điều quan trọng nhất là có can đảm để đi theo trái tim và trực giác của mình”.

Hãy làm những điều bạn thích hãy đi theo tiếng nói trái tim viết đoạn văn

ĐỌC THÊM ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 CHỮ | "CÁI TỦ ĐẸP" VÀ NGỤ Ý TỪ CÂU NÓI CỦA STEVE JOBS


Can đảm để đi theo trái tim và trực giác


Mỗi chúng ta ai cũng đều có một con đường để đi, một cuộc đời để sống. Nếu bạn muốn chặng đường của mình là hành trình đầy ý nghĩa hãy nhớ tới trích dẫn này: “Điều quan trọng nhất là có can đảm để đi theo trái tim và trực giác của mình”? Trái tim và trực giác là những thứ sâu thẳm trong ta, là tiếng nói đích thực nhất bởi chúng hiểu rõ bản thân ta hơn bất cứ thứ gì. Hãy nghe theo tiếng gọi của trái tim để được sống cuộc đời của chính mình chứ không phải chạy theo một ai khác. Những ước muốn trong sâu thẳm của trái tim chính là động lực thôi thúc chúng ta tiến về phía trước bởi lẽ chỉ khi ta yêu thích, đam mê một điều gì ta sẽ dành trọn sức lực, tâm huyết của mình để thực hiện điều đó. Hơn nữa, khi ta được sống với niềm đam mê của chính mình, được làm những điều mình thích, được bước đi theo tiếng gọi của con tim mình thì cuộc sống sẽ thoải mái, dễ chịu biết bao, ta sẽ thấy cuộc đời mình ngập tràn ý nghĩa. Khi chúng ta tự đứng vững được trên chính đôi chân của mình, bạn sẽ học được cách để mạnh mẽ và được người khác nể phục hơn rất nhiều so với những kẻ chấp nhận thân phận tầm gửi, chỉ biết sống phụ thuộc vào người khác. Thông điệp từ việc tin tưởng vào chính mình khiến tôi nhớ về Mark Zuckerberg - chàng trai từng theo học ngôi trường danh giá Harvard song anh đã từ bỏ nó để theo đuổi đam mê công nghệ. Bằng tất cả sự đam mê cùng lòng dũng cảm dám theo đuổi và tin vào điều mà trái tim mình đang mách bảo anh thực hiện được mơ ước của mình, sáng tạo ra một ứng dụng công nghệ có thể kết nối cộng đồng lớn nhất hành tinh mang tên Facebook. Anh ấy đã thành công với lựa chọn của mình - tin tưởng vào mong muốn sâu thẳm bên trong của chính mình. Bài học này đã khiến tôi thêm một lần tự nhìn lại bản thân, tôi đang sống cuộc đời của mình hay đang đi xây ước mơ của người khác. Nhận thức được rằng mình cũng đang trên chuyến hành trình xây dựng ước mơ của bản thân, tôi biết mình sẽ còn phải gắng sức nhiều hơn nữa. Những người trẻ tuổi như chúng ta dường như đang chênh chao giữa những mong muốn của bản thân và hiện thực cuộc đời, trong những giây phút như thế hãy cứ là chính bạn, sống trọn vẹn cuộc đời mình với những khát khao, đam mê cháy bỏng trong tim như Steve Jobs từng nói “Hãy cứ khao khát, hãy luôn dại khờ”.

ĐĂNG KÝ NGAY khóa học Nghị luận xã hội chuyên sâu để cùng Học Văn Chị Hiên "giải quyết" những đề bài NLXH khó nhằn nhé: https://bit.ly/khoahocNLXH

Cập nhật thêm những bài viết hay tại các kênh truyền thông của HVCH:

Fanpage:  Học văn chị Hiên

Youtube: Học văn chị Hiên - Youtube 

IG: Học văn chị Hiên

Tiktok: Học văn chị Hiên

Đây là quyển sách của một người trẻ đã từng ở trong khủng hoảng, đã bứt phá thành công, tìm thấy đam mê và tỏa sáng trên con đường của mình. Cùng Top tài liệu tìm hiểu bộ đề đọc hiểu Tuổi trẻ đáng giá bao nhiêu để hiểu rõ về ý nghĩa cuốn sách mang lại.

Câu 1: Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi:

    “Bạn hối tiếc vì không nắm bắt lấy một cơ hội nào đó, chẳng có ai phải mất ngủ. Bạn trải qua những ngày tháng nhạt nhẽo với công việc bạn căm ghét, người ta chẳng hề bận lòng. Bạn có chết mòn nơi xó tường với những ước mơ dang dở, đó không phải là việc của họ.

    Suy cho cùng, quyết định là ở bạn. Muốn có điều gì hay không là tùy bạn. Nên hãy làm những điều bạn thích. Hãy đi theo tiếng nói trái tim. Hãy sống theo cách bạn cho là mình nên sống. Vì sau tất cả, chẳng ai quan tâm.”

(Trích “Tuổi trẻ đáng giá bao nhiêu”, Rosie Nguyễn, NXB Hội Nhà văn – 2016)

Câu 1. Hãy nêu phương thức biểu đạt và phong cách ngôn ngữ của đoạn văn bản trên?

Câu 2. Biện pháp tu từ chính được sử dụng trong đoạn văn trên? Tác dụng?

Câu 3. Theo anh/ chị, thế nào là không nắm bắt lấy một cơ hội nào đó, trải qua những ngày tháng nhạt nhẽo với công việc bạn căm ghét, chết mòn nơi xó tường với những ước mơ dang dở?

Câu 4. Đoạn trích trên đem lại lời khuyên nào cho tuổi trẻ?

Câu 1:

– Phương thức biểu đạt của đoạn văn trên là: Nghị luận

– Phong cách ngôn ngữ của đoạn văn là: Chính luận

Câu 2:

– Biện pháp tu từ chính trong đoạn văn là: Phép điệp từ ngữ/ điệp cấu trúc

– Tác dụng: nhấn mạnh ý mà nhà văn muốn thể hiện, đó là vai trò của mỗi cá nhân trong việc quyết định cuộc sống của bản thân.

Câu 3: Không nắm bắt lấy một cơ hội nào đó, trải qua những ngày tháng nhạt nhẽo với công việc bạn căm ghét, chết mòn nơi xó tường với những ước mơ dang dở: Chỉ lối sống thiếu ý chí, lười biếng, bỏ qua những cơ hội học tập, thay đổi bản thân theo hướng tích cực, không chịu phấn đấu để thực hiện ước mơ, sống theo lối mòn nhạt nhẽo.

Câu 4: Lời khuyên dành cho tuổi trẻ trong đoạn trích trên đó là: Tuổi trẻ phải biết sống tự lập, mạnh mẽ thực hiện ước mơ của mình, tự xây dựng cuộc đời theo những cách sống đúng đắn mà mình lựa chọn.

Đọc đoạn trích:

 “Có một câu nói là: “Con đường dài nhất là con đường từ cái đầu đến bàn tay”. Ý tưởng nhiều vô kể. Nhiều người có được ý tưởng rất tốt. Nhưng có rất ít người biến được ý tưởng thành hiện thực. Một người bạn của tôi từng nói: “Khi ai đó tâm sự với tôi về ý tưởng này khác, tôi chỉ bảo: Nghe tuyệt lắm, hãy làm đi. Tôi không bảo khó, bảo sẽ thất bại hay bàn lùi. Cứ để họ thực hiện. Hành động chứng minh tất cả.”

    Nhà văn Trung Quốc Lỗ Tấn có câu: “Trên mặt đất vốn làm gì có đường. Người ta đi mãi thì thành đường thôi”. Nếu không đi thì đường ở đâu mà có.

    Cho nên, câu khẩu hiệu của Nike là: “Just do it”. Hãy làm đi. Làm bất cứ điều gì. Vì tuổi trẻ chỉ có một lần. Thời gian trôi qua là không quay trở lại. Thay vì chần chừ, đắn đo, sợ hãi, tại sao không bước ra ngoài và làm điều có ích. Còn nói theo cha ông ta ngày trước thì học đi đôi với hành. Đi học, đọc sách, tiếp thu kiến thức là một chuyện, phải hành động, phải thực hành mới khiến kĩ năng của ta khá lên.

    Việc thiếu sót năng lực hành động có thể hạn chế người trẻ hòa nhập vào thế giới. Mà để phát triển khả năng hành động không cần phải làm gì lớn lao, mở nhà trọ hay mở công ty.

    Chỉ cần bắt đầu từng bước nhỏ một.

    Hãy làm gì đó. Đừng ngồi yên”.

 (Tuổi trẻ đáng giá bao nhiêu?, Rosie Nguyễn, NXB Hội nhà văn, 2018)

Thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.

Câu 2. Tác giả khuyên người trẻ “Hãy làm đi. Làm bất cứ điều gì” vì những lí do nào?

Câu 3. Anh chị có đồng tình với quan điểm của tác giả về cách phát triển khả năng hành động ở người trẻ tuổi: “…để phát triển khả năng hành động, không phải làm điều gì lớn lao (…). Chỉ cần bắt đầu từng bước nhỏ một”? Vì sao?

Câu 1:

– Phương thức biểu đạt: nghị luận

Câu 2:

Tác giả khuyên người trẻ “Hãy làm đi. Làm bất cứ điều gì” vì:

– Tuổi trẻ chỉ có một lần, thời gian qua là không trở lại.

– Học phải đi đôi với hành; phải hành động, phải thực hành thì kiến thức của ta mới khá lên.

Câu 3:

Học sinh có thể đồng tình, không đồng tình hoặc nửa đồng tình, nửa phản đối, miễn là lí giải thuyết phục, hợp lí.

– Đồng tình vì:

+ Làm những điều lớn lao có thể dễ thất bại, dễ mất niềm tin vào khả năng hành động của mình và bị thui chột ý chí hành động.

+ Không phải ai cũng có đủ điều kiện và năng lực để làm những điều lớn lao.

+ Ngược lại, khi đi từng bước nhỏ, làm những việc vừa sức, ta có thể thực hiện được mục tiêu, có những bước đệm vững chắc để rèn luyện khả năng hành động của mình.

– Không đồng tình vì:

+ Những bước đi nhỏ, việc làm nhỏ không đủ tạo ra môi trường, hoàn cảnh chứa đựng những thử thách lớn, những thử thách có thể giúp ta rèn luyện năng lực hành động; thậm chí những bước đi nhỏ, việc làm nhỏ còn có thể làm hạn chế năng lực hành động của ta.

+ Những việc làm, bước đi nhỏ khó dẫn ta tới điều gì lớn lao, đột phá, khó khẳng định được bản thân.

– Nửa đồng tình, nửa phản đối: kết hợp hai cách trả lời trên

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới:

“…Đối với tôi, nguyên tắc thành công đến từ một điều cơ bản: sống trong thế chủ động. Cần gì thì lên tiếng. Muốn thì đấu tranh. Kiến thức do học tập. Thành tựu nhờ lao động. Chẳng có cái gì trên đời này tự nhiên mà có. Chủ động lèo lái thì mới có cơ may đưa con thuyền cuộc đời cập bến bờ mơ ước. Dù sóng gió, dông bão xảy ra trên hải trình vạn dặm, có giữ vững bánh lái, cầm chắc tay chèo thì mới đến được đất liền. Sống mà không biết tự cứu lấy mình, sống thụ động buông thả thì cũng giống như một con bè trên dòng nước lớn, để mặc sóng gió xô đâu trôi đó, được chăng hay chớ, rồi sẽ mệt nhoài vì dông bão cuộc đời. (1)

    Cách sống thụ động có nhiều biểu hiện. Như một trường hợp mà tôi từng hỗ trợ cũng là một kiểu. Khuyến khích đọc sách thì lúc đọc lúc không. Hướng dẫn xong cũng không biết nói lời cảm ơn. Biết tôi có nhiều sách mà không mở lời mượn. Không bao giờ chủ động trò chuyện cập nhật tình hình. Đợi khi nào tôi hỏi thăm mới lên tiếng. Nếu tôi không hỏi cũng không biết em ấy đang gặp khó khăn để tìm cách giúp đỡ. (2)

    Nguồn lực trong đời không thiếu. Người tốt ở đời rất nhiều. Không lên tiếng chẳng ai biết mà giúp. Chẳng xuống nước thì không thể biết bơi. Sống thụ động thì chẳng khác gì đời cây cỏ. Như thế khác nào tự đào hố chôn mình. Sống ở thế chủ động là chủ động học tập, chủ động hỏi han, chủ động giúp đỡ người khác, chủ động gợi ý người khác giúp đỡ mình, chủ động cứu giúp mình. Chứ em không cứu mình thì ai cứu được em”. (3)

(Trích Rosie Nguyễn, Tuổi trẻ đáng giá bao nhiêu?, NXB Hội nhà văn 2017, tr120- 121)

Câu 1. (0.5 điểm) Xác định thao tác lập luận chính và thao tác kết hợp được sử dụng trong đoạn văn (1)

Câu 2. (0.5 điểm) Theo tác giả, cách sống thụ động có những biểu hiện nào?

Câu 3. (1.0 điểm) Anh/chị hiểu như thế nào về ý kiến: Sống mà không biết tự cứu lấy mình, sống thụ động buông thả thì cũng giống như một con bè trên dòng nước lớn, để mặc sóng gió xô đâu trôi đó, được chăng hay chớ, rồi sẽ mệt nhoài vì dông bão cuộc đời.

Câu 4. (1.0 điểm) Anh/chị có đồng tình với quan điểm: “Sống thụ động thì chẳng khác gì đời cây cỏ. Như thế khác nào tự đào hố chôn mình.” Vì sao?

Câu 5. (2.0 điểm)

Từ đoạn trích ở phần đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn ngắn không quá 200 chữ, trình bày suy nghĩ về ý nghĩa của cách “Sống ở thế chủ động” đối với tuổi trẻ hôm nay.

Câu 1:

– Đoạn văn (1): Thao tác lập luận chính: Bình luận; thao tác kết hợp: So sánh

Câu 2:

Theo tác giả, cách sống thụ động có nhiều biểu hiện như: Khuyến khích đọc sách thì lúc đọc lúc không. Hướng dẫn xong cũng không biết nói lời cảm ơn. Biết tôi có nhiều sách mà không mở lời mượn. Không bao giờ chủ động trò chuyện cập nhật tình hình. Đợi khi nào tôi hỏi thăm mới lên tiếng. ..

Câu 3:

– Mượn các hình ảnh so sánh con bè trên dòng nước lớn, sóng gió xô, dông bão cuộc đời để diễn đạt một cách cụ thể, sinh động, biểu cảm về lối sống thụ động và tác hại của việc sống thụ động;

– Sống thụ động là phó mặc, chịu sự chi phối, đưa đẩy từ yếu tố bên ngoài, thiếu chủ động sáng tạo, vì thế sẽ khó đạt được bất cứ mục tiêu nào, không đủ bản lĩnh để vượt qua những thử thách, khó khăn.

Câu 4:

– Học sinh trình bày theo quan điểm của mình, và có lí giải thuyết phục. Sau đây là định hướng:

+ Sống thụ động sẽ không thể hiện được năng lực, thế mạnh, sở trường, khả năng sáng tạo của mình nên không xác lập được giá trị bản thân; sống thụ động mất dần tiếng nói riêng, trở thành vô nghĩa, không ai biết đến, không có đóng góp gì cho xã hội.

+ Học sinh có thể không đồng tình hoặc có ý kiến riêng nhưng nếu lí giải thuyết phục vẫn chấp nhận

Câu 5: Viết một đoạn văn ngắn không quá 200 chữ, trình bày suy nghĩ về ý nghĩa của cách “Sống ở thế chủ động” đối với tuổi trẻ hôm nay

a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn

Học sinh có thể trình bày đoaṇ văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng – phân – hợp, móc xích hoăc ̣song hành.

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Sống ở thế chủ động có ý nghĩa với tuổi trẻ hôm nay

c. Triển khai vấn đề nghị luận

Học sinh lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luân theo nhiều cách nhưng cần hướng đến các ý sau:

– Giải thích:

+ Chủ động là tự mình hành động, không bị chi phối bởi người khác hoặc hoàn cảnh bên ngoài.

+ Sống ở thế chủ động là hành động độc lập với hoàn cảnh xung quanh, làm chủ được tình thế, dám nghĩ, dám hành động trên tất cả mọi lĩnh vực, chủ động tìm tòi, chủ động đề nghị, chủ động dấn thân…

– Bàn luận:

+ Cuộc sống luôn đặt tuổi trẻ vào những tình huống, thử thách phải chủ động tìm cách giải quyết; Sống chủ động khiến con người tự tin, bản lĩnh, linh hoạt ứng xử trong mọi tình huống để vượt qua khó khăn, hoàn thành mục tiêu, khát vọng, ước mơ; Tuổi trẻ chủ động sẽ không ngừng tạo được cơ hội mới khẳng định bản thân, đạt được thành công; Xã hội có nhiều cá nhân sống chủ động sẽ tạo ra một bầu không khí dám nghĩ, dám làm, nâng cao chất lượng công

Đọc đoạn trích dưới đây:

… Đa phần người trẻ Việt Nam hiện nay thì lại chú ý quá nhiều vào học hành, vào sự nghiệp. Cuộc sống hầu như chỉ biết đến công việc, không biết đến trải nghiệm khác, đến những điều khác cần thiết trong cuộc sống như âm nhạc, khiêu vũ các môn thể thao, dã ngoại, leo núi… Ngay cả kỹ năng sống còn như bơi lội không phải người trẻ nào cũng biết, đừng nói đến những trải nghiệm đặc biệt thử thách khả năng chịu đựng của bản thân, khiến con người bước ra khỏi vùng an toàn của mình và làm cuộc sống thêm phong phú. Điều mà giới trẻ Việt Nam nên làm là cân bằng giữa những trải nghiệm làm giàu cuộc sống, và những kinh nghiệm có thể đóng gióp vào sự phát triển dài hạn cho nghề nghiệp.

    Không ai trên đời có hai lần tuổi trẻ. Trong khi nhiều người trong tuổi trẻ lạc lối mất phương hướng, lãng phí thời gian, thì họ không biết rằng những gì họ đang làm hay không làm hôm nay sẽ ảnh hưởng rất nhiều trong cả cuộc đời còn lại. Qua 30 hay 40 tuổi, công việc cuộc sống của hầu hết mọi người đã ổn định, khó học thêm, làm thêm được gì, và cuộc sống ít có những thay đổi to lớn.

    Có thể bây giờ bạn không nhận ra, nhưng tuổi đôi mươi là tuổi tạo tiền đề. Đây là khoảng thời gian mà bạn xây dựng, gieo trồng, chứ không phải là thời gian nghỉ ngơi thụ hưởng. Hãy tận dụng khoảng thời gian này để học hỏi, bước đi, làm thật nhiều thứ. Hãy đọc nhiều hơn, lăn lộn nhiều hơn, thực hành nhiều hơn. Chuẩn bị kiến thức, kỹ năng, mạng lưới hỗ trợ cho tương lai. Kỹ năng nếu không được học trong thời trẻ, thì sau này môi trường ổn định ít va chạm rất khó để học lại được.

Tuổi trẻ đã qua sẽ không bao giờ trở lại, hãy sống như thể ta chỉ còn lại một ngày để sống.

(Trích Tuổi trẻ đáng giá bao nhiêu – Rosie Nguyễn, NXB Hội nhà văn 2018, Trang 136-137)

Thực hiện các yêu cầu:

Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn văn bản?

Câu 2. Theo tác giả, điều mà giới trẻ Việt Nam cần làm là gì?

Câu 3. Anh/ chị hiểu như thế nào về ý kiến: “Tuổi đôi mươi- đây là khoảng thời gian bạn xây dựng, gieo trồng, chứ không phải là thời gian nghỉ ngơi thụ hưởng”?

Câu 4. Anh/chị có đồng tình với quan niệm: “Kỹ năng nếu không được học trong thời trẻ, thì sau này môi trường ổn định ít va chạm rất khó để học lại được”? Vì sao?

Câu 1: Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn bản trên là: Nghị luận

Câu 2: Theo tác giả, điều mà giới trẻ Việt Nam cần làm là: cân bằng giữa những trải nghiệm làm giàu cuộc sống, và những kinh nghiệm có thể đóng gióp vào sự phát triển dài hạn cho nghề nghiệp.

Câu 3: Câu “Tuổi đôi mươi- đây là khoảng thời gian bạn xây dựng, gieo trồng, chứ không phải là thời gian nghỉ ngơi thụ hưởng” được hiểu là:

– Tuổi trẻ là quãng đời tươi đẹp nhất trong cuộc đời mỗi con người.

– Tuổi trẻ để dựng xây: tạo nền tảng, tiền đề vững chắc trên mọi phương diện từ đó gieo trồng,  nuôi dưỡng những ước mơ, hoài bão, khát vọng cao đẹp và sẵn sàng cháy hết mình với những đam mê.

– Nếu tuổi trẻ chỉ biết nghỉ ngơi, thụ hưởng, không kiềm chế dục vọng của cá nhân thì tầm nhìn sẽ thiển cận, không biết trân quý cuộc sống, thiếu ý chí, nghị lực, không làm chủ tương lai của bản thân.

Câu 4: Thí sinh được đưa ra quan điểm riêng, đồng tình hoặc không đồng tình, sau đó đưa ra lập luận lý giải cho ý kiến của mình

Ví dụ:

– Đồng tình với ý kiến trên vì thời trẻ là lúc chúng ta có khả năng học tập nhanh nhạy nhất, hiệu quả nhất. Cần phải tích lũy kỹ năng sớm để có ích cho tương lai sau này.

– Không đồng tình vì: Học tập là việc của cả đời, chỉ cần chủ động, tích cực học hỏi thì học kỹ năng trong thời điểm nào cũng hữu ích cả…

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4:

    Làm thế nào để hiểu được chính mình là câu hỏi lớn của nhiều người trẻ. Người không trẻ chưa hẳn đã hiểu chính mình, nhưng họ nhiều khi đã ngừng đặt câu hỏi.

    Hiểu được bản thân là điều đầu tiên để phát triển, để từ đó làm việc mình thích và có một cuộc đời như mơ ước. Việc này không phải một sớm một chiều có thể xong được. Tôi chưa thấy ai một sáng thức dậy bỗng nhận ra rằng bây giờ mình đã hiểu mình là ai.

    Mỗi người trong chúng ta là một cá thể khác biệt. Ai cũng có thế mạnh, sở trường. Điều quan trọng là mình hiểu được mình, biết được điểm mạnh, điểm yếu của mình, biết được mình thích gì, muốn gì, mình phù hợp với cái gì để rồi từ đó mài giũa bản thân theo nó.

    Để bắt đầu tìm hiểu chính mình, điều cần làm là ngừng so sánh mình với người khác, ngừng suy nghĩ tiêu cực về bản thân, học cách lắng nghe và yêu thương chính mình.

    Muốn khám phá bản thân, có thể dựa vào những cách từ bên ngoài và bên trong. Về bên ngoài, nếu hoàn toàn mù mờ về bản thân thì bạn có thể bắt đầu bằng những thứ cơ
bản: các trắc nghiệm tính cách…

    Một cách khác để hiểu bản thân hơn là hỏi. Đặt ra những câu hỏi cho những người xung quanh mình, gia đình, bạn bè, đồng nghiệp thân thiết, người yêu… những người bạn nghĩ rằng họ hiểu bạn.

    Cách tiếp theo để tìm hiểu bản thân là thay vì hỏi người bên ngoài thì tự hỏi chính mình. Dành thời gian yên tĩnh một mình để nhìn vào bên trong, hồi tưởng quá khứ, tìm hiểu những giá trị cốt lõi của bản thân mình.

(Trích Tuổi trẻ đáng giá bao nhiêu – Rosie Nguyễn, NXB Hội Nhà văn, 2016, tr.42)

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản.

Câu 2. Theo tác giả, việc hiểu được bản thân là khó hay dễ? Điều đó có ý nghĩa quan trọng như thế nào?

Câu 3. Anh/chị hiểu như thế nào về ý kiến: Mỗi người trong chúng ta là một cá thể khác biệt?

Câu 4. Anh/chị có đồng tình với quan điểm sau của tác giả không: Cách tiếp theo để tìm hiểu bản thân là thay vì hỏi người bên ngoài thì tự hỏi chính mình? Vì sao?

Đáp án

Câu 1: Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên là: Nghị luận

Câu 2: Theo tác giả, việc hiểu được bản thân là điều khó, cần hiểu bản thân để từ đó làm việc mình thích và có một cuộc đời như mơ ước.

Câu 3: “Mỗi người trong chúng ta là một cá thể khác biệt”, Mỗi cá nhân trong đời sống có một ngoại hình riêng, một cá tính, tính cách độc lập; có những sở trường, sở đoản… khác nhau.

Câu 4: Mỗi thí sinh được đưa ra quan điểm của mình đồng tình hoặc không đồng tình và đưa ra lập luận bảo vệ cho quan điểm của mình.

Ví dụ:

– Quan điểm đồng tình vì: Mình phải là người hiểu bản thân mình rõ nhất khi lắng nghe chính mình một cách trung thực. Hỏi ý kiến những người xung quanh chỉ là một kênh tham khảo.

– Quan điểm không đồng tình vì: Thiếu tính khách quan, dễ né tránh hạn chế, nhược điểm của bản thân.

————

    Còn rất nhiều những bài văn nghị luận nói về tuổi trẻ, về sự trải nghiệm của cuộc sống dành cho tuổi trẻ, cùng những lời khuyên dành cho các bạn giống với văn bản Tuổi trẻ đáng giá bao nhiêu mà các em nên tham khảo để có cái nhìn rộng hơn khi gặp một đề văn nói về tuổi trẻ.

Đề bài: Anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về ý nghĩa của sự trải nghiệm trong cuộc sống.

Đoạn văn mẫu 1:

Đã có bao giờ bạn ngồi thơ thẩn nhìn lời bầu trời và tự hỏi, ý nghĩa của cuộc sống này là gì? Có người sẽ nói đó là vinh hoa phú quý, là địa vị cao sang, là tìm được tình yêu đích thực. Còn phần tôi, tôi chỉ đơn thuần nghĩ rằng chúng ta sinh ra trên cuộc đời này là để sống và trải nghiệm nó. Bởi lẽ suy cho cùng, tiền bạc, của cải, tình yêu đến một lúc nào đó chúng đều có thể biến mất. Sau này, khi bạn chết đi, bạn bước sang một thế giới khác, bạn chẳng thể nào mang theo chúng bên mình được. Và trong lúc đó những gì còn lại bạn có được chỉ còn những kí ức và sự trải nghiệm.

Người ta vẫn thường lấy thời gian để làm thang đo của sự sống, thế nhưng điều thực chất làm nên cuộc đời của bạn đó chính là những trải nghiệm bạn có được trên cuộc hành trình của mình như  triết học gia Jeans-Jacques Rousseau đã từng nói: “Người sống nhiều nhất không phải người sống lâu năm nhất mà là người có nhiều trải nghiệm phong phú nhất.” Sự trải nghiệm cũng giống như một người thầy ở trường đời, một người thầy của cuộc sống. Một sinh viên tự mình đi làm thêm trang trải cuộc sống mới hiểu được đồng tiền khó kiếm như thế nào. Một start-up trẻ phải thử nghiệm, phải thất bại mới biết được cách vận hành một mô hình kinh doanh. Một người bôn ba du lịch khắp thế giới mới biết được ở nước bạn, người ta làm được những gì mà quê hương mình chưa làm được, tiếp nhận những luồng tư tưởng mới và thay đổi cách nhìn nhận của mình. Chính sự trải nghiệm mới mang lại cho chúng ta những bài học vô giá như thế. Để rồi từ đó chúng ta tìm ra được bản ngã, khám phá ra tiềm năng của mình. Chúng ta biết mình thích gì, chúng ta biết mình là ai, chúng ta có những khả năng gì và sống một cách trọn vẹn nhất có thể.

Vì thế, đừng ngại ngần nữa mà hãy trải nghiệm đi. Hãy học một ngôn ngữ mới, chơi một môn thể thao hoặc bắt đu lên kế hoạch cho chuyến du lịch “bụi” của mình. Tin tôi đi, và rồi bạn sẽ tìm được niềm cảm hứng, ước mơ trong chính những trải nghiệm của mình.

Đoạn văn mẫu 2:

Theo Các-mac: “Cuộc sống là dòng chảy luôn vận động”. Con người không thể cứ ngồi yên mặc cho nhịp sống cứ thế tuôn đi. Thật vậy, và điều chúng ta cần đó là sự trải nghiệm. Trải nghiệm chính là quá trình tìm tòi, khám phá và trải qua những điều mới mẻ. Không ai có thể phủ nhận tác động tích cực nhờ trải nghiệm mang lại. Trải nghiệm không chỉ giúp ta có thêm kiến thức mà còn dạy ta những bài học về cuộc sống.

Trải nghiệm chính là quá trình tiếp thu kiến thức từ đời sống. Mỗi việc chúng ta trải qua, mỗi vùng đất ta đi đến, mỗi con người ta gặp đều sẽ để lại trong lòng ta những suy nghĩ và bài học nhất định. Bạn sẽ chẳng biết vịnh Hạ Long đẹp ra sao nếu bạn không đến đó, bạn không biết sở thích của mình là gì, bạn sống mà không có ước mơ đó là do bạn không chịu trải nghiệm để khám phá bản thân mình. Trải nghiệm giúp chúng ta va đập với sự khắc nghiệt của cuộc sống, giúp chúng ta trưởng thành hơn. Trải nghiệm dạy chúng ta bằng hành động, việc làm chứ không phải bằng những con chữ. Trải nghiệm là một phần không thể thiếu của cuộc sống, đặc biệt là những người trẻ. Hãy mở rộng lòng mình, hãy đi nhiều nơi, gặp gỡ nhiều người, hãy tích cực tham gia nhiều hoạt động xã hội. Đừng sống như một người vô hình không có đam mê, không có ước mơ, không chịu trải nghiệm sẽ không thể tìm kiếm được niềm vui trong cuộc sống. Tôi cũng vậy, tôi sẽ tích cực khám phá và tìm tòi những điều mới mẻ, và rằng thay vì ngồi yên hay trải nghiệm cũng đều dẫn đến một kết quả, tôi sẽ chọn trải nghiệm. Nào, ta không thể cứ ngồi yên thờ ơ với dòng chảy của cuộc sống, hãy đứng lên hòa nhịp cùng nó, để thấy được cuộc sống này tươi đẹp biết nhường nào.