Quảng cáo hay còn gọi là gì năm 2024

Public Relationship hay thường được biết đến là PR (quan hệ công chúng), thuật ngữ này được hiểu đơn giản là các hoạt động quản lý nhằm hỗ trợ cho các tổ chức, doanh nghiệp xây dựng các chiến lược truyền thông với mục tiêu tiếp cận và tạo mối quan hệ tốt đẹp giữa các nhóm công chúng khác nhau và doanh nghiệp, nhằm xây dựng hình ảnh tích cực cho doanh nghiệp, xử lý và dẫn dắt các tin đồn, câu chuyện hay sự kiện bất lợi cho doanh nghiệp.

Qua đó khái niệm PR là gì, có thể hiểu vai trò của PR như:

  • Xây dựng, duy trì và nâng cao hình ảnh tích cực của thương hiệu trong mắt công chúng.
  • Thuyết phục công chúng và xây dựng những mối quan hệ tích cực, trao đổi với doanh nghiệp thông qua các hoạt động gián tiếp nhằm nâng cao hình ảnh doanh nghiệp.
  • Mục tiêu hướng đến không đơn thuần là khách hàng mục tiêu, đối tượng công chúng mà còn là những cơ quan báo chí,…
  • Là hoạt động quan trọng trong truyền thông marketing tích hợp cùng với các hoạt động khác nhằm thực hiện các mục tiêu truyền thông chung của doanh nghiệp.
    Quảng cáo hay còn gọi là gì năm 2024
    PR là gì?

Quảng cáo là gì?

Sau khi đã hiểu về khái niệm và vai trò của PR là gì. Tiếp đến chúng ta cùng tìm hiểu về khái niệm quảng cáo (Advertising), được hiểu đơn giản là những hoạt động cần có chi phí, với mục đích chính là lan tỏa hình ảnh thương hiệu, quảng bá sản phẩm/dịch vụ một cách rộng rãi trên các phương tiện truyền thông, nhằm thông báo và thuyết phục người dùng tiếp nhận những thông tin quảng cáo theo cách mà doanh nghiệp mong muốn.

Hiệp hội Marketing Mỹ định nghĩa quảng cáo như sau:

  • Quảng cáo là hoạt động truyền bá thông tin, trong đó truyền đạt rõ ý đồ của chủ thể quảng cáo, tuyên truyền hàng hóa/dịch vụ của chủ thể quảng cáo trên cơ sở thu phí.
  • Mục đích của quảng cáo là gia tăng sự chú ý của công chúng mục tiêu đến thương hiệu, sản phẩm/dịch vụ, qua đó thúc đẩy họ ra quyết định mua sắm.
    Xem thêm: Người Việt dành ra hàng nghìn tỷ đồng cho quảng cáo mạng xã hội

Những khác biệt cơ bản giữa quảng cáo và PR là gì?

Sau khi đã tìm hiểu về định nghĩa của Quảng cáo và PR là gì. Có thể thấy đây là 2 khái niệm hoàn toàn khác nhau. Và dưới đây là những yếu tố cơ bản để phân biệt 2 hình thức này.

Hoạt động chính

Yếu tố khiến PR và quảng cáo trở nên rạch ròi có lẽ là những hoạt động chính của chúng. PR bao gồm các hoạt động:

  • Thông cáo báo chí.
  • Sự kiện kinh doanh.
  • Tổ chức talkshow.
  • Quan hệ truyền thông.
  • Tài trợ và hợp tác trong các sự kiện, dự án.

Hoạt động quảng cáo bao gồm:

  • Quảng cáo trên truyền hình, radio.
  • Chiến dịch gửi Email.
  • Làm biển, bảng hiệu quảng cáo.
  • Quảng cáo trên Social Media.

Đối tượng tiếp cận

Đối với các hoạt động PR thì đối tượng tiếp cận mà phương thức này chú trọng đến chính là các cơ quan báo chí truyền thông, các nhà đầu tư, cổ đông, chính phủ và các bên có liên quan khác. Nói dễ hiểu thì những đối tượng mà chiến dịch PR tiếp cận ở đây không nhất thiết là đối tượng chịu chi để mua sản phẩm/dịch vụ.

Còn đối với hình thức quảng cáo, chủ yếu sẽ tập trung vào đối tượng là những khách hàng mục tiêu, khách hàng tiềm năng. Biến những đối tượng người tiêu dùng chưa có nhu cầu trở thành có, thúc đẩy những đối tượng có nhu cầu mua sản phẩm/dịch vụ.

Quảng cáo hay còn gọi là gì năm 2024
Những khác biệt cơ bản giữa quảng cáo và PR là gì?

Chi phí

Chi phí chính là yếu tố tiếp theo để phân biệt PR và quảng cáo. Đối với bài quảng cáo sẽ trả mức phí nhất định vào hình thức quảng cáo và bạn cần nắm bắt được chắc chắn thời gian để quảng bá.

Còn đối với PR, để có thể PR hiệu quả người làm trong ngành cần chủ động xuất hiện trên báo dưới dạng các bài viết, tin tức nói về sản phẩm/dịch vụ một cách khéo léo. Việc PR chính là kiếm phần đất miễn phí để thực hiện.

Sự sáng tạo

Với hình thức quảng cáo, vì phải trả nhiều chi phí cho quảng cáo nên người làm quảng cáo hoàn toàn có thể sáng tạo nội dung hay hình ảnh theo ý muốn. Những nội dung này được đăng tải nguyên bản lên các kênh truyền thông hoặc in ấn.

Ngược lại với quảng cáo, hình thức PR trên các trang báo có quyền không đưa những nội dung bạn đã gửi lên trang báo, có thể họ thấy những nội dung đó không phù hợp với phong cách hay lý do nào đó và họ có quyền chỉnh sửa bài PR.

Hình thức kết nối

Hình thức kết nối, cũng là cách để phân biệt PR và quảng cáo. Trong đó quảng cáo là hình thức độc thoại và một chiều. Người thực hiện quảng cáo hoàn toàn có thể kiểm soát về nội dung hiển thị.

Ngược lại thì PR là hình thức quảng cáo hai chiều, trong đó doanh nghiệp sẽ lắng nghe và giải đáp công chúng.

Phong cách viết

Mục đích chính của PR là để duy trì và xây dựng hình ảnh tích cực cho doanh nghiệp , thương hiệu nên văn phong thường sẽ mang tính chuyên nghiệp, sang trọng. Bài viết thường dài, logic để giới thiệu một cách tự nhiên về công ty cũng như các sản phẩm/dịch vụ và cần có tính chuẩn mực cao.

Ngược lại, khi nói về quảng cáo chúng ta sẽ nghĩ đến những lời kêu gọi hành động trực tiếp và ngay lập tức, nhiều khi có hơi lộ liễu. Vì vậy, thường văn phong cần phải linh hoạt và đa dạng. Tùy thuộc từng ngành hàng hay mục đích quảng cáo mà người viết cần điều chỉnh văn phong cho phù hợp. Nhưng cần giữ được sự rõ ràng và thẳng thắn.

Độ tin cậy

PR thường có độ tin cậy cao hơn vì trong trường hợp người tiêu dùng hiểu biết về quảng cáo. Vì PR là doanh nghiệp có thể đưa ra không chuyện nhưng không có quyền kiểm soát, thường PR sẽ được xác nhận bởi một bên thứ ba và dễ tạo độ tin cậy hơn.

Còn với quảng cáo, nó do chính doanh nghiệp phát hành. Vì vậy, khi xem quảng cáo họ có thể biết thêm về sản phẩm, nhưng họ biết đó chỉ là một quảng cáo nên không dễ tin và vẫn có khá nhiều hoài nghi.

Thời hạn

Đối với quảng cáo, doanh nghiệp có thể chủ động hoàn toàn về việc phát sóng, số lần xuất hiện. Doanh nghiệp chỉ cần trả chi phí sẽ có thể nắm chắc được thời gian và lịch phát sóng.

Trong khi đó, các bài PR thường chỉ xuất hiện một lần cho tới khi gửi thông cáo báo chí, giới thiệu sản phẩm. Nói cách khác, vòng đời của PR thường ngắn hơn quảng cáo rất nhiều.

Mức độ kiểm soát

Trong quảng cáo, khi thực hiện các doanh nghiệp hoàn toàn có quyền kiểm soát với quảng cáo của mình. Nghĩa là doanh nghiệp có quyền kiểm soát quảng cáo, nó được diễn ra khi nào, như thế nào và những gì sẽ hiển thị với người dùng.

Còn đối với PR, doanh nghiệp chỉ cần đưa ra câu chuyện của mình. Nhưng họ không có quyền kiểm soát, các đơn vị truyền thông và đơn vị thứ ba sử dụng câu chuyện đó mới có quyền kiểm soát.

Xem thêm: Tổng hợp 10 cách quảng cáo sản phẩm hiệu quả nhất hiện nay

Khi nào doanh nghiệp nên sử dụng PR hay quảng cáo?

Quảng cáo hay còn gọi là gì năm 2024
Khi nào doanh nghiệp nên sử dụng PR hay quảng cáo?

Bạn cần thực hiện PR khi:

  • Muốn tăng độ phủ về công ty, dự án, sản phẩm.
  • Nâng cao uy tín và độ nhận diện thương hiệu.
  • Thay đổi các bài quảng cáo một chiều, đơn điệu.

Bạn cần thực hiện quảng cáo khi:

  • Nhắc nhở khách hàng cũ nhớ đến sản phẩm
  • Tiếp cận thêm khách hàng mới.
  • Xây dựng thương hiệu.

Thực hiện các chiến dịch PR và quảng cáo hiệu quả hơn với công cụ hỗ trợ

GoSELL được biết đến là phần mềm quản lý bán hàng đa kênh. Bên cạnh đó, phần mềm cũng cung cấp đến nhà bán hàng đa kênh những sản phẩm để xây dựng website, app bán hàng,…và bộ công cụ hỗ trợ marketing nhằm giúp doanh nghiệp thực hiện các chiến dịch PR và quảng cáo hiệu quả hơn.

Quảng cáo hay còn gọi là gì năm 2024
Thực hiện các chiến dịch PR và quảng cáo hiệu quả hơn với công cụ hỗ trợ

Xây dựng website

GoWEB giúp doanh nghiệp sở hữu một website với giao diện phù hợp với từng ngành nghề, tăng uy tín của doanh nghiệp. Tại đây, doanh nghiệp có thể trưng bày các sản phẩm/dịch vụ lên chính website của mình để nâng cao khả năng hiển thị với khách hàng.

Với tích hợp tính năng SEO cũng giúp cho website, hay các sản phẩm/dịch vụ có thể tiếp cận được tới nhiều người tiêu dùng, khách hàng mới, nhằm tăng độ phủ sóng thương hiệu hơn thông qua các công cụ tìm kiếm.

Tại website, người dùng cũng có thể đặt ra những câu hỏi hay thắc mắc về doanh nghiệp hoặc sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp, đồng thời được phản hồi ngay tức thì khi tích hợp bong bóng chat.

Các công cụ hỗ trợ marketing

  • Tạo landing page: Giúp triển khai các chiến dịch quảng cáo sản phẩm/dịch vụ bằng Landing Page, nhằm tiếp cận khách hàng tiềm năng cùng lúc trên Google Ads, Facebook Ads.
  • Email Marketing: Cho phép bạn tạo các thông điệp gửi đến chính xác đối tượng mục tiêu muốn tiếp cận, nhắc nhở khách hàng cũ nhớ đến thương hiệu và sản phẩm/dịch vụ của bạn.
  • Tính năng Blogs: hỗ trợ viết bài quảng cáo / PR cho sản phẩm / dịch vụ hay thương hiệu ngay trên website.
  • Facebook Pixel: có nhiệm vụ theo dõi hành vi và thu thập dữ liệu người dùng, đồng thời đo lường hiệu suất trong quá trình chạy Facebook Ads.
  • Google Analytics: giúp hiểu rõ nhu cầu và mong muốn của người dùng, từ đó đưa ra các đề xuất để cải thiện trải nghiệm người dùng trên website.
  • Google Tag Manager: giúp doanh nghiệp đo lường và theo dõi hiệu suất hoạt động của cửa hàng online Website một cách dễ dàng.

Thêm vào đó, nếu doanh nghiệp đang có định hướng kinh doanh đa kênh, cũng như kết nối với các sản TMĐT (Shopee, Lazada, GoMUA…), kinh doanh trên mạng xã hội (Facebook, Zalo, TikTok,..), App bán hàng, thì GoSELL chính là giải pháp giúp quản lý bán hàng đa kênh tập trung trên một nền tảng quản trị duy nhất hiệu quả nhất hiện nay.

Kết luận

Trên đây là những chia sẻ của GoSELL xoay quanh chủ đề về quảng cáo và PR là gì. Có thể thấy cả 2 hình thức marketing này đều rất quan trọng với doanh nghiệp giúp doanh nghiệp cung cấp thông tin và tạo ảnh hưởng đến công chúng. Vì vậy, còn tùy thuộc vào chiến dịch marketing mà doanh nghiệp nên lựa chọn hình thức hoặc kết hợp để đạt hiệu quả cao nhất. 9

Quảng cáo và PR có gì khác nhau?

Quảng cáo bao gồm các hoạt động như: quảng cáo trên truyền hình, Email marketing, quảng cáo trên social media, tạo banner, biển quảng cáo. Trong khi PR bao gồm các hoạt động như: Thông cáo báo chí, tổ chức sự kiện, talkshow, quan hệ truyền thông, tài trợ và hợp tác trong các sự kiện.

Quảng cáo thường gọi là gì?

Advertising dịch sang nghĩa tiếng Việt là quảng cáo. Đây là các hoạt động truyền thông phải trả phí nhằm mục đích truyền tải tới khách hàng các thông điệp mà cá nhân, doanh nghiệp muốn gửi gắm. Thông điệp này đơn giản là những giá trị độc đáo, khác biệt của sản phẩm/dịch vụ.

Viết tắt của từ quảng cáo là gì?

Ads là viết tắt của từ “Advertising” trong tiếng Anh, có nghĩa là quảng cáo.

Pa là gì trọng quảng cáo?

Trong lĩnh vực marketing: PA có thể hiểu là Page Authority – tức là mang chỉ số dự đoán thứ hạng của trang trên thanh công cụ tìm kiếm. Đối với công nghệ SEO, đây là một chỉ số rất quan trọng. Trong lĩnh vực khoa học: Nó được hiểu là một đơn vị đo áp suất trong Hệ đo lường quốc tế (SI).