Lễ hội đền Đuổm được tổ chức nhằm mục đích gì

Mỗi vùng trên đất nước Việt Nam ta đều có những nét văn hóa riêng với những lễ hội nổi tiếng. Sau đây hãy cùng tìm hiểu các lễ hội lớn ở Thái Nguyên qua bài viết dưới đây!

Lễ hội đền Đuổm là một trong những lễ hội lớn nhất của tỉnh Thái Nguyên. Lễ hội được tổ chức vào ngày 6 tháng giêng hàng năm nhằm tôn vinh và tưởng nhớ đến Anh hùng dân tộc Dương Tự Minh tại huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên.

Tại hội đền Đuổm, du khách sẽ được tham gia rất nhiều các hoạt động văn hóa tín ngưỡng như dâng hương hay hát thờ thần. Ngoài ra, còn có hát giao duyên giữa nam và nữ. Sau đó là lễ cúng cỗ to.

Lễ hội đền Đuổm được tổ chức nhằm mục đích gì

Lễ hội Đền Đuổm_Thái Nguyên ackc
Lễ hội đền Đuổm được tổ chức nhằm mục đích gì

Lễ hội Đền Đuổm_Thái Nguyên ackc

Lễ hội Lồng Tồng (Hội xuống đồng) là lễ hội truyền thống mang đậm đà bản sắc dân tộc của người Tày ở huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên.

Lễ hội này thường diễn ra vào ngày mùng 9, mùng 10 tháng giêng âm lịch hàng năm ở những thửa ruộng to nhất, đẹp nhất do dân bản chọn nhằm cầu mong cho mưa thuận gió hoà, cây cối tốt tươi, mùa màng bội thu, đời sống ấm no.

Đến với lễ hội, du khách sẽ được tham gia rất nhiều các hoạt động thú vị như lễ cầu mùa của người Tày hay lễ hội cầu phúc của người Dao. Ngoài ra còn rất nhiều các hoạt động thú vị khác như kéo co, biểu diễn văn nghệ hay tung còn…

Lễ hội đền Đuổm được tổ chức nhằm mục đích gì

Lễ hội Lồng Tồng_Thái Nguyên ackc (2)
Lễ hội đền Đuổm được tổ chức nhằm mục đích gì

Lễ hội Lồng Tồng_Thái Nguyên ackc (2)

Lễ hội diễn ra vào ngày 14 tháng Giêng tại tại xóm Đồng Chùa, thị trấn Chợ Chu, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên. Lễ hội xuân Chùa Hang – Định Hoá được tổ chức với ý nghĩa tạ ơn trời đất, cầu cho mưa thuận gió hòa, bản làng ấm no, hạnh phúc, cây cối tốt tươi, đâm chồi nẩy lộc…

Đến với lễ hội, du khách sẽ được chứng kiến những tín ngưỡng văn hóa thờ, các trò chơi dân gian. Ngoài ra, du khách được tham gia leo núi, khám phá hang sâu và chiêm ngưỡng nhiều thắng cảnh đẹp trong quần thể di tích.

Lễ hội đền Đuổm được tổ chức nhằm mục đích gì

Lễ hội Chùa Hang_Thái Nguyên ackc (3)
Lễ hội đền Đuổm được tổ chức nhằm mục đích gì

Lễ hội Chùa Hang_Thái Nguyên ackc (3)

Vào dịp mùng một hoặc mùng hai Tết theo lịch âm ở trước bàn thờ nhà ông trưởng họ, người Dao ở Thái Nguyên từ xưa tổ chức Tết Nhảy.

Têt nhảy của người Dao (Thái Nguyên) cũng giống như nhiều dân tộc thiểu số khác, người Dao có những cái tết khá đặc biệt mang đậm nét văn hóa truyền thống. Một trong những cái tết độc đáo là Tết Nhảy. 

Mục đích chính của nghi lễ này là để cầu cúng tổ tiên, cầu khấn tổ tiên phù hộ sang năm mới mọi người trong gia tộc, dòng họ được mạnh khoẻ, mưa thuận gió hoà cho mùa màng bội thu, gia súc, gia cầm phát triển không bị dịch bệnh…

Lễ hội đền Đuổm được tổ chức nhằm mục đích gì

Tết nhảy người Dao_Thái Nguyên ackc
Lễ hội đền Đuổm được tổ chức nhằm mục đích gì

Tết nhảy người Dao_Thái Nguyên ackc

Lễ hội đền Giá được tổ chức mỗi năm hai lần. Lễ hội chính được tổ chức vào ngày mùng 5 và mùng 6 tháng Giêng Âm lịch còn lễ hội lần thứ hai được tổ chức vào ngày mùng 9 tháng 4 âm lịch.

Trong lễ chính, người dân địa phương có tục rước cành “dò” làm bằng tre tươi, bào mỏng thành tua, nhuộm màu đỏ, vàng tượng trưng cho “roi sắt” của Thánh Gióng, sau đó là rước các lễ vật từ các làng, xã đến làm lễ tại đền. Ngoài ra, còn tổ chức các trò chơi dân gian như: chọi gà, kéo co, đấu vật, hát trống quân, thi cờ tướng.

Đây là 5 lễ hội được coi là những lễ hội lớn của tỉnh Thái Nguyên, những lễ hội này không chỉ thu hút du khách bởi sự độc đáo trong cách tổ chức mà còn mang nhiều nét văn hóa tín ngưỡng tốt đẹp của dân tộc Việt Nam từ xưa tới nay.

Lễ hội đền Đuổm được tổ chức nhằm mục đích gì

Lễ hội Giá_Thái Nguyên ackc
Lễ hội đền Đuổm được tổ chức nhằm mục đích gì

Lễ hội Giá_Thái Nguyên ackc

Cùng tìm hiểu những danh lam thắng cảnh, địa điểm du lịch Thái Nguyên hấp dẫn đang chờ bạn khám phá tại đây nhé: Top 35 địa điểm du lịch Thái Nguyên đẹp mê mẩn không thể bỏ lỡ

Khám phá đặc sản Thái Nguyên tại đây nhé: Top 25 đặc sản Thái Nguyên nhất định phải thưởng thức

Còn đây là đặc sản Thái Nguyên thích hợp làm quà: Top 20 món ăn Thái Nguyên làm quà cực kỳ ngon

Cám ơn bạn đã theo dõi. Nếu có gì góp ý hay cần bổ sung thêm. hãy để lại comment và bình chọn cho bài viết này nhé!

Theo dõi chúng mình ở đây nhé :

Nguồn: Tổng hợp Internet

Lễ hội Đền Đuổm được tổ chức hằng năm vào đầu xuân năm mới để tưởng nhớ danh tướng Dương Tự Minh- người có công lớn trong việc đánh đuổi giặc phương Bắc và cầu cho một năm mới mùa màng tốt tươi, vạn vật sinh sôi nảy nở. Đây là lễ hội lớn nhất dịp đầu xuân được diễn ra trên địa bàn tỉnh, vì vậy hiện nay huyện Phú Lương đã chỉ đạo các ban, ngành của huyện đảm bảo mọi điều kiện về cơ sở vật chất, nguồn nhân lực để lễ hội diễn ra an toàn, chu đáo. Ông Bùi Quang Sơn, Trưởng Phòng Văn hóa, Thông tin huyện cho biết: Huyện đã thành lập xong Ban Chỉ đạo, Ban Tổ chức Lễ hội Đền Đuổm, đồng thời tiến hành họp, phân công nhiệm vụ cho các đơn vị, phòng, ban, ngành của huyện, các xã, thị trấn trong công tác chuẩn bị phần lễ và phần hội. Năm nay, phần lễ vẫn được thực hiện theo đúng nghi thức như mọi năm, còn phần hội có thêm nội dung thi đẩy gậy và thi cờ tướng. Thi đấu cờ tướng sẽ được tổ chức tại trụ sở của UBND Thị trấn Giang Tiên, cách khu vực diễn ra Lễ hội Đền Đuổm khoảng gần 6km với mục đích mở rộng không gian hội, đồng thời nhằm tạo chuỗi gắn kết du lịch tâm linh giữa di tích Đền Đuổm với đền Trình Giang Tiên (nằm trên địa bàn thị trấn Giang Tiên). Mặt khác, việc mở rộng không gian hội sẽ giảm được áp lực trong việc đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông trong quá trình diễn ra lễ hội.

Ông Nguyễn Quốc Hải, Phó Chủ tịch UBND xã Động Đạt cho biết: để lễ hội Đền Đuổm diễn ra an toàn, để lại nhiều ấn tượng tốt đẹp với du khách, năm nay, ngoài việc tham gia hết 11 nội dung thi trong phần hội (thi kéo co, giã bánh dầy, cờ tướng, sao chè…), xã Động Đạt còn tổ chức thêm nội dung thi chọi gà và nấu thắng cố. Hiện nay địa phương đã công bố nội dung này trên các phương tiện truyền thông của xã, huyện nhằm thu hút sự tham gia của các đơn vị, cá nhân trong và ngoài địa bàn huyện tham gia. Trong công tác đảm bảo an toàn giao thông, an ninh trật tự trong dịp lễ hội, xã đã có kế hoạch phối hợp với Công an huyện, Ban Chỉ huy Quân sự huyện, phân công 150 người thực hiện nhiệm vụ này trước, trong và sau khi lễ hội diễn ra.

Xác định lễ hội Đền Đuổm diễn ra cũng là cơ hội cho các địa phương quảng bá những sản phẩm đặc trưng của địa phương mình, vì vậy ngay từ đầu tháng 1 năm 2016 (tức đầu tháng 12 âm lịch) các xã, thị trấn trên địa bàn huyện đã lên kế hoạch, tiến hành luyện tập để tham gia lễ hội. Chị Tống Thị Xuyến, Trưởng Làng nghề chè xóm Trung Thành 2, xã Vô Tranh cho biết: Năm nay, xóm Trung Thành 2 là đơn vị duy nhất trên địa bàn xã vinh dự được chọn tham gia tại lễ hội Đền Đuổm với các nội dung như: Thi trưng bày sản phẩm chè của Làng nghề, trà nương, sao chè và đẩy gậy. Hiện nay chúng tôi đã thông báo tới bà con trong xóm và đang tiến hành lựa chọn các thành viên tham gia, dự kiến sẽ lấy 8 người để tham gia các nội dung này.

Tại Ban Quản lý Di tích lịch sử Đền Đuổm, chúng tôi thấy các thành viên trong Ban cũng đang tích cực chuẩn bị, từ việc vệ sinh môi trường, căng treo băng rôn, khẩu hiệu, chỉnh trang các hiện vật, các khu vực trong khu di tích đảm bảo sạch sẽ. Ông Nguyễn Thế Hiệp, Trưởng Ban Quản lý khu Di tích lịch sử Đền Đuổm cho biết: tu bổ, tôn tạo các hạng mục trong khu di tích là nội dung chúng tôi đặc biệt quan tâm nhằm đáp ứng nhu cầu tâm linh của người dân. Vì vậy, trong năm 2015, được sự đồng ý của UBND tỉnh, từ các nguồn xã hội hóa chúng tôi đã tu bổ, tôn tạo một số hạng mục trong đền như đình Niêng, giếng Dội, sân vườn khu di tích… Tổng kinh phí xây dựng trên 1,3 tỷ đồng. Mới đây, hạng mục đình Niêng đã hoàn thiện và đưa vào sử dụng.

Lễ hội Đền Đuổm xuân Bính Thân năm 2016 sẽ được tổ chức trong 2 ngày mùng 5 và 6 tháng Giêng âm lịch (tức ngày 12 và 13-2 dương lịch). Trong đó, ngày mùng 6 sẽ chính thức khai mạc lễ hội với các nghi thức rước lễ, tế lễ… Phần hội sẽ được tổ chức trong cả 2 ngày mùng 5 và 6. Các nội dung trong phần hội sẽ được huyện Phú Lương triển khai phù hợp với điều kiện, đặc điểm, thế mạnh của từng địa phương, cụ thể như: Thi gói bánh chưng sẽ có sự tham gia của các hộ dân làng nghề bánh chưng Bờ Đậu, xã Cổ Lũng; các xã Ôn Lương, Phủ Lý, Hợp Thành, Yên Trạch tham gia thi giã bánh dày; xã Vô Tranh, Tức Tranh, Phú Đô, Yên Lạc thi sao chè… Ông Bùi Quang Sơn, Trưởng Phòng Văn hóa, Thông tin huyện cho biết thêm: để lễ hội diễn ra lành mạnh, huyện Phú Lương đã chỉ đạo xã Động Đạt bố trí khu vui chơi giải trí, bán hàng tách riêng khu vực hội, đồng thời yêu cầu công khai, niêm yết giá vé tham gia các mặt hàng, trò chơi. Đặc biệt nghiêm cấm cài tiền, ngoại tệ vào các giải thưởng trò chơi gây phản cảm cho du khách; hướng dẫn du khách không cài tiền vào các khe đá, vị trí không phù hợp trong khu di tích…

Với sự chuẩn bị chu đáo về các nội dung cũng như công tác phục vụ, hi vọng Lễ hội Đền Đuổm xuân Bính Thân năm 2016 sẽ diễn ra sôi nổi, an toàn, để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng du khách thập phương.