Sự khác nhau giữa luật và ngành luật

Thứ bảy, 09/01/2021 13:44

[có 1 đánh giá]

Chắc hẳn nhiều bạn sinh viên  Luật vẫn còn đang rất hoang mang về các khái niệm kiến thức pháp luật. Đã học Luật thì phải nằm lòng những khái niệm và sự khác nhau cơ bản của: Luật – Bộ Luật – Đạo luật. Bài viết dưới đây sẽ khai sáng bạn và giúp bạn tự tin hơn trên con đường học tập của mình. Thật ra không có văn bản hay sách nào quy định cụ thể về các khái niệm, thuật ngữ dùng trong khoa học pháp lý. Chúng ta phân biệt thế nào là Luật, Bộ luật, Đạo luật phần lớn dựa vào phạm vi và đối tượng điều chỉnh.

Luật là văn bản quy phạm pháp luật do Quốc hội ban hành để quy định các vấn đề cơ bản thuộc lĩnh vực kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh, tài chính, tiền tệ, ngân sách, thuế, dân tộc, tôn giáo, văn hóa, giáo dục, y tế, khoa học, công nghệ, môi trường, đối ngoại, tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước, chế độ công vụ, cán bộ, công chức, quyền và nghĩa vụ của công dân.

Luật cho phép hoặc cấm đoán những hành vi liên quan đến các mối quan hệ giữa các cá nhân với cá nhân, giữa cá nhân với tổ chức, giữa các tổ chức với nhau, cũng như việc trừng phạt những cá nhân, tổ chức vi phạm hoặc làm trái các quy định mà luật đặt ra [gọi là quyền và nghĩa vụ], chế tài kèm theo.

Ví dụ: Luật Hôn nhân gia đình, Luật đất đai, Luật môi trường,…

BỘ LUẬT

Bộ luật cũng là văn bản quy phạm pháp luật do Quốc hội thông qua có giá trị pháp lý cao, có mức độ hệ thống pháp lý cao nhất [chỉ sau Hiến pháp].

Bộ Luật có phạm vi điều chỉnh bao quát và rộng hơn so với 1 luật nào đó. Nội dung bao hàm và liên quan nhiều lĩnh vực trong xã hội. Được dẫn chiếu và điều chỉnh các vấn đề mà nội dung của nó không được quy định ở những luật [chuyên ngành] khác. Điều chỉnh các dẫn chiếu điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia kí kết

Ví dụ: Bộ luật dân sự, Bộ luật lao động, Bộ luật hình sự, Bộ luật tố tụng hình sự,…

ĐẠO LUẬT

Đạo luật là 1 văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh quan hệ trong một lĩnh vực nhất định mà người làm luật cho rằng nó chưa điều chỉnh được triệt để mọi vấn đề trong lĩnh vực đó, cần các văn bản hướng dẫn và/hoặc bổ sung khác linh hoạt theo thực tiễn pháp lý ở các nước theo thông luật [common law hay case law] thì sự định hướng, bổ sung trong tư pháp và hành pháp dựa trên các án lệ trước [precedent cases, gọi tắt là cases].

Theo nhiều ý kiến cho rằng: hệ thống pháp luật hiện nay của Việt Nam thì đạo luật và luật có ý nghĩa tương tự như nhau chẳng qua là do cách dùng từ.

Ngày đăng 07/09/2021 | Lượt xem: 635

Luật là một ngành có phạm vi khá rộng, gồm nhiều chuyên ngành nhỏ khác, trong đó có Luật kinh tế và Luật. Hiện nay có rất nhiều bạn trẻ có định hướng theo đuổi ngành Luật nhưng vẫn phân vân không biết nên học Luật kinh tế hay Luật. Trong bài viết dưới đây, sẽ làm rõ sự khác biệt giữa hai chuyên ngành này để các bạn có thể hiểu rõ và đưa ra lựa chọn phù hợp nhất cho bản thân.

1- Phân biệt ngành Luật và Luật kinh tế 

Sinh viên theo học ngành Luật tại các trường sẽ được trang bị các kiến thức chung để vận dụng và thực hành các quy định pháp luật vào lĩnh vực đời sống, kinh doanh, cũng như quản lý,... Cùng với các kiến thức tổng quát về tất cả các lĩnh vực luật cũng như những vấn đề liên quan đến những nội dung luật cụ thể từ bồi thường, tranh chấp, khiếu nại, tố cáo, hình sự, quyền công dân, quyền con người...

Ngành Luật và Luật kinh tế có những sự khác biệt nhất định

Còn đối với ngành Luật kinh tế là hệ thống các quy phạm pháp luật được ban hành nhằm điều chỉnh các quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình tổ chức và quản lý kinh tế của nhà nước cũng như trong quá trình sản xuất kinh doanh giữa các đơn vị với nhau. Sinh viên theo học Luật kinh tế sẽ được đào tạo những kiến thức và kỹ năng chuyên sâu về pháp luật đặc biệt là trong kinh doanh, khả năng nghiên cứu, xử lý các vấn đề thực tiễn trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cũng như quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp. 

Giữa hai ngành học sẽ có sự khác nhau, nhưng để đưa ra quyết định nên học Luật kinh tế hay Luật thì các bạn nên tìm hiểu thêm về vị trí công việc của hai ngành này sau khi ra trường. 

2- Sự khác nhau về vị trí công việc của ngành Luật và Luật kinh tế

Học ngành Luật sau khi ra trường làm gì?

Sinh viên ngành Luật sau khi tốt nghiệp có thể đảm nhiệm được nhiều vị trí công việc, tùy theo năng lực của từng người cũng như kinh nghiệm cá nhân để lựa chọn công việc, ngành nghề phù hợp. Một số công việc mà sinh viên ngành luật có thể đảm nhiệm sau khi tốt nghiệp như: 

- Chuyên viên tư vấn pháp luật làm việc tại các doanh nghiệp.

- Kiểm sát viên hoặc làm việc trong bộ phận pháp chế doanh nghiệp kiểm soát hoạt động kinh doanh trong khuôn khổ luật pháp. 

- Khi có kinh nghiệm dày dặn cũng như bổ túc thêm các kiến thức chuyên sâu của ngành thì có thể trở thành thẩm phán, luật sư. 

Sinh viên ngành luật sau khi ra trường có thể đảm nhiệm nhiều vị trí công việc

Học ngành Luật kinh tế sau khi ra trường làm gì?

Đối với sinh viên ngành Luật kinh tế sau khi ra trường sẽ không khó để lựa chọn những việc làm phù hợp với mức lương hấp dẫn cũng như có khả năng thăng tiến cao trong sự nghiệp. Có nhiều cơ hội làm việc cho các tổ chức cơ quan, tổ chức trong và ngoài nước, các bạn sinh viên sau khi ra trường có thể đảm nhiệm như: 

- Chuyên viên pháp lý, đảm nhiệm các công việc liên quan đến việc đàm phán, soạn thảo và ký kết hợp đồng,... với các doanh nghiệp.

- Làm việc trong các cơ quan nhà nước hay tòa án các cấp, viện kiểm sát, công an...

- Làm việc trong các tổ chức nghiên cứu và tư vấn pháp luật, văn phòng luật sư hay các công ty luật…

- Nghiên cứu, giảng dạy về pháp luật kinh tế tại các viện nghiên cứu, cơ sở giáo dục.

3- Nên học Luật kinh tế hay Luật trong thời buổi hiện nay

Rất nhiều bạn trẻ hiện nay đang phân vân không biết nên học luật kinh tế hay luật? Tuy nhiên, xu hướng kinh tế, xã hội hiện nay đang hội nhập quốc tế ngày càng mạnh mẽ, rất nhiều doanh nghiệp nước ngoài đã mở rộng kinh doanh tiến vào thị trường nước ta với nhiều hình thức hoạt động khác nhau. Để doanh nghiệp đi vào hoạt động kinh doanh hiệu quả và không vướng phải các vấn đề về pháp luật thì rất cần người luật sư về kinh tế. Và ngành luật kinh tế đương nhiên trở thành ngành không thể thiếu với mỗi doanh nghiệp. 

Ngành luật kinh tế đang có nhu cầu cao về nguồn nhân lực

Vậy nên, có thể thấy, ngành Luật kinh tế hiện nay đang có nhu cầu rất cao về nguồn nhân lực, rất nhiều vị trí công việc đa dạng được nhiều doanh nghiệp tuyển dụng. Nếu nắm bắt được cơ hội thì việc tìm kiếm việc làm phù hợp, có khả năng phát triển sẽ trở nên dễ dàng hơn, đặc biệt là sinh viên mới ra trường. 

Rất nhiều bạn trẻ hiện nay phân vân không biết nên học Luật kinh tế hay Luật, thì từ những thông tin trên đây chắc hẳn các bạn đã có thể trả lời cho câu hỏi này. Lựa chọn ngành học nào phù hợp nhất với sở thích và năng lực bản thân là tốt nhất. Bên cạnh đó cũng phải cân nhắc lựa chọn trường học tốt để theo học, đảm bảo được đào tạo những kiến thức chuyên ngành tốt nhất, phục vụ cho công việc sau khi ra trường. 

Tham khảo thêm những thông tin về ngành luật kinh tế học trường nào để có những quyết định phù hợp nhất, hoặc liên hệ Trường Đại học Yersin Đà Lạt để được tư vấn:

Video liên quan

Chủ Đề