Những khó khăn khi nói tiếng Anh

Trong xã hội phát triển và hội nhập như ngày nay, Tiếng Anh gần như là yêu cầu bắt buộc không chỉ đối với học sinh, sinh viên mà còn với thế hệ lao động muốn tìm cơ hội công việc tốt hơn. Tuy nhiên, học một ngoại ngữ khác tiếng mẹ đẻ thật sự là một thử thách đối với nhiều người. Vậy nên, nếu gặp phải khó khăn thì hãy yên tâm là bạn không hề cô đơn. Trong bài viết này, Patado hy vọng bạn sẽ tìm thấy cách khắc phục thật sự hữu ích cho những khó khăn tồn tại trong quá trình học Tiếng Anh.

Lộ trình học Tiếng Anh giao tiếp từ A đến Z

Cách luyện nghe Tiếng Anh cực hiệu quả

Phát âm sai hoặc không chính xác hoàn toàn

Đây là khó khăn chung mà rất nhiều người gặp phải. Bởi khác với Tiếng Việt, có những từ Tiếng Anh “trông vậy mà không phải vậy”. Lấy ví dụ như nhiều người sẽ không thể đoán được rằng từ “Chaos” trong Tiếng Anh được phát âm là /ˈkeɪɒs/

Không chỉ vậy, nhiều từ tuy giống nhau nhưng phát âm lại khác nhau hoàn toàn, như âm “ou” trong từ “South” (saʊθ) sẽ khác âm “ou” trong từ “Southern” (ˈsʌðən).

Những khó khăn khi nói tiếng Anh

Phát âm là một trong những khó khăn phổ biến đối với người học Tiếng Anh

Không thể nhớ được lâu

Tình trạng này xảy ra đối với cả từ vựng và ngữ pháp. Đặc biệt là khi số lượng từ vựng Tiếng Anh rất nhiều, rất khó cho người học có thể nhớ hết và vận dụng đúng cách.

Những vấn đề thường gặp phải có thể kể đến như là không nhớ được, mất nhiều thời gian để ghi nhớ hoặc nhớ được nhưng không biết cách vận dụng vào ngữ cảnh phù hợp, dẫn đến tình trạng ấp úng và thiếu tự tin trong sử dụng Tiếng Anh.

Khả năng nói không trôi chảy

Bạn hãy so sánh cách học tiếng mẹ đẻ và Tiếng Anh từ bé. Bạn học tiếng Việt theo quy trình nghe – nói – đọc – viết, cụ thể là nghe từ trong bụng mẹ, từ lúc lọt lòng rồi mới đến bập bẹ nói theo, đến đọc hiểu rồi cuối cùng mới là viết từ, viết câu hoàn chỉnh. 

Còn với Tiếng Anh thì sao? Chương trình giáo dục của Việt Nam cho phép học sinh tiếp xúc với Tiếng Anh từ rất sớm, hầu hết trẻ con đều được học Tiếng Anh từ cấp tiểu học. Tuy nhiên chương trình học tại Việt Nam theo mô hình viết – đọc hiểu – nghe – nói. Có thể thấy, vốn dĩ thứ tự nghe – nói phải được ưu tiên hàng đầu thì lại bị đẩy xuống cuối cùng.

Việc học với quy trình thiếu hợp lý đã dẫn đến hệ quả là nhiều người tuy đọc hiểu và viết rất tốt nhưng lại kém trong phần nghe và nói.

Thiếu vốn từ

Việc thiếu vốn từ sẽ dẫn đến những hậu quả rất nghiêm trọng và ảnh hưởng trực tiếp đến 4 kỹ năng chính là nghe – nói – đọc – viết.

Nghe không hiểu, thiếu ý; không biết sử dụng từ ngữ biểu đạt trong quá trình giao tiếp; đọc chậm, đọc sai và không biết cách viết là những vấn đề mà người học Tiếng Anh thường hay gặp phải.

Học từ mới song song với nắm chắc cách phát âm

Giống như ví dụ ở trên, nhiều từ tuy giống nhau nhưng phát âm hoàn toàn khác nhau. Do đó, việc học phát âm chuẩn là rất chính xác. Hiện nay, các trang từ điển online lớn như Oxford’s Learner Dictionaries đều có phát âm chuẩn đi kèm với từ vựng.

Những phát âm này đều được quy chuẩn bằng hệ thống The International Phonetic Alphabets (I.P.A). Muốn phát âm chuẩn và đúng hoàn toàn thì nắm chắc hệ thống này là yêu cầu không thể thiếu.

Bảng phiên âm I.P.A

Tự tạo môi trường học Tiếng Anh

Học mỗi từ vựng và ngữ pháp thôi không đủ, bạn cần có một môi trường Tiếng Anh – nơi mà bạn có thể vận dụng những gì đã học vào thực tế. 

Ngoài việc tiếp xúc, giao tiếp với những người khác bằng Tiếng Anh, bạn cũng có thể tự tạo cho mình một môi trường rèn luyện hoàn hảo bằng những việc đơn giản như học cách suy nghĩ, viết nhật ký hay rèn luyện mô tả sự vật, hiện tượng bằng Tiếng Anh.

Những khó khăn khi nói tiếng Anh

Tạo một môi trường Tiếng Anh là hết sức quan trọng

Nghe những người bản xứ và đọc theo

Chắc chắn trong quá trình học không thể thiếu những lúc căng thẳng, mệt mỏi và chán nản. Những lúc như thế, cơ thể cần nhất là sự nghỉ ngơi và thư giãn. Vậy tại sao không thử kết hợp thư giãn và học tập vào với nhau?

Học mà chơi đã không còn là khái niệm xa lạ, nhất là đối với những người học Tiếng Anh. Rất dễ để kết hợp sở thích và việc học lại với nhau. Chẳng hạn như bạn thích lắng nghe những câu chuyện, chia sẻ của người khác thì các chương trình talkshow hay podcast sẽ là sự lựa chọn phù hợp cho bạn.

Hay bạn là người thích xem phim, vậy lại càng không thiếu những bộ phim nhẹ nhàng phù hợp cho việc vừa xem vừa học. Việc lắng nghe người bản xứ nhiều sẽ kích hoạt bản năng của chúng ta, giống như trẻ con bập bẹ nói theo người khác vậy. 

Cải thiện kỹ năng viết bằng cách đọc sách Tiếng Anh

Đọc và tiếp nhận thông tin là những hoạt động không thể thiếu trong cuộc sống hằng ngày của bất kỳ ai. Để cải thiện khả năng đọc hiểu Tiếng Anh của mình, bạn có thể tìm đọc những đầu báo uy tín như BBC News hay CNN News.

Hay nếu những thông tin trên báo quá khô khan với bạn, thì những tác phẩm văn học với câu từ trau chuốt và nội dung cụ thể sẽ là sự lựa chọn cực kỳ thích hợp.

Những khó khăn khi nói tiếng Anh

Đọc sách Tiếng Anh là một phương pháp rèn luyện hiệu quả

Trên đây là những chia sẻ của Patado, mong rằng bài viết này có thể giúp bạn ngày càng cải thiện khả năng Tiếng Anh của mình và đạt được mục tiêu mong muốn.

Việt Nam xếp hạng 9 về chỉ số thông thạo Anh Ngữ trong số 14 quốc gia được nghiên cứu ở Châu Á. 

Nguyên nhân chính dẫn đến những khó khăn trong giao tiếp Tiếng Anh của người Việt Nam là phương pháp dạy và học truyền thống với cách tiếp cận sai so với quy luật tự nhiên. Tại trường lớp từ cấp hai lên đến bậc đại học, chúng ta thường chú trọng vào việc học từ vựng, cấu trúc và các nguyên tắc ngữ pháp nhưng không tập trung vào hai kỹ năng Nghe và Nói. Cách học này chỉ phù hợp với mục đích vượt qua những kỳ thi cuối kỳ, chuyển cấp hoặc bài thi tốt nghiệp trên trường lớp, nhưng sẽ không giúp bạn có thể giao tiếp Tiếng Anh trong những tình huống thực tế.

Những khó khăn khi nói tiếng Anh

QUY TRÌNH HỌC MỚI VÀ CŨ

Quy trình học bất kỳ một ngôn ngữ nào cũng cần tuân theo đúng quy luật tự nhiên Nghe – Nói – Đọc – Viết. Chúng ta có thể dễ dàng hình dung quy luật này khi nhìn vào cách một đứa trẻ học nói.

  • Nghe hoàn toàn, tiếp nhận những âm thanh mới từ người xung quanh
  • Tập bắt chước nói lại những từ mình hay được nghe một cách bập bẹ và theo đúng ngữ âm, ngữ điệu của từ đó. Điều này cũng diễn ra tương tự với kỹ năng Đọc và Viết.
  • Nhận biết tất cả các âm và từ quen thuộc và sau đó sẽ phát triển khả năng đọc hiểu văn bản
  • Tích luỹ được vốn từ vựng, cách dùng câu
  • Viết theo ý muốn

Tuy nhiên, thực tế quá trình dạy và học trong hệ thống giáo dục của Việt Nam trước đây đa phần chỉ tập trung vào rèn 2 kỹ năng Đọc – Viết, khiến người học gặp khó khăn khi phải đối mặt với hai kỹ năng Nghe và Nói.

Bên cạnh nguyên nhân khách quan nói trên, còn một số nguyên nhân chính dưới đây:

KHÔNG NHẬN RA ÂM TIẾNG ANH

Tiếng Anh và Tiếng Việt trên cả 4 phương diện:

  • Nguyên âm
  • Phụ âm
  • Trọng âm
  • Ngữ điệu

Người Việt học Tiếng Anh thường mắc phải những lỗi cơ bản như nuốt âm, không có trọng âm, nói không ngữ điệuDo đó, khi nghe người bản ngữ nói, chúng ta sẽ khó để nhận ra từ đó là gì. Họ cũng dễ rơi vào trạng thái bối rối khi không hiểu chúng ta đang nói điều gì. Thậm chí có một số trường hợp còn gây hiểu nhầm do cách phát âm “giống Tiếng Việt” của chúng ta.

KHÔNG PHẢN XẠ ĐƯỢC VỚI TIẾNG ANH

Nghe Tiếng Anh, dịch sang Tiếng Việt, tiếp tục chuyển ngược lại trước khi nói sẽ tốn quá nhiều thời gian. Đây là nguyên nhân chính khiến bạn đôi khi không thể bắt kịp tốc độ của người nói. Rất khó khăn để diễn đạt trôi chảy, lưu loát những ý nghĩ của mình bằng Tiếng Anh.

THIẾU TỰ TIN

Nguyên nhân quan trọng nhất cản trở khả năng giao tiếp Tiếng Anh chính là sự thiếu tự tin.

Dẫn đến rơi vào trạng thái thiếu tự tin và ngập ngừng khi phải nói Tiếng Anh. Theo thời gian, việc thiếu tự tin và tính thụ động trong giao tiếp sẽ trở thành thói quen xấu. Khiến bạn có một niềm tin tiêu cực rằng mình không thể nào giao tiếp Tiếng Anh tốt.